Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu trong cuộc họp báo về việc cá chết hàng loạt ở bờ biển miền trung Việt Nam gần đây, tại Hà Nội, Việt Nam ngày 27 tháng 4 năm 2016. |
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối
giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang dậy sóng
những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới
đây.
Tại sao “trung ương” chỉ đạo xử lý quá nhanh và quá nghiêm vụ án khởi
tố oan chủ quán cà phê Xin Chào ở TP.HCM, trong khi một sự kiện nghiêm
trọng liên quan đến môi trường - xã hội gây hậu quả ghê gớm và bị dân
chúng phản kháng mạnh mẽ hơn nhiều là vụ “cá chết Formosa” ở Hà Tĩnh
vào cùng thời gian thì lại được xử lý quá chậm và còn cho thấy có những
dấu hiệu “bảo kê cao cấp”?
Tại sao liên quan đến vụ “cá chết Formosa”, Tổng Bí thư Trọng lại
thực hiện một chuyến “kiểm tra tiến độ dự án Formosa” đầy bất thường,
nếu không nói việc một tổng bí thư bận rộn trăm công nghìn việc lại đi
kiểm tra tiến độ của một công trình là… rất vớ vẩn?
Câu hỏi cuối cùng là: Formosa đang thuộc về quốc tịch nào? Liệu có
một lực lượng chính trị đủ mạnh và đủ hiểm ở Việt Nam “chống lưng” cho
Formosa, hoặc nói cách khác là làm “bức tường” cho doanh nghiệp quá tai
tiếng về ô nhiễm môi trường và còn có những dấu hiệu khuất tất về chính
trị này?
‘Xin Chào’: Lấy điểm với dân hay ‘làm nhân sự’?
Gần cuối tháng 4/2016, chỉ một tuần sau khi báo chí nhà nước, đặc
biệt các báo trung ương loan tải về vụ chủ quán cà phê Xin Chào bị Công
an Huyện Bình Chánh khởi tố cực kỳ vô lý, chính trưởng công an huyện lỵ
này là Đại tá Nguyễn Văn Quý đã bị tạm đình chỉ công tác. Quyết định này
được đưa ra từ cuộc họp ngày 25/4 của Ban thường vụ Đảng ủy Ban giám
đốc Công an TP.HCM.
Phó đội cảnh sát điều tra Kinh tế và Chức vụ thuộc Công an Bình Chánh
- Thiếu tá Nguyễn Hoàng Tuấn - cũng bị cho là có sai phạm nên cũng bị
tạm đình chỉ.
Sự kiện trên là hiếm có tiền lệ ở Sài Gòn - địa phương mà từ rất
nhiều năm qua bị dư luận xã hội xem là “đất” của Bí thư thành ủy Lê
Thanh Hải và đã xảy ra quá nhiều bất công công quyền cùng nạn công an
trị.
Cũng trong nhiều năm qua, báo chí đã nhiều lần đăng tải về những
trường hợp doanh nhân, doanh nghiệp và người làm ăn cá thể phải chịu oan
ức từ bộ máy hành chính và ngành công an, nhưng hệ thống công quyền vẫn
hầu như chìm vào bóng đêm trù mưu tính kế. Cũng không ít trường hợp
doanh nhân công khai hoặc âm thầm phản ánh về việc bị công an khởi tố và
bắt tạm giữ để điều tra, nhưng thực ra đó lại là cách để một số công an
viên tìm cách tống tiền doanh nghiệp. Sau khi “chung chi” đủ, doanh
nhân được thả ra với cam kết không khiếu nại hay tố cáo cơ quan hoặc cán
bộ công an.
Nhìn lại “hoàn cảnh lịch sử” như thế mới thấy, việc Trung tướng giám
đốc công an TP.HCM Lê Đông Phong buộc phải ra lệnh tạm đình chỉ công tác
cấp dưới trực tiếp của mình là Trưởng công an huyện Bình Chánh có thể
cho thấy có một sức ép đủ lớn từ “trung ương” đối với công an thành phố
này.
Một động thái cần chú ý từ cấp “trung ương” là ngay sau khi được điều
động từ Ban Nội chính trung ương sang nhậm chức Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, ông Lê Minh Trí đã rất mạnh tay yêu cầu Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tạm đình chỉ một phó viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh.
Trước khi ra Hà Nội đảm nhiệm chức Phó ban Nội chính trung ương, ông
Lê Minh Trí là “người miền Nam”. Quá trình của ông xuất thân từ ngành
công an, là thư ký cho ông Võ Viết Thanh vào thời ông Bảy Thanh là chủ
tịch TP.HCM. Sau khi ông Bảy Thanh nghỉ, ông Trí “lên” dần đến chức phó
chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM. Nhưng tương tự trường hợp ông Lê Mạnh
Hà (con trai cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh), ông Trí đã không thể “trụ”
được ở TP.HCM mà nghe nói do không được lòng “Anh Hai” (Bí thư Lê Thanh
Hải), bởi thế đã “bắn” ra trung ương. Với quá trình này, hẳn ông Lê Minh
Trí là người rất am tường về các ngóc ngách chính trường và tình hình
“vây cánh” tại thành phố này.
Một chi tiết đáng chú ý khác là trong vụ Xin Chào, vai trò của tân bí
thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khá mờ nhạt. Tựu trung, ông Thăng chỉ
có một bút phê có vẻ nước đôi yêu cầu đối với Công an thành phố giải
quyết vụ Xin Chào - khác hẳn lối chỉ đạo miệng quá sức ồn ào của chính
ông trong khoảng thời gian hơn một tháng tính từ ngày nhậm chức bí thư
thành ủy TP.HCM từ trước Tết nguyên đán 2016.
Nhưng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại thình lình qua mặt ông
Thăng. Thủ tướng Phúc đã khiến dư luận ngạc nhiên bằng một văn bản của
Văn phòng chính phủ truyền đạt ý kiến ông, yêu cầu dừng ngay vụ khởi tố
chủ nhân quán Xin Chào.
Hiển nhiên, “trung ương” đã bỏ qua vai trò “đầu tàu” của TP.HCM để ra
lệnh thị uy. Toàn bộ giới lãnh đạo của TP.HCM, đặc biệt là Công an
TP.HCM và kể cả Bí thư Thăng, đã bị “mất mặt”.
Có dư luận đoan chắc rằng vào thời “hậu Lê Thanh Hải” tất phải diễn
ra những cái hậu dành cho lớp đàn em của ông Hải - được cho là phủ rộng
khắp các sở ngành và quân huyện TP.HCM. Vụ Xin Chào chỉ là một cái cớ để
nhẹ nhất là “luân chuyển cán bộ”.
Cũng có dư luận cho rằng tân thủ tướng và có thể cả tổng bí thư muốn lấy điểm với dân.
Chỉ có điều, sự tréo ngoe là trong lúc “làm” quá mạnh trong vụ Xin
Chào, “trung ương” lại để vụ “cá chết Formosa” kéo dài đến gần cả tháng
trời mà vẫn không có động thái xử lý dứt khoát nào.
Đụng “tường” chăng?
‘Bức tường’ nào?
Còn lâu mới chấm hết, dư luận xã hội đang ồn ào và bức bối về việc
Tổng Bí thư Trọng "bỗng dưng kiểm tra tiến độ Formosa", mà về thực chất
là một cách khiến các bộ ngành phải "vuốt mặt nể mũi" để không dám thẳng
tay điều tra và xử lý doanh nghiệp Formosa xả nước thải kịch độc gây
chết cá hàng loạt khiến điêu đứng dân sinh.
Không những không thăm hỏi ngư dân miền Trung như đã từng vào Nam vấn
an nông dân ở miền Tây trong đợt hạn hán và nhiễm mặn vào tháng 3/2016,
ông Nguyễn Phú Trọng còn không một lời hỏi thăm tình cảnh ngư dân Hà
Tĩnh sống chết ra sao.
Cũng có dư luận cho rằng “trung ương” quyết định làm mạnh vụ Xin Chào
là nhằm hướng công luận vào vụ việc này để cho thấy đảng cùng chính phủ
luôn quan tâm và bảo vệ quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, thay vì
để công luận rúng động phẫn nộ bởi vụ “cá chết Formosa”.
Hồi năm 2011, Formosa đã là cái tên khiến nhiều giáo dân Hà Tĩnh phải
nổi giận. Không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân,
Formosa còn “thuê” công an địa phương tìm cách trấn áp sự phản kháng của
dân chúng. Kết quả sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt 5 công an,
nhốt lại cả ngày mà chính quyền không dám phản ứng mạnh. Chỉ nhờ có sự
can thiệp của linh mục giáo xứ, 5 công an mới được các giáo dân thả ra.
Formosa cũng là một trong những cái tên chịu nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Năm 2014, Formosa Hà Tĩnh, dù chỉ là một doanh nghiệp, còn gửi một
công văn cho Chính phủ Việt Nam đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang
thép Vũng Áng.
Tại sao quá nhiều ưu đãi được dành cho Formosa Hà Tĩnh?
Người ta đang tự hỏi Formosa Hà Tĩnh là của ai?
Theo một số tin tức không chính thức, với khởi đầu đăng ký là doanh
nghiệp 100% vốn Đài Loan, nhưng điều có vẻ quái lạ là cho đến nay
Formosa Hà Tĩnh không còn như ban đầu. Trong quá trình hoạt động,
Formosa Hà Tĩnh đã chuyển nhượng vốn, nhưng thông tin về đối tác được
chuyển nhượng đã không hề được công bố trên trang web của doanh nghiệp
này.
Cũng đã xuất hiện một lời đồn đoán khác: đối tác chuyển nhượng của Formosa Hà Tĩnh chính là một doanh nghiệp Trung Quốc.
Nếu thông tin trên là đúng, bản chất vấn đề sẽ hoàn toàn khác:
Formosa Hà Tĩnh trở thành cái tên đặc biệt “nhạy cảm” không chỉ về vấn
đề môi trường và xã hội, mà còn có thể liên quan đến cả những mầm mống
đang gây ra xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong vùng lãnh hải Việt
Nam ở Biển Đông
Ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là một tổng bí thư làm thay hành
pháp bằng việc “kiểm tra tiến độ Formosa”, sẽ giải thích ra sao trước
công luận trong nước và quốc tế về mối liên hệ hết sức nhạy cảm trên, và
cả về chuyến thị sát “không biết để làm gì” của bản thân ông tại
Formosa ngay trong thời gian cá chết trắng biển?
Biểu hiện mới nhất là bất chấp chuyến thị sát Formosa của Tổng Bí thư
Trọng nhằm mục đích hoặc mang ẩn ý gì, doanh nghiệp bị xem “có yếu tố
Trung Quốc” này vẫn trắng trợn tuyên bố “không liên can” đến vụ cá chết
hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, khiến rất nhiều người dân và trí thức
Việt đang hết sức phẫn nộ và phản ứng.
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối
giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang vang lên
những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới
đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét