Ngô Nhật Đăng
“ Chúng ta có cả một rừng luật, nhưng toàn xài luật rừng”- Bà Ngô Bá Thành, một luật sư từng là đại biểu Quốc hội cũng phải nói như vậy.
Một số bạn bè nước ngoài cũng hỏi tôi về hệ thống luật pháp của Việt Nam, tất nhiên tôi không thể giải đáp một cách thấu đáo cho họ. Cảm tưởng chung của họ là ngoài một số điều “ kỳ quặc và mập mờ” như : Sự lãnh đạo tuyệt đối và mãi mãi của một đảng, kẻ thù lâu dài của đất nước ghi trong Hiến pháp hoặc các điều luật trong bộ luật hình sự như : điều 79, điều 88,điều 258,…hay nghị định 72 (về việc sử dụng internet) còn lại họ cho rằng bộ luật của nước ta cũng không tệ, thậm chí cũng không khác lắm so với các bộ luật ở các nước văn minh.
Một số bạn bè nước ngoài cũng hỏi tôi về hệ thống luật pháp của Việt Nam, tất nhiên tôi không thể giải đáp một cách thấu đáo cho họ. Cảm tưởng chung của họ là ngoài một số điều “ kỳ quặc và mập mờ” như : Sự lãnh đạo tuyệt đối và mãi mãi của một đảng, kẻ thù lâu dài của đất nước ghi trong Hiến pháp hoặc các điều luật trong bộ luật hình sự như : điều 79, điều 88,điều 258,…hay nghị định 72 (về việc sử dụng internet) còn lại họ cho rằng bộ luật của nước ta cũng không tệ, thậm chí cũng không khác lắm so với các bộ luật ở các nước văn minh.
Muốn hiểu được điều này cần phải có những trải nghiệm.
Nếu không sống trong xã hội Việt Nam, va chạm với “luật pháp” ở Việt Nam thì sẽ chẳng thể nào hiểu được. Ngoài những bộ luật, Việt Nam còn có vô số những nghị định, thông tư, nghị quyết, chỉ thị… thậm chí những nội quy (quy tắc nội bộ) bao trùm lên toàn bộ những hoạt động của đời sống. Phần lớn các quy tắc này dùng để kiểm soát các hành động của công dân hay nói theo cách khác nó là các công cụ để thao túng toàn thể xã hội. Bất cứ sự “lệch lạc” nào so với các quy định đều bị coi là là “vi phạm luật pháp”. Từ công ăn việc làm, nhà ở, hôn nhân, đi lại, cư trú… đến các hoạt động văn hóa thậm chí in một cuốn sách, mở một cuộc triển lãm tranh, công chiếu một bộ phim hay hát một bài hát mới đều phải được cho phép (mà việc xin cấp các giấy phép này cũng vô cùng khó khăn). Những người nước ngoài không thể tin rằng, một số người khi lấy vợ, lấy chồng cũng phải được “tổ chức” cho phép, qua việc xét lý lịch.
Nếu nghiên cứu về mặt thủ tục chúng ta cũng thấy các cơ quan hành pháp như an ninh, viện kiểm soát, tòa án đều tuân thủ (trên mặt giấy tờ) các nguyên tắc chung của thủ tục tố tụng hình sự như : Lệnh tạm giữ, lệnh bắt giam, bản luận tội…được tống đạt đúng thời hạn quy định. Cáo trạng hợp lệ, phiên tòa xử công khai, bị cáo được có luật sư bào chữa vv….
Nhưng thực tế không như vậy, hệ thống tư pháp, hành pháp bị thao túng qua con đường chính trị, luật sư bào chữa cho thân chủ bị kiểm soát, thậm chí bị đe dọa, phiên tòa thực tế là xử kín…và nhất là quyền lực độc đoán của hệ thống an ninh còn cao hơn cả pháp luật, họ sẵn sàng áp dụng đến mức vô lý những điều luật được cố tình soạn thảo một cách mập mờ như : “tội tuyên truyền lật đổ nhà nước…”, cảnh sát ép cung, tạo lời khai giả… Nhà nước thì lờ đi những phần tích cực trong các bộ luật, ví dụ như các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, biểu tình….tóm lại là các “Quyền công dân” đã được quy định trong bộ luật cao nhất : Hiến pháp. Và chính vì vậy mà hệ thống quyền lực này được đặt một cái tên chính xác là : Nhà nước toàn trị.
Vậy, tại sao nhà nước toàn trị vẫn cần đến các bộ luật ? Ta thấy có hai lý do nổi bật nhất :
1- Hệ thống toàn trị được xây dựng trên một Ý thức hệ ( cộng sản), nhờ ý thức hệ mà bộ máy quyền lực được khoác bộ mặt chính danh, biện minh cho sự hợp lý về mặt lịch sử việc giữ chặt quyền lực của mình, ví dụ : công lao “giải phóng”, giành độc lập cho đất nước (trong khi nó là tội ác vì dùng xương máu của nhân dân để giành quyền lợi cho một nhóm thiểu số). Luật pháp được tạo ra nhằm gây ảo tưởng rằng công lý được thực thi, xã hội được bảo vệ, quyền lực được kiểm soát khách quan. Thử tưởng tượng nếu không có tòa án, quan tòa, điều tra viên, luật sư biện hộ, các bộ luật dày cộp… thì làm sao có thể hoặc tỏ vẻ khách quan, hay trốn tránh trách nhiệm khi muốn ngăn cấm dễ dàng và kín đáo chỉ một cuốn sách hay một bài hát ? Bộ mặt của nhà nước sẽ như thế nào trước thế giới hay đơn giản hơn chỉ là trước con mắt những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường ? Toàn trị không thể coi thường điều này vì nó sẽ gây ra những nghi ngờ cho những tiên đề của ý thức hệ : “Xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ và văn minh”. Thực chất luật pháp đã bị biến thành một thành tố của ý thức hệ.Do đó cần phải có những bộ luật. Bất chấp tất cả tức là tự chặt chân mình, tự bóc trần cái ý thức hệ được xây dựng bằng dối trá. Tóm lại, luật pháp trong nhà nước toàn trị dùng để đánh lừa công dân của mình, đánh lừa quốc tế và thậm chí đánh lừa lịch sử.
2- Những bộ luật này cung cấp sự biện hộ cho các cá nhân, giúp họ tham gia vào cơ cấu quyền lực dễ dàng hơn và qua đó cho họ một công cụ để vận hành bộ máy giữ gìn quyền lực. Giúp họ tự an ủi (hay tự lừa dối mình) rằng họ đang giữ gìn luật pháp và bảo vệ xã hội khỏi các kẻ tội phạm. Bộ luật cung cấp cho họ những “bằng chứng ngoại phạm” khi thực thi luật pháp, họ có thể dễ dàng từ chối trách nhiệm cá nhân khi nói : “ Tôi thực hiện những việc này đều theo đúng những quy định của pháp luật”. Nếu không có sự biện hộ này thì rất khó để tuyển lựa một thế hệ quan tòa, công tố viên, cảnh sát có học, có trách nhiệm, có lý tưởng. Những người có lương tâm hoặc sẽ rời bỏ hệ thống hoặc bị hệ thống loại bỏ khi nhận ra họ chính là những “kẻ thù nguy hiểm nhất” điều này giải thích tại sao những người nhận ra sư thật lại bị nhà nước căm thù đến thế, họ thường bị kết án nặng nề mặc dù trước đó đã có những “cống hiến”. Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một ví dụ. Nếu hệ thống thực thi luật pháp chỉ còn lại những kẻ mù quáng ít học hoặc những kẻ cơ hội vô liêm sỉ, gắn chặt quyền lợi của mình với nhà nước, hay nói một cách khác là nhà nước chỉ mua được lòng trung thành với mình bằng tiền, với những kẻ bảo vệ như vậy, sự sụp đổ là không tránh khỏi, chắc chắn thế. Do đó, bộ máy đàn áp cần phải có một bộ quần áo sang trọng được làm bằng ngôn ngữ bóng bẩy của luật pháp, là các bộ luật để che đậy hình hài xấu xa của nó.
Tôi từng chứng kiến nhiều lần sự lúng túng, hoặc “cẩn thận” khi phát ngôn của các quan tòa hay nhân viên an ninh ( cố gắng hết sức không để lại dấu vết, bằng chứng) khi phải đối mặt với hoặc chỉ là một luật sư dũng cảm hoặc một người đấu tranh độc lập hay trong các nhóm hoạt động XHDS có kinh nghiệm. Nhất là khi họ (những người thừa hành luật pháp) bị đưa ra “ánh sáng công luận” đôi khi chỉ là tên tuổi cá nhân, số điện thoại hay nơi làm việc hoặc một phát ngôn không được kiểm duyệt trước. Dù “đối thủ” chỉ đưa ra những yêu cầu đơn giản là phải thực hiện đúng những điều luật đã ghi trong bộ luật (liên quan đến quyền công dân) mà họ là người đại diện . Chỉ thế thôi cũng gây ra những lúng túng, lo ngại. Sự lúng túng thể hiện rằng họ cũng hiểu các bộ luật chỉ là giả dối và việc “bị” công khai danh tính, công khai những phát ngôn của mình gây cho họ cảm giác bất an “lạnh lưng” khi không còn là vô danh, nhạt nhòa trong một hệ thống vô nhân xưng và cái quyền lực vô nhân xưng (có sức mạnh nhờ sự che dấu, ẩn danh ấy) không còn bảo vệ được họ.
Điều đó tất nhiên chưa phải là đủ, nhưng chắc chắn sự lúng túng, bất an của các công chức, viên chức ấy cũng làm chậm lại sự vận hành của bộ máy toàn trị. Họ lúng túng vì không thể lựa chọn, không thể vứt bỏ luật chơi của trò chơi do chính họ tạo ra, viện dẫn những điều luật (bộ mặt của ý thức hệ) để biện minh cho mình, oái ăm thay chính sự viện dẫn ấy lại càng làm lộ rõ bản chất dối trá của ý thức hệ, cái xương sống của toàn bộ hệ thống. Hệ quả : Họ phải rất cẩn thận khi chơi với con dao hai lưỡi.
Tôi từng bị một anh an ninh bộ công an đập bàn quát :
- Anh có thích nói chuyện về luật không ? Tôi cho anh mượn luật. Chỗ của anh là trại tạm giam của bộ công an, làm việc với anh là các cán bộ điều tra. Ngay cả ở Mỹ, phạm tội “vi phạm an ninh quốc gia” là tống ngay vào Guantanamo, không có nhân quyền, dân chủ gì hết.
Khi tôi hỏi lại :
- Anh phát biểu quan điểm như vậy là đại diện cho nhà nước hay chỉ đại diện cho cá nhân anh ? Và tôi muốn điều này được ghi rõ vào biên bản. Rồi chúng ta sẽ tranh luận tiếp trên bình diện là nhà nước hay cá nhân về việc phạm tội của tôi.
Thì anh ta lúng túng và thay đổi thái độ.
Tôi cũng thấy lạc quan khi thế giới ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của luật pháp và sự vận hành của luật pháp Việt Nam qua những công dân gốc Việt trở về quê hương, với những trải nghiệm cá nhân khi bị áp dụng luật rừng của cả một rừng luật. Thay vì im lặng, họ đã chia sẻ những trải nghiệm đó và nó lan tỏa với tốc độ ánh sáng nhờ Internet. Toàn trị không thể một mình múa gậy vườn hoang như một băng đảng Mafia sống trong rừng rậm nhiệt đới được nữa, điều đó là bất khả thi (ngay cả về mặt kỹ thuật) trong một thế giới văn minh đang ngày càng bao trùm rộng lớn trên hành tinh.
Ngô Nhật Đăng
Nếu không sống trong xã hội Việt Nam, va chạm với “luật pháp” ở Việt Nam thì sẽ chẳng thể nào hiểu được. Ngoài những bộ luật, Việt Nam còn có vô số những nghị định, thông tư, nghị quyết, chỉ thị… thậm chí những nội quy (quy tắc nội bộ) bao trùm lên toàn bộ những hoạt động của đời sống. Phần lớn các quy tắc này dùng để kiểm soát các hành động của công dân hay nói theo cách khác nó là các công cụ để thao túng toàn thể xã hội. Bất cứ sự “lệch lạc” nào so với các quy định đều bị coi là là “vi phạm luật pháp”. Từ công ăn việc làm, nhà ở, hôn nhân, đi lại, cư trú… đến các hoạt động văn hóa thậm chí in một cuốn sách, mở một cuộc triển lãm tranh, công chiếu một bộ phim hay hát một bài hát mới đều phải được cho phép (mà việc xin cấp các giấy phép này cũng vô cùng khó khăn). Những người nước ngoài không thể tin rằng, một số người khi lấy vợ, lấy chồng cũng phải được “tổ chức” cho phép, qua việc xét lý lịch.
Nếu nghiên cứu về mặt thủ tục chúng ta cũng thấy các cơ quan hành pháp như an ninh, viện kiểm soát, tòa án đều tuân thủ (trên mặt giấy tờ) các nguyên tắc chung của thủ tục tố tụng hình sự như : Lệnh tạm giữ, lệnh bắt giam, bản luận tội…được tống đạt đúng thời hạn quy định. Cáo trạng hợp lệ, phiên tòa xử công khai, bị cáo được có luật sư bào chữa vv….
Nhưng thực tế không như vậy, hệ thống tư pháp, hành pháp bị thao túng qua con đường chính trị, luật sư bào chữa cho thân chủ bị kiểm soát, thậm chí bị đe dọa, phiên tòa thực tế là xử kín…và nhất là quyền lực độc đoán của hệ thống an ninh còn cao hơn cả pháp luật, họ sẵn sàng áp dụng đến mức vô lý những điều luật được cố tình soạn thảo một cách mập mờ như : “tội tuyên truyền lật đổ nhà nước…”, cảnh sát ép cung, tạo lời khai giả… Nhà nước thì lờ đi những phần tích cực trong các bộ luật, ví dụ như các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, biểu tình….tóm lại là các “Quyền công dân” đã được quy định trong bộ luật cao nhất : Hiến pháp. Và chính vì vậy mà hệ thống quyền lực này được đặt một cái tên chính xác là : Nhà nước toàn trị.
Vậy, tại sao nhà nước toàn trị vẫn cần đến các bộ luật ? Ta thấy có hai lý do nổi bật nhất :
1- Hệ thống toàn trị được xây dựng trên một Ý thức hệ ( cộng sản), nhờ ý thức hệ mà bộ máy quyền lực được khoác bộ mặt chính danh, biện minh cho sự hợp lý về mặt lịch sử việc giữ chặt quyền lực của mình, ví dụ : công lao “giải phóng”, giành độc lập cho đất nước (trong khi nó là tội ác vì dùng xương máu của nhân dân để giành quyền lợi cho một nhóm thiểu số). Luật pháp được tạo ra nhằm gây ảo tưởng rằng công lý được thực thi, xã hội được bảo vệ, quyền lực được kiểm soát khách quan. Thử tưởng tượng nếu không có tòa án, quan tòa, điều tra viên, luật sư biện hộ, các bộ luật dày cộp… thì làm sao có thể hoặc tỏ vẻ khách quan, hay trốn tránh trách nhiệm khi muốn ngăn cấm dễ dàng và kín đáo chỉ một cuốn sách hay một bài hát ? Bộ mặt của nhà nước sẽ như thế nào trước thế giới hay đơn giản hơn chỉ là trước con mắt những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường ? Toàn trị không thể coi thường điều này vì nó sẽ gây ra những nghi ngờ cho những tiên đề của ý thức hệ : “Xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ và văn minh”. Thực chất luật pháp đã bị biến thành một thành tố của ý thức hệ.Do đó cần phải có những bộ luật. Bất chấp tất cả tức là tự chặt chân mình, tự bóc trần cái ý thức hệ được xây dựng bằng dối trá. Tóm lại, luật pháp trong nhà nước toàn trị dùng để đánh lừa công dân của mình, đánh lừa quốc tế và thậm chí đánh lừa lịch sử.
2- Những bộ luật này cung cấp sự biện hộ cho các cá nhân, giúp họ tham gia vào cơ cấu quyền lực dễ dàng hơn và qua đó cho họ một công cụ để vận hành bộ máy giữ gìn quyền lực. Giúp họ tự an ủi (hay tự lừa dối mình) rằng họ đang giữ gìn luật pháp và bảo vệ xã hội khỏi các kẻ tội phạm. Bộ luật cung cấp cho họ những “bằng chứng ngoại phạm” khi thực thi luật pháp, họ có thể dễ dàng từ chối trách nhiệm cá nhân khi nói : “ Tôi thực hiện những việc này đều theo đúng những quy định của pháp luật”. Nếu không có sự biện hộ này thì rất khó để tuyển lựa một thế hệ quan tòa, công tố viên, cảnh sát có học, có trách nhiệm, có lý tưởng. Những người có lương tâm hoặc sẽ rời bỏ hệ thống hoặc bị hệ thống loại bỏ khi nhận ra họ chính là những “kẻ thù nguy hiểm nhất” điều này giải thích tại sao những người nhận ra sư thật lại bị nhà nước căm thù đến thế, họ thường bị kết án nặng nề mặc dù trước đó đã có những “cống hiến”. Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là một ví dụ. Nếu hệ thống thực thi luật pháp chỉ còn lại những kẻ mù quáng ít học hoặc những kẻ cơ hội vô liêm sỉ, gắn chặt quyền lợi của mình với nhà nước, hay nói một cách khác là nhà nước chỉ mua được lòng trung thành với mình bằng tiền, với những kẻ bảo vệ như vậy, sự sụp đổ là không tránh khỏi, chắc chắn thế. Do đó, bộ máy đàn áp cần phải có một bộ quần áo sang trọng được làm bằng ngôn ngữ bóng bẩy của luật pháp, là các bộ luật để che đậy hình hài xấu xa của nó.
Tôi từng chứng kiến nhiều lần sự lúng túng, hoặc “cẩn thận” khi phát ngôn của các quan tòa hay nhân viên an ninh ( cố gắng hết sức không để lại dấu vết, bằng chứng) khi phải đối mặt với hoặc chỉ là một luật sư dũng cảm hoặc một người đấu tranh độc lập hay trong các nhóm hoạt động XHDS có kinh nghiệm. Nhất là khi họ (những người thừa hành luật pháp) bị đưa ra “ánh sáng công luận” đôi khi chỉ là tên tuổi cá nhân, số điện thoại hay nơi làm việc hoặc một phát ngôn không được kiểm duyệt trước. Dù “đối thủ” chỉ đưa ra những yêu cầu đơn giản là phải thực hiện đúng những điều luật đã ghi trong bộ luật (liên quan đến quyền công dân) mà họ là người đại diện . Chỉ thế thôi cũng gây ra những lúng túng, lo ngại. Sự lúng túng thể hiện rằng họ cũng hiểu các bộ luật chỉ là giả dối và việc “bị” công khai danh tính, công khai những phát ngôn của mình gây cho họ cảm giác bất an “lạnh lưng” khi không còn là vô danh, nhạt nhòa trong một hệ thống vô nhân xưng và cái quyền lực vô nhân xưng (có sức mạnh nhờ sự che dấu, ẩn danh ấy) không còn bảo vệ được họ.
Điều đó tất nhiên chưa phải là đủ, nhưng chắc chắn sự lúng túng, bất an của các công chức, viên chức ấy cũng làm chậm lại sự vận hành của bộ máy toàn trị. Họ lúng túng vì không thể lựa chọn, không thể vứt bỏ luật chơi của trò chơi do chính họ tạo ra, viện dẫn những điều luật (bộ mặt của ý thức hệ) để biện minh cho mình, oái ăm thay chính sự viện dẫn ấy lại càng làm lộ rõ bản chất dối trá của ý thức hệ, cái xương sống của toàn bộ hệ thống. Hệ quả : Họ phải rất cẩn thận khi chơi với con dao hai lưỡi.
Tôi từng bị một anh an ninh bộ công an đập bàn quát :
- Anh có thích nói chuyện về luật không ? Tôi cho anh mượn luật. Chỗ của anh là trại tạm giam của bộ công an, làm việc với anh là các cán bộ điều tra. Ngay cả ở Mỹ, phạm tội “vi phạm an ninh quốc gia” là tống ngay vào Guantanamo, không có nhân quyền, dân chủ gì hết.
Khi tôi hỏi lại :
- Anh phát biểu quan điểm như vậy là đại diện cho nhà nước hay chỉ đại diện cho cá nhân anh ? Và tôi muốn điều này được ghi rõ vào biên bản. Rồi chúng ta sẽ tranh luận tiếp trên bình diện là nhà nước hay cá nhân về việc phạm tội của tôi.
Thì anh ta lúng túng và thay đổi thái độ.
Tôi cũng thấy lạc quan khi thế giới ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của luật pháp và sự vận hành của luật pháp Việt Nam qua những công dân gốc Việt trở về quê hương, với những trải nghiệm cá nhân khi bị áp dụng luật rừng của cả một rừng luật. Thay vì im lặng, họ đã chia sẻ những trải nghiệm đó và nó lan tỏa với tốc độ ánh sáng nhờ Internet. Toàn trị không thể một mình múa gậy vườn hoang như một băng đảng Mafia sống trong rừng rậm nhiệt đới được nữa, điều đó là bất khả thi (ngay cả về mặt kỹ thuật) trong một thế giới văn minh đang ngày càng bao trùm rộng lớn trên hành tinh.
Ngô Nhật Đăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét