Ads 468x60px

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

“Tam Thái” hay Tam thất?

Thất thiệt, thất đức và thất bại, đó là tam cái thất mà không ít người dân Sài Gòn tự vấn khi nhìn 2 tấm ảnh của một sự kiện mà tác giả, nhiếp ảnh gia “Tam Thái”, đã đưa vào tác phẩm sách ảnh: “150 năm hình bóng Sài Gòn”  của mình để phổ biến, mà mới đây ngày 11-8- 2016, ông Nguyễn Minh Nhựt - giám đốc NXB Trẻ - (đơn vị xuất bản) phải thông báo dừng phát hành trên toàn quốc vì dư luận phản đối sách chuyển tải hình ảnh gán ghép bằng photoshop thiếu trung thực. (Nguồn: Tuổi Trẻ Online 11/8/16).
Bìa sách ảnh – “150 năm hình bóng Sài Gòn” 
Một tác phẩm sách ảnh được cho là “đồ sộ” với gần 900 bức ảnh do tác giả bấm máy và sưu tầm, nhưng chỉ phát hành vài tháng phải đình bản với lý do gần như là vì loan tin “thất đức” bằng hình ảnh “thất thiệt” thì đó là một sự “thất bại”… Tam cái “thất sách” này thay cho tên tác giả Tam Thái là vì vậy – Chúng ta nhìn kỹ hình ảnh để nghiệm suy xem có đúng là từ hình ảnh “thất thiệt” nó biến hành vi thành “thất đức” hay không…
Tác giả Tam Thái đã làm nên “tam thất” đức.
Bức ảnh “thật” ghi lại hình ảnh trên sân thượng một người đứng bên trực thăng đang chồm ra chìa tay hối hả kéo từng người khác lên trực thăng, bức ảnh toát lên tình nhân ái lịch sử này của phóng viên Hà Lan Hubert Van Es chụp dòng người Sài Gòn di tản leo cầu thang lên nóc nhà tiếp cận với máy bay trực thăng trưa 29-4-1975 tại Sài Gòn (bức ảnh được đánh số 514 trong sách ảnh của tác giả Tam Thái với chú thích "Người di tản chen nhau trèo lên nóc một tòa nhà, trên đường Thống Nhất, để được trực thăng chở đi"!? (Sài Gòn thời điểm ấy không có đường Thống Nhất).
Tiếp đến là bức ảnh thứ 2 liền theo (được đánh số 515) - Cùng bối cảnh trên – Nhưng bằng công cụ Photoshop ai đó đã cắt ghép biến cái chìa tay trợ giúp thành một cú đá bằng chân hất tung cầu thang và nhiều mạng người rơi xuống một cách man rợ vô nhân đạo. Bức ảnh “giả” thứ 2 này được ông Tam Thái chú thích dưới ảnh: "Nhưng khi quá đầy, cái cầu thang dã chiến bị đạp văng ra... Năm 1990, phóng viên này có dịp trở lại Việt Nam, vẫn không thể nào quên được giây phút ấy".
Nói về hành vi tương phản mất nhân cách và tại sao 2 bức ảnh này lại xuất hiện trong tuyển tập tác phẩm mình, tác giả Tam Thái bộc bạch rằng: "Ông lấy 2 bức ảnh từ trên mạng internet, nhưng không nhớ rõ là lấy từ đâu, lúc đó tôi cũng ngờ ngợ bức ảnh thứ hai về người đàn ông giơ chân đạp cầu thang. Bởi vì bức ảnh đầu tôi thấy nhiều lần, nhưng bức ảnh thứ hai thì mới thấy lần đầu tiên. Đáng tiếc là tôi không kiểm tra mới có sai sót như vậy. Tôi nhìn ảnh mà chú thích chứ không dựa trên nguồn nào cả”. (Báo Tuổi Trẻ).
Người Sài Gòn đọc thấy đâu đó nhân thân tác giả Tam Thái từng mài đủng quần trên ghế giảng đường Đại Học, tất yếu ông đủ kiến thức trình độ, nhất là tư duy để nghiệm ra rằng ngôn ngữ của 2 tấm ảnh Sài Gòn “di tản” nói trên tự thân nó tương phản với nhau rất nhiều như đen và trắng, thiện và ác, một cánh tay chìa ra níu kéo sự sống, một bàn chân đạp xuống cõi chết… mà một “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh” (FIAP) không khó lắm để ông nhận diện và thận trọng buộc phải truy xuất tìm hiểu nguồn ảnh trước khi đưa vào một sách ảnh như một phần tư liệu lịch sử. Một tâm hồn “nghệ sĩ” nhiếp ảnh không thể phát ngôn lý sự một cách nhập nhèm như một thợ Photoshop vì cơm áo, cái cách nói của ông Tam Thái không mang cái sĩ diện cương trực truyền thống của người dân xứ Quảng, ông chú thích theo ảnh mà xem mọi người như trẻ con: “Nhưng khi quá đầy, cái cầu thang dã chiến bị đạp văng ra... Năm 1990, phóng viên này có dịp trở lại Việt Nam, vẫn không thể nào quên được giây phút ấy”… Ông Tam Thái hãy thử trả lời: “Giây phút ấy” là giây phút nào!? Khi cái cầu thang dã chiến bị đạp văng ra (chú thích ảnh là của chính ông Tam Thái). Ngoài nhiếp ảnh, có thể TG Tam Thái là một ảo thuật gia?, tuy nhiên ông chỉ lừa được lớp người trẻ sau 1975 chứ bậc trưởng thượng cao niên bạc trắng mái đầu đất Sài Gòn thì không bao giờ…
Thêm nữa – Ông Tam Thái đã hơn một lần trần tình tâm sự cùng PV báo Thanh Niên: “Tôi luôn quan niệm phải hiểu dĩ vãng để xây dựng tương lai”(!?) Vậy thì ông hiểu gì về những hình ảnh dĩ vãng này:
Những người dân, em bé Sài Gòn vô tội không liên quan đến cuộc chiến bị thịt nát xương tan vì chất nổ VC cho một thứ CNXH/CS mà ngày nay toàn thế giới đã nguyền rủa chôn lấp - 193 quốc gia chỉ còn sót lại có CS/Tàu - CSVN - CS Bắc Hàn - Bao nhiêu xương máu hy sinh để ngày nay đảng CSVN quay lại điểm khởi đầu xây dựng CNXH bằng chính Chủ Nghĩa Tư Bản miền Nam trước 1975. Vậy mà người chỉ đạo chủ trương cách mạng đẫm máu sai lầm ấy được dựng tượng đài ngạo nghễ đứng đạp lên Sài Gòn để lấy tên mình là TP/HCM - Vậy thì “150 năm hình bóng Sài Gòn” quả thật thiếu các hình ảnh ấy nó chỉ là cái bóng sáng tối nhạt nhòa vàng thau lẫn lộn chứ chưa được ghi nhận hình ảnh chân phương trung thực vốn có của ống kính và máy ảnh để gọi là: “150 năm hình bóng Sài Gòn”.
Riêng tấm ảnh “đạp cầu thang” (tên đặt của TG Tam Thái). Ngày 11/8 chủ nhân của nó đã lên tiếng. Họa sĩ thiết kế Trương Huyền Đức (Duc Truong Huyen) khẳng định bức ảnh photoshop ấy là “tác phẩm” của mình. Trên Facebook Anh cho biết: Thật không ngờ có ngày tác phẩm cắt ghép cho vui trong một buổi thử tài photoshop của mình và các bạn lại được in như một bức ảnh tư liệu lịch sử, và "chuyện lấy cái hình cắt ghép đã buồn cười rồi nhưng không khôi hài bằng chuyện người ta chế biến thêm chú thích theo hình cứ y như là thật để hợp thức hóa cái hình". (Nguồn: Theo Báo Tuổi Trẻ).
12.8.2016

0 nhận xét:

Đăng nhận xét