Ảnh giaoduc.net.vn |
Lê Dung
Sân bay Tân Sơn Nhất đang
đi vào “vận rủi” của nó. Sau khi bị một nhóm tin tặc mà người ta nghi
là có bàn tay Trung cộng hack màn hình sân bay vào tháng 7/2016, những
ngày gần đây đường băng sân bay này lại trở nên quá tải, nhiều máy bay
phải bay vòng vòng trên trời 30 phút, thậm chí đến cả giờ đồng hồ mới
được hạ cánh.
Một lần nữa, nhu cầu mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
được “đảng ta” đặt ra một cách đầy quyết liệt, trong bối cảnh dự án sân
bay Long Thành còn lâu mới được khởi công do chưa tìm ra “tiền đâu”.
Hiện nay, những sân bay hiện đại có công suất thiết
kế cỡ nhất nhì châu Á 80 triệu khách/năm (nay đang khai thác 45
triệu/năm) là Check Lap Kok của Hongkong cũng chỉ rộng hơn sân bay Tân
Sơn Nhất 50 ha (Check Lap Kok 1200 ha, Tân Sơn Nhất 1150 ha). Để đáp ứng
sản lượng 60 triệu khách/ năm trở lên, sân bay Tân Sơn Nhất phải có hai
đường băng song song cách nhau hơn 1200 m theo tiêu chuẩn ICAO (hiện
nay hai đường băng sân bay Tân Sơn Nhất cách cách nhau 250 m [365 m – BVN chú thích] không thể khai thác cùng lúc).
Thế nhưng một nhà báo có thâm niên làm việc trong
ngành hàng không Việt Nam là Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội) đã nói thẳng rằng
dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3000 ha thời
VNCH, nhưng do từ sau 1975 sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm diện tích
méo mó (nơi mà đại gia nhóm lợi ích quân đội lấy cớ chiếm đoạt làm sân
golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư), việc làm hai đường băng cách nhau
cả km với diện tích hiện tại là khó. Từ nhiều năm qua, một số cá nhân
đã bất chấp luật pháp lấy 157 ha đất vàng để làm sân golf, nhà hàng,
khách sạn kinh doanh kiếm lời riêng.
Vậy những cá nhân đó là ai?
Câu trả lời mà ai cũng biết: Nhóm lợi ích quân sự.
Dù đất trống trong sân bay vẫn còn, nhưng một bàn tay
đen đúa nào đó vẫn quyết cắt 157 ha đất vàng trong sân bay cho tập đoàn
Him Lam làm sân golf, mặc cho sân bay này bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Được biết, dự án sân golf trong sân bay bận rộn nhất
Việt Nam do Tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập
đoàn nổi tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà
hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái
phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của DN khác;
lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài chính với số tiền nợ lên tới
34,8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế nhưng không
hiểu sao tập đoàn này vẫn được bảo kê để lập lãnh địa riêng trên 157 ha
đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người
dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất
mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm?
Cũng phải kể đến một nhân vật có máu mặt khác – Đại
tá Phùng Quang Hải – “chủ” một doanh nghiệp lớn trong quân đội mà được
biết đã chiếm được rất nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn
quốc,trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên sau vụ “tướng Thanh đi Pháp chữa bệnh” vào
tháng 6/2015 và từ đó Phùng Quang Thanh gần như “mất tích” trên bàn cờ
chính trị, nghe nói số phận của Đại tá Phùng Quang Hải cũng không khả
quan hơn. Còn có đồn đoán rằng ông Hải đang phải chịu một chế độ quản
thúc nào đó hoặc đã bị bắt.
Tuy nhiên dù ông Hải “không còn nữa”, lợi ích nhóm
quân sự vẫn là một bí mật kinh khủng và là một thách thức khủng khiếp
đối với chính quyền dân sự. Từ tháng 10/ 2015 đến nay, cuộc bàn bạc giữa
phía quân sự với đại diện nhà chức trách dân sự về việc dùng đất quân
sự để mở rộng Tân Sơn Nhất đã qua 7 phiên bàn nhưng vấn chưa đi tới đâu.
Hiển nhiên, chiến dịch được coi là “chống tham nhũng”
của Tổng bí thư Trọng sẽ mất điểm nghiêm trọng nếu không trấn dẹp được
nhóm lợi ích quân sự ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Lê Dung / SBTN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét