Mỗi một
vùng miền trên cả nước đều có những món ăn mang nét đặc trưng riêng biệt thậm
chí là thương hiệu riêng. Nếu như miền Bắc có mắm tôm, bánh cốm,... miền trung
có cu-đơ, nem chua,... thì miền Nam có lẩu mắm, bánh giá... những món ăn dân dã
mang đặc thù của một thời đi mở cõi...
Lẩu cá
kèo
Lẩu cá kèo
là món mang hương vị miền Nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm
với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát
đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi
mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau
đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau
nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm
lừng, khó quên.
Canh chua
cá bông lau
Vàm Nao
(huyện Phú Tân, An Giang) là khúc sông ngắn nối sông Tiền và sông Hậu, nằm ở địa
phận giáp ranh giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân. Nó không chỉ nổi tiếng vì cảnh
đẹp, về những huyền thoại “dưới sông sấu nhảy…” một thời mà còn nổi tiếng vì đặc
sản cá bông lau, đệ nhất đặc sản của miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng
về ngon mà còn về nguồn gốc bí hiểm của nó.
Canh gà lá
giang
Canh nấu
chua ở miền Bắc có quả sấu, còn miền Nam có lá giang hoặc lá me. Lá giang tạo vị
chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh và lẩu. Vị chua chua của lá
giang và vị ngọt của thịt gà ăn rất ngon trong những ngày trời nóng
nực.
Bún nước
kèn An Giang
Về miền Tây
Nam bộ, du khách thích ăn bún có nhiều lựa chọn như món bún bì, bún chả giò, bún
thịt nướng, bún cà ri, bún gỏi dà..., trong đó, món được nhiều người ưa thích
nhất có lẽ là bún nước lèo của bà con Khmer. Những món này, có thể thưởng thức
bất kỳ ở đâu khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng muốn ăn bún nước kèn thì
phải đến Châu Đốc (An Giang) mới có.
Bánh giá
chợ Giồng
Ở miệt Chợ
Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng
câu ca dao về bánh giá. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có
tiếng, được nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều
nơi khác, người ta cũng học và biết cách làm bánh giá để ăn. Bánh mang vị béo
của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái
khẩu.
Bò
bía
Bò bía là
món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô,
xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một
cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt
xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần
đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng
ghiền.
Cua đồng
nấu canh tập tàng
Trong những
ngày hè oi bức này, nếu dịp về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bạn hãy thưởng
thức món canh cua đồng nấu với rau tập tàng. Đây là món rất dễ làm, lại sẵn có
trong thiên nhiên của miền quê sông nước. Rau tập tàng là những loại rau vườn
như mùng tơi, rau dền...
Gỏi khô cá
lóc - tôm
Nhưng với
dân đồng bằng Nam bộ thứ thiệt thì không thể không biết đến vị hấp dẫn của khô
cá lóc trộn gỏi. Đơn giản nhất là gỏi xoài, nhưng công phu cao hơn một bậc phải
kể đến thứ gỏi vả trộn xoài với khô cá lóc.
Vịt nấu
chao
Không phải
cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành
món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất
riêng.
Lẩu mắm
niền Tây
Mỗi khi xa
quê, những người con đất của phương Nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn
nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể
thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ
tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị
ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên
một món lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây.
Ở Sài Gòn,
lẩu mắm được xem là món ăn ngon, đặc trưng, được bán tại một số quán nằm trên
đường Hồ Biểu Chánh, Ngô Thời Nhiệm, Lý Chính Thắng, Nơ Trang
Long…
Nem
nướng
Nem nướng
thì vùng đất nào cũng có, nhưng mỗi nơi lại mang một hương vị, sắc thái riêng
gắn với con người và thổ nhưỡng nơi đó.
Đất Cần Thơ
là một ví dụ mà nổi bật là bên bờ kinh Cái Răng từ hơn nửa thế kỷ trước đã nổi
lên một đặc sản nem do chính tay người phụ nữ mà dân trong vùng gọi là Tư Khem
sáng tạo nên.
Nem nướng
Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt lợn tươi, quết dẻo rồi vo tròn nướng trên
than hồng. Từng viên nem tròn trĩnh, xỏ xâu bởi thanh tre chuốt nhỏ, mướt rượt
mỡ, vàng rượm do được nướng khéo. Tuốt nhẹ một cái, những viên nem đã nằm gọn
trong dĩa, bên cạnh rê bánh hỏi trắng tinh, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì
không còn gì bằng.
Ốc
gạo
Xã Tân
Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi
tiếng với đặc sản ốc gạo. Ốc gạo sinh sản nhiều ở lưu vực sông Cồn Bầu, Cồn Tre,
Cồn Tròn,…Đặc biệt hơn cả, ốc gạo Cồn Tre nhờ sống ở vùng cát sa nên ốc to, vỏ
màu xanh ngọc, ruột đầy, bởi vậy ốc rất ngon.
Bánh xèo
Nam bộ
Nói đến
những đặc sản của vùng đất phương Nam có lẽ không thể không nhắc đến Bánh xèo
Nam bộ. Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... đặc
biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên
lý hay bông so đũa... làm nhân bánh.
Một cái
bánh xèo ngon thường phải to như chiếc đĩa lớn, bánh mỏng, vành bánh giòn và
thành phần của nhân bánh trải đều, được nhìn thấy rõ trên thân bánh đã được gập
đôi sau khi chiên.
Bánh xèo
Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Có mặt thường xuyên nhất là rau
diếp cá, rau húng, xà lách, cải xanh, cát lồi, đọt bứa, kim thất, lá vông, mã
đề, tía tô, đọt xoài, đọt cách, đọt bằng lăng, lá
lốt...
Bánh ống
Sóc Trăng
Bánh ống là
loại bánh dân dã của bà con người dân tộc Khmer. Tuy nó không phổ biến lắm nhưng
đây cũng là loại bánh ăn chơi ngon, rẻ mà lớp trẻ con rất
thích
Cái ống tre
làm khuôn được cưa ngang một khúc dài cỡ 20cm. Ở giữa có que nhú lên gắn vào
đồng xu cạo gió làm đáy khuôn. Ngày nay, ít ai xài bằng ống tre mà người ta chỉ
làm bằng nhôm cho giản tiện. Đặt ống thẳng đứng trên nắp nồi, ở trong nồi có
chứa nước. Bột gạo xay nát, tơi nhỏ và mịn trộn với đường, nước cốt
dừa…
Bánh tráng
cuốn sài gòn
Ở Sài Gòn,
rất dễ tìm thấy một hàng ăn có món cuốn. Hình như người Sài Gòn sẵn sàng dùng
món cuốn ở bất cứ thời gian nào trong ngày.
Chỉ một
phần tư cái bánh tráng mỏng, trải ra trên một cái khay rộng, xếp lên lá rau diếp
vài lá rau húng quế, húng cây, một gắp củ sắn xào, vài con tép riu xào đỏ thắm,
một miếng lạp xưởng cuốn lại, chấm với tương ngọt điểm chút cay cay của tương
ớt, cuốn nọ tiếp theo cuốn kia cứ kéo dài cùng với những tiếng cười râm ran vui
vẻ. Đi trong lòng chợ, dễ dàng gặp một hàng gỏi cuốn. Chiếc cuốn trắng tinh, con
tôm đỏ thắm với cọng hẹ ló ra ngộ nghĩnh. Cơm tấm bì dân dã, nhưng bì cuốn lại
là một món cuốn ngon của người Sài Gòn.
Bò giá
tréo
Bà con
Khmer ở Sóc Trăng và một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tập quán
nuôi bò trên đất cát giồng. Con bò vừa là tài sản vừa giúp ích cho nhà nông
trong việc đồng áng, vận chuyển nông sản.
Người ta hạ
một con bê (bò con vừa chớm sừng), cạo sạch lông, rồi treo lên hai cặp cây đóng
tréo hình chữ X. Bên dưới là đống than hồng cháy đượm. Sức nóng làm da bò căng
ra, thịt bên trong săn cứng…
Mâm bàn
được dọn ra với chủ yếu là rau thơm, khế chua, chuối chát thái mỏng. Một dĩa
chanh đã cắt ra thành miếng. Một thau bún ngon. Một tô đựng mắm nêm trộn với
khóm, bằm chung với tỏi, ớt, đường, bột ngọt được pha chế vừa ăn. Trên bàn chỉ
có chén nhưng không có đũa vì thực khách sẽ dùng tay để
ăn.
Cơm tấm
bì
Là một
trong những đặc sản Nam bộ, cơm tấm bì chả đã trở thành bữa trưa vừa ngon vừa
thú vị khi gói ghém được rất nhiều hương vị trong một: bì thịt heo, chả trứng,
trứng ốp-la, đồ chua...
Bột
chiên
Bột chiên
là món ăn đơn giản có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và là
món ăn chơi quen thuộc ở khu vực Sài Gòn cũng như một số nơi khác.
Món bột chiên tại Việt Nam chủ yếu do người Việt gốc Hoa chế biến và bán nên
không khác biệt nhiều so với nguyên gốc.
Đuông chiên
giòn
Món ăn đặc
sản quý hiếm ở Nam bộ mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm
gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và
đuông măng.
Đuông mẹ có
cánh, mỏ nhọn, hai cánh cứng như thép, có thể khoét thủng cả gỗ để vào đẻ trứng.
Trứng đẻ thành ấu trùng, béo múp míp, trở thành thứ đặc sản “đệ nhất Nam
bộ”.
Sau mùa
giao hoan, đuông tìm một cây dừa đang sung sức, khoét ngọn vào đẻ trứng. Trứng
nở thành ấu trùng. Mẹ con nhà đuông bắt đầu chiến dịch công phá, chén củ hũ dừa
thỏa thuê. Mỗi cây dừa có hàng trăm con đuông rúc rỉa “tủy sống” của cây dừa.
Đến khi cây dừa không còn sức sống đến chết thì người ta buộc phải đốn dừa bắt
đuông. Bửa củ hũ ra, hàng trăm con ngọ nguậy, lăn tròn, đứng không nổi. Con nào
đã mọc cánh thì không bắt.
Bánh
tằm
Đây là món
ăn dân dã, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ, nhất là ở các vùng quê miền
Nam, miền Tây. Hiện nay bánh tằm được bán rộng rãi ở Sài Gòn và trở thành món
khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ.
Cách chế
biến món này khá đơn giản. Củ khoai mì lột sạch vỏ, mài nhuyễn, vắt bỏ nước rồi
đem trộn với đường, bột năng và nước cốt dừa, hương va-ni. Nếu thích có nhiều
màu thì phân thành từng phần để trộn với lá dứa (màu xanh) hoặc chất tạo màu.
Sau đó đem hỗn hợp này cho vào chiếc khuôn hình chữ nhật để hấp từ 20 – 30 phút.
Chờ cho nguội, lấy bột trong khay ra sắt thành từng sợi bằng nửa ngón tay rồi
đem trộn với cơm dừa nạo sợi. Bánh tằm dùng với muối mè (làm từ mè rang, đậu
phộng, đường, muối) có vị ngọn, béo, mằn mặn và dai.
Cháo cá rau
đắng
Miền Tây
sông nước phù sa với rau xanh, cá tươi và món cháo cá lóc rau đắng được xem là
món ăn dân dã, thơm ngon, và đậm hương vị quê hương.
Nguyên liệu
nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia
vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc tự
nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt lát mỏng,
tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để thêm tương ngọt
và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon.
Hủ
tíu
Hủ tíu là
đặc sản của người miền Nam mà khi nhắc đến có lẽ ai ai cũng
biết.
Đó là sợi
bánh bằng bột gạo, gần giống bánh phở, song hủ tíu khác cơ bản ở chỗ sợi bánh
thường được sấy khô, lúc chuẩn bị ăn mới trụng nước sôi và cần mỡ hành phi cho
mềm-thơm-bùi-béo.
Nguyên liệu
chính của món hủ tiếu là bánh hủ tiếu, nước dùng chính là với thịt bằm nhỏ, lòng
heo nấu cùng. Sau đó trụng sơ bánh hủ tiếu với nước dùng, rồi cho các nguyên
liệu phụ vào như giá đỗ, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Có thể ăn với thịt bò
viên và tương ớt, tương đen.
Tổng Hợp Trên Net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét