Dù sao ông Trần Văn Thêm
cũng còn may mắn là rửa được tiếng nhơ
trước khi nhắm mắt lìa đời! (Hình:
VNExpress)
|
Bộ Công An, Viện Kiểm Sát Tối Cao và Tòa Án Tối Cao của Việt Nam vừa tổ chức xin lỗi ông Trần Văn Thêm, một tử tù 80 tuổi, nay đang ngụ tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Tính ưu việt của “pháp chế xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam đã tạo ra trường hợp có thể xem là duy nhất trên thế giới: Nạn nhân của một vụ cướp nhưng bị kết án tử. Mang án tử hình song được tại ngoại suốt 43 năm!
Tháng 7 năm 1970, khi đi buôn thuốc lào ông Thêm và một người em họ tên là Nguyễn Khắc Văn bị cướp. Ông Thêm bị đánh tét đầu nhưng không chết còn người em họ thì thiệt mạng.
Sau đó ông Thêm bị cáo buộc giết ông Văn để cướp tài sản và bị bắt. Ông Thêm kêu oan nhưng hệ thống tư pháp của nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” lúc đó nhận định ông chính là hung thủ, vết thương trên đầu khiến ông Thêm từng rơi vào tình trạng “thập tử, nhất sinh” là do ông… tự tạo.
Ông Thêm bị biệt giam cho đến năm 1973 thì bị mang ra xử. Cả tòa án cấp sơ thẩm lẫn tòa án cấp phúc thẩm đều tuyên tử hình. Sau ba năm bị biệt giam để điều tra, ông Thêm có thêm ba năm ngồi đếm thời gian, chờ lúc bị mang ra pháp trường xử bắn.
Năm 1975, hệ thống tư pháp Việt Nam bắt được thủ phạm thật sự. Năm 1976, ông Thêm được thả. Trại giam mở cửa tống ông ra ngoài kèm với một tờ giấy cho biết ông Thêm được tha do… mất sức lao động!
Hàng xóm và thân nhân ông Văn – cũng là bà con của ông Thêm, không thèm nhìn mặt ông. Họ nghĩ ông tiêu lòn nên được tại ngoại.
Ðó cũng là lý do ông Thêm quyết định kêu oan. Tiến trình kêu oan của ông Thêm kéo dài hơn bốn thập niên vì ông Thêm bị tống giam không có lệnh bắt, bị phạt tử hình nhưng không có bản án nào trong tay. Tờ giấy ghi nhận chuyện ông được tha do mất sức lao động thì bị chính quyền địa phương thu rồi làm mất, trong khi hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì đòi ông Thêm phải tự chứng minh là ông đã từng bị bắt, từng bị… kết án tử hình!
Ông Thêm cứ đi tới, đi lui cho tới khi kiệt sức. Cháu của ông thấy tội nghiệp nên đi thay. Cách nay hai năm, chuyện đến tai một số luật sư. Vừa thấy bất bình, vừa thấy tội nghiệp ông Thêm nên họ nhập cuộc và chỉ trong một thời gian ngắn đã moi ra cả bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm.
Tới lúc này thì hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không thể làm ngơ được nữa. Những scandal về một số oan án bùng lên vào thời điểm đó đã buộc chính quyền phải truy cứu trách nhiệm hình sự một số điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nhằm an dân. Vậy là Tòa Án Tối Cao đứng ra đảm nhận vai trò “đèn giời” để “soi xét” cho ông Thêm…
Báo chí Việt Nam tường thuật rằng họ không đủ ngôn từ để diễn tả những đắng cay mà ông Thêm và gia đình phải gánh chịu trong hơn bốn thập niên vừa qua. Chỉ có thể tóm tắt là khi ông Thêm vào tù, vợ ông phải làm việc quần quật để nuôi sáu đứa con. Sau khi ông được tha vì “mất sức lao động” thì bà qua đời vì kiệt sức.
Theo dân chúng ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang thì gia đình ông Thêm thuộc loại nổi tiếng vì… nghèo. Nhiều người khẳng định với tờ Tuổi Trẻ rằng, gia đình ông chưa… chết đói là may lắm rồi! Ðáng nói là đa số vẫn tin ông Thêm nghèo đói, túng cực là do bị… báo oán vì… giết người!
Mắt ông Trần Văn Thêm giờ đã mờ. Chân ông đã run, đi đứng phải có người dìu. Ông khẳng định ông không nghĩ tới chuyện đòi bồi thường mà chỉ muốn rửa tiếng nhơ đã phải mang hơn nửa cuộc đời.
Tính ưu việt của “pháp chế xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam đã tạo ra trường hợp có thể xem là duy nhất trên thế giới: Nạn nhân của một vụ cướp nhưng bị kết án tử. Mang án tử hình song được tại ngoại suốt 43 năm!
Tháng 7 năm 1970, khi đi buôn thuốc lào ông Thêm và một người em họ tên là Nguyễn Khắc Văn bị cướp. Ông Thêm bị đánh tét đầu nhưng không chết còn người em họ thì thiệt mạng.
Sau đó ông Thêm bị cáo buộc giết ông Văn để cướp tài sản và bị bắt. Ông Thêm kêu oan nhưng hệ thống tư pháp của nhà nước “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” lúc đó nhận định ông chính là hung thủ, vết thương trên đầu khiến ông Thêm từng rơi vào tình trạng “thập tử, nhất sinh” là do ông… tự tạo.
Ông Thêm bị biệt giam cho đến năm 1973 thì bị mang ra xử. Cả tòa án cấp sơ thẩm lẫn tòa án cấp phúc thẩm đều tuyên tử hình. Sau ba năm bị biệt giam để điều tra, ông Thêm có thêm ba năm ngồi đếm thời gian, chờ lúc bị mang ra pháp trường xử bắn.
Năm 1975, hệ thống tư pháp Việt Nam bắt được thủ phạm thật sự. Năm 1976, ông Thêm được thả. Trại giam mở cửa tống ông ra ngoài kèm với một tờ giấy cho biết ông Thêm được tha do… mất sức lao động!
Hàng xóm và thân nhân ông Văn – cũng là bà con của ông Thêm, không thèm nhìn mặt ông. Họ nghĩ ông tiêu lòn nên được tại ngoại.
Ðó cũng là lý do ông Thêm quyết định kêu oan. Tiến trình kêu oan của ông Thêm kéo dài hơn bốn thập niên vì ông Thêm bị tống giam không có lệnh bắt, bị phạt tử hình nhưng không có bản án nào trong tay. Tờ giấy ghi nhận chuyện ông được tha do mất sức lao động thì bị chính quyền địa phương thu rồi làm mất, trong khi hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì đòi ông Thêm phải tự chứng minh là ông đã từng bị bắt, từng bị… kết án tử hình!
Ông Thêm cứ đi tới, đi lui cho tới khi kiệt sức. Cháu của ông thấy tội nghiệp nên đi thay. Cách nay hai năm, chuyện đến tai một số luật sư. Vừa thấy bất bình, vừa thấy tội nghiệp ông Thêm nên họ nhập cuộc và chỉ trong một thời gian ngắn đã moi ra cả bản án sơ thẩm lẫn phúc thẩm.
Tới lúc này thì hệ thống tư pháp của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không thể làm ngơ được nữa. Những scandal về một số oan án bùng lên vào thời điểm đó đã buộc chính quyền phải truy cứu trách nhiệm hình sự một số điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán nhằm an dân. Vậy là Tòa Án Tối Cao đứng ra đảm nhận vai trò “đèn giời” để “soi xét” cho ông Thêm…
Báo chí Việt Nam tường thuật rằng họ không đủ ngôn từ để diễn tả những đắng cay mà ông Thêm và gia đình phải gánh chịu trong hơn bốn thập niên vừa qua. Chỉ có thể tóm tắt là khi ông Thêm vào tù, vợ ông phải làm việc quần quật để nuôi sáu đứa con. Sau khi ông được tha vì “mất sức lao động” thì bà qua đời vì kiệt sức.
Theo dân chúng ở thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Giang thì gia đình ông Thêm thuộc loại nổi tiếng vì… nghèo. Nhiều người khẳng định với tờ Tuổi Trẻ rằng, gia đình ông chưa… chết đói là may lắm rồi! Ðáng nói là đa số vẫn tin ông Thêm nghèo đói, túng cực là do bị… báo oán vì… giết người!
Mắt ông Trần Văn Thêm giờ đã mờ. Chân ông đã run, đi đứng phải có người dìu. Ông khẳng định ông không nghĩ tới chuyện đòi bồi thường mà chỉ muốn rửa tiếng nhơ đã phải mang hơn nửa cuộc đời.
Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét