Các kết quả đã cho thấy rằng ăn khoai tây nướng, luộc hoặc khoai tây
nghiền ít nhất
4 lần một tuần làm tăng nguy cơ chứng tăng huyết áp 11%,
trong khi ăn các
món chiên kiểu Pháp tăng nguy cơ lên 17% so với những
người mà ăn
ít hơn một phần ăn những món này mỗi tháng. (Africa
Studio/Shutterstock)
Sarah Brewer, www.drsarahbrewer.com | Dịch giả: Huy Nguyễn
Việc ăn bốn phần khoai tây hoặc hơn trong 1 tuần là có liên đới với một sự tăng đáng kể nguy cơ chứng tăng huyết áp, theo 3 nghiên cứu, đã được theo dõi bởi hơn 187.000 bác sĩ và y tá trong hơn 20 năm.
Các kết quả đã cho thấy rằng ăn khoai tây nướng, luộc hoặc khoai tây
nghiền ít nhất 4 lần một tuần làm tăng nguy cơ chứng tăng huyết áp 11%,
trong khi ăn các món chiên kiểu Pháp tăng nguy cơ lên 17% so với những
người mà ăn ít hơn một phần ăn những món này mỗi tháng. Những thống kê
về sự liên đới này vẫn được giữ nguyên thậm chí sau khi điều chỉnh khẩu
phần của natri, kali, magiê, canxi, chất xơ và các chất béo trong chế độ
ăn uống, và sau khi kể thêm cân nặng và độ tuổi của mọi người vào trong
tính toán.
“Chắc chắn bạn không muốn ăn bốn hoặc nhiều hơn khẩu phần [khoai tây] một tuần.
Các nhà nghiên cứu đã kết luận là thay thế một phần ăn trong ngày với
khoai tây nướng, luộc hoặc nghiền bằng một phần ăn các loại rau không
có tinh bột có thể giảm nguy cơ phát triển chứng tăng huyết áp 7% –
nhưng điều đó có ý nghĩa gì nếu như bạn đã bị chứng huyết áp cao? Khả
năng là ăn quá nhiều khoai tây cũng vẫn sẽ có hại cho bạn.
Sự tăng nhanh mức đường trong máu sau khi ăn làm tăng tác hại từ căng
thẳng
do oxy hóa và tạo nên một chứng viêm nhẹ mà tất cả chứng có liên
quan đến
sự phát triển của chứng tăng huyết áp. (Rido/Shutterstock)
Mặc dù những củ khoai tây là một nguồn kali tốt, (ít nhất 300mg/100g)
mà giúp thải bớt natri dư thừa ra khỏi cơ thể, chúng cũng chứa một hàm
lượng tinh bột cao. Điều đó gây ra một sự tăng vọt nhanh chóng nồng độ
glucose trong máu sau khi ăn chúng, kích thích sự sản xuất hoóc môn
insulin từ tuyến tụy.
Sự tăng nhanh mức đường trong máu sau khi ăn – được biết đến như
chứng tăng đường huyết sau ăn – có nhiều ảnh hưởng bất lợi lên sự lưu
thông mà làm ngưng phản ứng thông thường của lớp lót của mạch máu, (rối loạn chức năng nội mô), tăng tác hại từ căng thẳng do oxy hóa và tạo nên một chứng viêm nhẹ mà tất cả chứng có liên quan đến sự phát triển của chứng tăng huyết áp.
Nói chung, dường như ăn quá nhiều khoai tây không tốt cho bạn dù bạn
bị
hoặc không bị chứng tăng huyết áp. (Dmytro Mykhailov/Shutterstock)
Ở đây cũng có một yếu tố khác, mà thật ngạc nhiên là những nhà nghiên
cứu đã không xem xét trong bài viết này. Insulin có một ảnh hưởng trực
tiếp lên chức năng của thận, nó làm giảm sự bài tiết sodium – thậm chí ở
những người khỏe mạnh, hãy xếp họ riêng ra với những người bị chứng
tăng huyết áp. Một nghiên cứu
trên 8 tình nguyện viên khỏe mạnh, với độ tuổi trung bình là 27, đã cho
thấy, khi mức insulin tăng sau khi ăn một bữa ăn giàu hydrat-cacbon, ít
và ít hơn sodium được thải ra thông qua thận vào trong nước tiểu.
Insulin có vẻ có tác dụng trên ống thận, một tác dụng sai khiến thận
phục hồi lại càng nhiều sodium càng tốt vào trong vòng tuần hoàn.
Vậy nên, nói chung, dường như ăn quá nhiều khoai tây không tốt cho
bạn dù bạn bị hoặc không bị chứng tăng huyết áp. Chắc chắn là bạn không
muốn ăn bốn hoặc nhiều hơn số phần ăn này mỗi tuần. Có thể hiểu được
việc dự trữ khoai tây luộc, nướng hoặc khoai tây nghiền cho một dịp nào
đó. Nhưng thay vào đó, thế chỗ chúng bằng các loại rau không có tinh bột
mà có ít ảnh hưởng lên mức glucose trong máu, được mô tả theo lượng
đường huyết của chúng (GL).
- Các thực phẩm với mức GL (glucose) 10 hoặc ít hơn được phân loại như có mức GL thấp (rất tốt cho sức khỏe)
- Những thực phẩm với mức GL từ 11 đến 19 được phân loại như có mức GL trung bình (không quá mức cho phép)
- Các thực phẩm với mức GL 20 hoặc nhiều hơn mức GL cao sẽ gây ra sự tăng vọt cao nhất lượng glucose trong máu (hạn chế ăn).
Chỉ số lượng đường huyết của một loạt các loại rau trên được trình bày dưới đây
Bởi Bác sĩ Sarah Brewer, xuất bản lần đầu trên trang www.mylowerbloodpressure.com. Twitter: @DrSarahB
Sarah Brewer, www.drsarahbrewer.com | Dịch giả: Huy Nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét