Phạm Trần
Thảm họa Formosa thải độc môi trường phá hoại kinh tế và làm điêu đứng hàng triệu gia đình ở 4 Tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đã được người dân và nhiều Đại biểu Quốc hội đặt lên bàn cân nhưng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục vô cảm, coi như không có việc gì quan trọng phải quan tâm.
Thảm họa Formosa thải độc môi trường phá hoại kinh tế và làm điêu đứng hàng triệu gia đình ở 4 Tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đã được người dân và nhiều Đại biểu Quốc hội đặt lên bàn cân nhưng Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn tiếp tục vô cảm, coi như không có việc gì quan trọng phải quan tâm.
Thái độ đông đá của ông Trọng đã thể hiện rất rõ trong diễn văn kiến nghị Quốc hội “thực hiện một số định hướng lớn” tại buổi khai mạc 20/07/2016.
Một lần nữa ông Trọng không nói chữ nào về vụ cá chết. Ông cũng giả vờ
quên đi những khó khắn của trên 5 triệu người dân miền Trung đang phải
gánh chịu do hành động vô trách nhiệm của Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Ông Trọng chỉ hô hào làm những việc đã nói nhiều lần mà làm chẳng xong như:
- "Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống
nhất, khả thi để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh chính trị, các quan
điểm, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm giữ vững
ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng -
an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước ngày càng trong
sạch, vững mạnh.”
- “Coi trọng hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, tài chính,
tiền tệ, đầu tư, kinh doanh, môi trường, tạo điều kiện quản lý và sử
dụng mọi nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả; khắc phục tình
trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực này... Đồng
thời, quan tâm đến các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ, văn hóa, thông tin, dân tộc, tôn giáo, chính sách xã hội, quốc
phòng, an ninh, hội nhập quốc tế...”
Hay phải: “Tuyệt đối không mơ hồ, mất cảnh giác để cho các thế lực
xấu, thù địch lợi dụng chống phá chúng ta bằng cách hướng lái hệ thống
luật pháp của chúng ta đi con đường khác, nhất là trong điều kiện đất
nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay… Nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội."
Ông Trọng còn kêu gọi Quốc hội hãy: "Đề cao hơn nữa trách nhiệm và
nâng cao chất lượng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất
là những vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; về các dự án
đầu tư quan trọng, nhạy cảm, tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô, ảnh
hưởng sâu rộng đến quyền lợi, tư tưởng của đông đảo nhân dân, đến quốc
phòng, an ninh, đối ngoại; tổ chức và nhân sự bộ máy nhà nước; bảo đảm
lợi ích chung của quốc gia, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân
dân."
Toàn là những vấn đề xưa như trái đất, chung chung và đại khái chủ nghĩa
đã được ông Trọng nói đi nói lại nhiều lần trong suốt 5 năm nhiệm kỳ
khóa đảng XI do ông lãnh đạo.
Cuối cùng, ông kêu gọi các Đại biểu Quốc hội hãy: “Đồng thời nêu cao
phẩm chất đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gương mẫu học
tập, rèn luyện, nâng cao trình độ và năng lực công tác; nghiêm chỉnh
chấp hành nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiên
quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, tham nhũng,
lãng phí và các hành vi tiêu cực khác.”
Tuyệt nhiên không thấy ông nói đến chuyện thảm họa miền Trung, hay đoái
thương đến các vụ thuyền đánh cá của ngư dân Việt bị quân Tầu đánh chìm
mất mạng và bị tịch thu tài sản khi đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng chẳng thấy ông điếm xỉa đến hành động xâm lăng biển đảo Việt Nam và
xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông là tại sao?
Chẳng nhẽ ông Trọng sợ Trung Quốc trả thù hay nhát gan đến xanh mặt nếu lỡ lời chạm đến láng giềng?
Cá chết và thù địch
Chi biết rằng lần duy nhất ông Trọng nói đến mấy chữ “hải sản chết” được
đưa ra trong bài nói chuyện hôm 18/7 (2016) tại Hà Nội khi ông kiểm
điềm công tác bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016
- 2021.
Báo chí Việt Nam ghi lời ông Trọng nói rằng: "sự cố hải sản chết
bất thường ở một số tỉnh ven biển miền Trung; sự chống phá quyết liệt
của các lực lượng thù địch... đã gây không ít khó khăn cho công tác bầu
cử".
Nhưng không ai hiểu tại sao Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng thảm họa cá chết và “sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch” , chưa biết thực hư ra sao, để che đậy cho sự thờ ơ đi bầu của người dân.
Sự thể ông Trọng tránh không nói gì đến thảm họa môi trường ở miền Trung
trước 494 Đại biểu Quốc hội khóa XIV trong ngày họp đầu tiên, tuy ngạc
nhiên mà không lạ. Bởi vì chỉ 16 ngày sau hàng chục tấn cá chết và hải
sản trôi dạt vào bờ (6/4/2016), ông Trọng đã đến Hà Tĩnh sáng 22/4/2016
để “kiểm tra các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất
cát hoang hóa bạc màu ven biển, khu dân cư mẫu nông thôn mới và tiến độ
triển khai các hạng mục của Dự án Khu kiên hợp gang thép và cụm cảng
biển nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh.” (báo Sài Gòn Giải Phóng)
Nhưng ông đã không nói lời nào về thảm họa cá chết và cũng không thèm đi
thăm dân cho biết sự tình. Thái độ dửng dưng của người có trách nhiệm
cao nhất nước trong hoàn cảnh hoang mang và giao động tột độ của dân có
bút mực nào nói hết chăng?
Chẳng nhẽ Đảng bộ và Hội đồng Nhân dân Hà Tĩnh không báo cáo với ông
Trọng về biến cố quan trọng này, hay ông Tổng Bí thư đã làm ngơ cho đảng
bộ Hà Tĩnh giấu nhẹm đi để nói quanh?
Báo cáo của nhà nước
Tuy nhiên, trước sự thật phũ phàng không còn che giấu được, Nhà nước
CSVN đã mở cuộc điều tra để quy trách nhiệm cho thủ phạm Formosa Đài
Loan. Lãnh đạo Công ty này đã cúi đầu xin lỗi và đảng CSVN đã chịu nhận
đền bù 500 triệu Dollars để giúp dân và tẩy rửa ô nhiễm.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia môi trường và kinh tế thì khoản tiền
500 triệu chỉ là hạt muối bỏ biển, không đủ nuôi dân mất nghề, mất việc
vì nạn cá chết và mất ngư trường.
Đã có những ước đoán của các nhà khoa học Việt Nam rằng, có thể phải mất
50 năm may ra mới làm sạch được biển miền Trung, nhưng tiền đâu ra để
làm? Cuộc sống của người dân 4 tỉnh gặp nạn (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị và Thừa Thiên Huế) sẽ ra sao từ nay về sau?
Nhà nước đã nhìn nhận trong báo cáo ngày 8/7/2016 gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng: "Khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng đối với vụ cá chết hàng loạt ở vùng biển Bắc Trung Bộ" (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).
Chính phủ báo cáo: "Hải sản khai thác khó tiêu thụ, nhiều ngư dân
phải dừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ, sản lượng thủy sản khai thác ở
các tỉnh trên giảm mạnh, dẫn đến sản lượng khai thác chỉ tăng 3,2% (cùng
kỳ tăng 4,4%); riêng sản lượng khai thác biển ước tăng 3,4% (cùng kỳ
tăng 4,6%)". (theo Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Trong báo cáo chi tiết hơn gửi đến Quốc hội ngày 20/07/2016, chính phủ Việt Nam đánh giá: "Sự
cố ô nhiễm môi trường biển không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
ngư dân, mà còn tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác,
đến xuất khẩu, du lịch...”
Tờ Thời báo Kinh tế VN (TBKTVN) viết: "Theo Chính phủ, tính toán sơ
bộ thì sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100
nghìn người, do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285
người phụ thuộc.
Báo cáo của Chính phủ còn cho biết, thiệt hại sản lượng hải sản khai
thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng. Diện tích nuôi
tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng
7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch.
Có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị
nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh
và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác; có 1.613 lồng nuôi cá bị
chết (khoảng 30.000m3), tương đương 140 tấn cá.”
Báo TBKTVN viết tiếp: "Ngoài ra, còn có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn, trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường.
Báo cáo cũng nêu, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10 -
20% so với cùng kỳ năm 2015, việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của
4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, sản phẩm khai thác
ngoài 20 hải lý thì giá bán giảm 30 - 50% còn sản phẩm khai thác trong
20 hải lý thì không tiêu thụ được.
Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản (chiếm
85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại Quảng Bình tồn trên 2.000 tấn
(chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh)”
Số dân bị liên lụy đến cá chết chỉ có 276,285 người là con số không
thật. Nhà nước Việt Nam chỉ biết dựa vào báo cáo của địa phương, thay vì
điều tra tường tận của các tổ chức độc lập.
Do đó không phải cô cớ mà Đức Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, người đã
thăm Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh ngày 16/06/2016 đã nói rằng: "Người ta đoán là có ít nhất là 5
triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung
quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt
mỏi, rã rời và buồn chán."
Dân và quốc hội
Trước nạn cá chết và những hành động xâm lược của Trung Quốc ở Biển
Đông, người dân đã than phiền cao độ và được Mặt trận Tổ quốc báo cáo
trước Quốc hội ngày 20/07/2016.
Báo cáo do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân đọc trước Quốc hội cho biết: "Cử
tri và Nhân dân cả nước rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc
tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình, bố trí
vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá trái luật pháp quốc tế thuộc quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành hung, cướp phá
tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Những việc này làm gia tăng sự
bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc… Cử tri và
Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp đấu tranh
đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển,
đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển
đất nước…”
Về vụ cá chết, Báo cáo viết: "Việc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh (gọi tắt là Công ty Formosa) che dấu việc xả thải gây ô nhiễm
môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt ở 4 tỉnh ven biển
miền Trung đã gây nhiều bất bình và bức xúc trong Nhân dân và công luận.
Cử tri và Nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết luận
và công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công
ty Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường, vì vậy
đã gây ra sự cố môi trường biển chưa từng có ở Việt Nam. Cử tri và Nhân
dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp
tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi
trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương;
giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ
đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư,
đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của các
doanh nghiệp. Cử tri và Nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử
lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà
nước về đầu tư và bảo vệ môi trường.”
Phản ứng của người dân cho thấy khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thờ
ơ và né tránh thì các nạn nhân phải lên tiếng đòi hành động. Một số Đại
biểu Quốc hội cũng đã phản ứng quyết liệt với hành động của Formosa.
Theo báo điện tử Infonet.VN thì Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đã nói thẳng với báo chí: "Sự
cố môi trường liên quan đến hoạt động xả thải của Công ty Formosa là
một sự cố rất nghiêm trọng, đã làm cho đời sống vật chất cũng như tinh
thần của nhân dân miền Trung, đặc biệt ở 4 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị,
Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế gặp rất nhiều khó khăn, để lại nỗi lo lắng về
việc liệu hậu quả của sự cố này còn tiếp diễn nữa hay không? Là một ĐB
đại diện cho người dân miền Trung, tôi kỳ vọng Quốc hội khóa mới phải
làm sao giải quyết dứt điểm đối với hoạt động của Formosa. Nếu để
Formosa tồn tại thì phải kiểm soát và giải quyết được các bất cập hiện
nay, còn nếu không kiểm soát được thì chấm dứt hoàn toàn hoạt động. Quốc
hội phải giải quyết dứt điểm để lấy lại niềm tin trong nhân dân.”
Đại biểu Trương Minh Hoàng trách móc: "Sau thảm họa biển chết, hàng
trăm nhà khoa học ròng rã nhiều ngày đêm mới tập hợp đủ chứng cứ kết tội
xả thải của Formosa, trong khi đáng ra chính Formosa phải ngay lập tức
nhận trách nhiệm về mình chứ không phải đợi tới khi không thể cãi được
mới cúi đầu nhận tội. Thái độ này chứng minh rất rõ Formosa luôn cố
tình, tìm cách, tìm đủ mọi phương kế để che giấu hành vi xả thải vào môi
trường biển. Cùng với đó là sự hời hợt, quan liêu của các cơ quan có
trách nhiệm ngay từ khi hình thành dự án, ngay từ hồ sơ đánh giác tác
động môi trường và sau này là hậu kiểm, giám sát vô cùng sơ sài, sơ sài
và thiếu trách nhiệm tới mức buộc phải nghĩ tới một sự bắt tay sai phạm
với Formosa.” (Infonet, 20/07/2016)
Tuy nhiên, không chỉ đã gây ô nhiễm biển mà Formosa còn tìm cách chôn
giấu các chất thải cứng nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường
tại Hà Tĩnh và nhiều nơi khác.
Đại biểu Hoàng tiết lộ: "Chưa hết, gần đây, bằng sự phát hiện của báo
chí và người dân, liên tục phát hiện nhiều vụ chôn lấp chất xả thải,
bùn bánh, rác công nghiệp, chất thải độc hại của Formosa ra nhiều điểm
trên địa bàn Hà Tĩnh với nhiều phương cách: trắng trợn có, thủ đoạn móc
nối với cá nhân, công ty cũng có, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo đức
doanh nghiệp, chất xả thải của Formosa trên bờ mỗi ngày lại phát hiện
thêm... làm người ta nghĩ tới doanh nghiệp này vì sao lại có thể ngông
nghênh, bất chấp và liều lĩnh như thế nếu không có sự bắt tay tiếp sức
của ai đó, đơn vị nào đó, nếu không có sự "nuông chiều" quá trớn của
chính quyền?”
Ông Trương Minh Hoàng bức xúc: "Nếu chỉ chờ đợi vào ý thức tự giác
thực thi nghiêm chỉnh luật môi trường của Formosa thì nói thật đó là sự
chờ đợi viễn vông. Nếu chỉ giám sát, xử phạt bằng những vụ việc gây hại
như vừa qua của Formosa rồi tiếp tục cho hoạt động rồi lại sai phạm lại
phạt lại tiếp tục cho hoạt động thì đó là một cách làm nguy hiểm.
Còn nếu các cơ quan chức năng, chính quyền cam kết từ giờ sẽ giám sát
quyết liệt để Formosa có muốn vi phạm cũng không dám vi phạm thì quá
tuyệt vời, nhưng tôi cho rằng điều tối ưu này vẫn chỉ là mơ ước, khó
thực thi.”
Đại biểu Hoàng đi xa hơn khi nói: "Hãy tái cơ cấu lại Khu kinh tế
Vũng Áng theo hướng lành mạnh về đầu tư, an toàn về môi trường và tính
đến cả việc bảo đảm cả trước mắt và lâu dài về an ninh quốc phòng ở khu
vực có ý nghĩa đặc biệt này. Không dứt khoát vụ Formosa, chần chừ, thiếu
khoa học hoặc thiếu quyết tâm, để ngày Formosa đi vào hoạt động, chỉ
cần sơ sẩy một lần nữa ( mà điều này hầu như rất dễ xảy ra) thì khi đó
dù có đóng cửa Formosa thì môi trường biển sẽ vô phương cứu chữa, thế hệ
con cháu sẽ oán trách, an ninh trên biển sẽ bị đe dọa một khi vắng bóng
ngư dân và cuối cùng là hậu quả nặng nề không thể cứu vớt được là bệnh
tật, là sức khỏe của hàng triệu người dân ven biển.”
Như vậy, liệu phản ứng của dân và những lời nói tâm huyết của hai Đại
biểu Nguyễn Ngọc Phương và Trương Minh Hoàng có đủ để giúp ông Nguyễn
Phú Trọng đứng thẳng người lên để đối phó với hiểm họa cá chết, hay ông
cứ cúi mãi trước cái bóng Bắc Kinh sau lưng Formosa Đài Loan? -/-
0 nhận xét:
Đăng nhận xét