Xe gắn máy cài vào nhau, nhích từng chút trên đường phố Sài Gòn vào giờ “cao điểm” trong ngày. |
Các
báo ở Việt Nam lại đang làm nóng dư luận khi đưa tin hai bộ Y Tế và
Giao Thông Vận Tải CSVN muốn buộc phụ nữ “ngực lép” không được lái xe
hơi và xe gắn máy.
Hai bộ nói trên đưa
trở lại một quy định đã bị dư luận dân chúng phẫn nộ “ném đá” tới tấp
hồi trước đến nỗi phải hủy bỏ, mà theo đó giới phụ nữ có vòng ngực nhỏ
bị coi là “không đủ tiêu chuẩn sức khỏe” để lái xe. Nay cái quy định đó
được moi ra để nghiên cứu thi hành.
Theo bản dự thảo liên bộ Y Tế và Giao Thông Vận Tải CSVN, “để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm”, báo Đất Việt tường thuật hôm Chủ Nhật 25-8.
Theo bản dự thảo liên bộ Y Tế và Giao Thông Vận Tải CSVN, “để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm”, báo Đất Việt tường thuật hôm Chủ Nhật 25-8.
Vẫn
theo nguồn tin này “Bằng lái xe hạng A3, A4, B2 thậm chí "cao cấp" hơn
nữa là cấp bằng hạng C, D, E, F, A2…đối với những bộ "ngực khủng" tương
ứng.”
Theo những quy định ngặt nghèo và phi lý đó, những ai thấp
bé, nhẹ cân “có chiều cao dưới 1.45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không
đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3 trở lên. Trọng lượng quy định cũng
phải đạt ngưỡng tối thiểu 40kg”.
Đồng thời “người điều khiển
phương tiện còn phải có sức khỏe đạt mức "lực sĩ". Cụ thể, muốn được lái
xe máy, cả nam và nữ giới đều phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp
tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg”, báo Đất Việt nói.
Tháng
Mười, 2008, Bộ Y Tế đưa ra “Quyết định số 33” đòi hỏi vòng ngực từ 72
cm trở lên mới là “tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và
an toàn giao thông”. Dạo đó, báo chí đưa ra các lời phẫn nộ của giới
phụ nữ nói “ngực lép thì có tội tình gì” mà cấm.
Xe hơi ngày nay
hầu như đều được sản xuất với bộ phận làm cho tay lái trở nên rất nhẹ
nhàng, người yếu sức cũng có thể điều khiển không khó khăn.
Ngoài
những đòi hỏi nêu trên, dự thảo còn không cho phép “những người bị các
bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng
lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để
cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người
bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô
tô tải nặng.”
Chưa hết, “Ngay cả những người có vấn đề về hệ
tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ
nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; dãn tĩnh mạch
thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn;
áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng
bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...”
Ông
Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ở
Hà Nội, được báo Dân Trí thuật lời nói rằng: “Khi đọc dự thảo, tôi thấy
có quá nhiều điều bất hợp lý. Dường như chúng ta đã lắp ghép một cách
quá máy móc những tiêu chuẩn đã có từ thời xa xưa mà chưa tính toán xem
hiện nay những quy định đó có còn phù hợp hay không”.
Ông này cả
quyết, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông thì “chủ yếu là do ý thức
kém chứ đâu phải do những người “chân yếu, tay mềm”, vòng ngực nhỏ, lực
kéo thấp gây ra. Tôi khẳng định đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào
khẳng định những người có vòng ngực dưới 72 cm lái xe sẽ không an toàn
cả.”
Báo Người Lao Động đã phỏng vấn ông Trần Quý Tường, Phó Cục
trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y Tế), được ông này cho biết “báo chí đã
nhầm lẫn khi phản ánh về chuyện “ngực lép” mới được lái xe bởi Bộ Y tế
chỉ mới thành lập ban soạn thảo và chưa công bố lấy ý kiến nội dung dự
thảo nào liên quan đến vấn đề này”.
Tờ Dân Trí cho hay, sau khi
bản tin “ngục lép” bị cấm lái xe được cho lên mạng lúc 2 giờ chiều ngày
24/8/2013, tới 11 giờ đêm thì họ thấy “có đến 130181 lượt người đọc và
nhiều comment của bạn đọc gửi về Tòa soạn báo Dân trí điện tử” bình luận
về cái tin rất giật gân đó.
Đa số diễu cợt và tức giận, coi cái
đòi hỏi đó “Không hiểu nổi, quá vớ vẩn”, “Quá vô lý”, “Quan chức Việt
Nam rảnh rỗi và rất vui tính làm cho cả xã hội vui vẻ”, “Đúng là chỉ có ở
Việt Nam”, “May quá, cả nhà em chỉ có bà nội là ngực lép”.
Trên báo Thanh Niên thì một độc giả phê bình “Luật lạ đời...trong tương lai còn luật lạ nữa không?”
Tuần
qua, dư luận ở Việt Nam đã ồn ào về cái thông tư của Cục Cảnh Sát Giao
Thông Đường Bộ CSVN ra lệnh cho những ông đứng đường “cấm quay phim,
chụp ảnh hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm khi chưa được phép của CSGT
làm nhiệm vụ” đối với cả người dân và nhà báo.
Cái lệnh đã bị rút
lại sau phản ứng của dư luận và của Cục Kiểm Tra Văn Bản của Bộ Tư Pháp
CSVN thấy nó “trái luật” và “vượt quá thẩm quyền. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét