Ảnh minh họa |
Ngô Nhân Dụng
Trên
mạng Dân Làm Báo mới phổ biến bài viết ký tên Tam 8X tựa đề “Công khai
thành lập Ðảng đối lập - Tại sao? Khi nào?” Ðây là một bài phân tích rất
công phu và đầy đủ về việc lập đảng để công khai tranh đấu cho tự do
dân chủ.
Ðoạn cuối bài này viết: “...những nhà đấu tranh tự do, dân chủ hiện nay (người trẻ tuổi, trung niên, người cao tuổi) phải đọc lại quá trình đấu tranh và hình thành và sự giành thắng lợi của ÐCS Việt Nam từ trước khi các tổ chức cộng sản đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đến khi hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Ðảng Cộng sản Việt Nam... để thấy rằng sự ra đời của một Ðảng phái là một quá trình đấu tranh trước đó, chuẩn bị đầy đủ điều kiện CẦN và CÓ chứ không phải là thông qua một lời “tuyên bố, khởi xướng” nhất thời” (thí dụ, việc tuyên bố thành lập một đảng Dân Chủ Xã Hội mà các ông Lê Hiếu Ðằng và Hồ Ngọc Nhuận đang hô hào).
Ðoạn cuối bài này viết: “...những nhà đấu tranh tự do, dân chủ hiện nay (người trẻ tuổi, trung niên, người cao tuổi) phải đọc lại quá trình đấu tranh và hình thành và sự giành thắng lợi của ÐCS Việt Nam từ trước khi các tổ chức cộng sản đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đến khi hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Ðảng Cộng sản Việt Nam... để thấy rằng sự ra đời của một Ðảng phái là một quá trình đấu tranh trước đó, chuẩn bị đầy đủ điều kiện CẦN và CÓ chứ không phải là thông qua một lời “tuyên bố, khởi xướng” nhất thời” (thí dụ, việc tuyên bố thành lập một đảng Dân Chủ Xã Hội mà các ông Lê Hiếu Ðằng và Hồ Ngọc Nhuận đang hô hào).
Lời khuyên trên đây rất hữu ích. Lập
đảng không phải chỉ làm một việc “tuyên bố, khởi xướng” là đủ mà phải
“chuẩn bị đầy đủ các điều kiện” để hoạt động. Tuy nhiên kinh nghiệm lập
đảng Cộng sản Việt Nam không chắc đã thích hợp cho những người tranh đấu
dân chủ ngày nay. Hơn nữa, học kinh nghiệm của họ có thể nguy hiểm cho
tương lai nền dân chủ mà dân ta đang mong muốn. Có những kinh nghiệm
khác cần tìm hiểu, thích hợp và lợi ích hơn.
Tình thế nước ta bây
giờ khác hẳn thời 1930 đến 1945. Nếu muốn học hỏi, những người đấu
tranh đòi tự do, dân chủ hiện nay cần nghiên cứu kinh nghiệm của những
nước đã từ độc tài chuyển sang dân chủ trên thế giới trong thời gian từ
1976 đến sau năm 1990. Ðó là các nước phía Nam Châu Âu (từ Tây Ban Nha
sang Hy Lạp), ở Nam Mỹ (Uruhuay, Brazi, Chile, vân vân), tại Ðài Loan,
Nam Hàn; và các nước cộng sản Ðông Âu từ năm 1989. Vì hiện nay nước ta
đang vận động chuyển mình từ độc tài sang dân chủ; giống các nước kể
trên chứ không giống như thời kỳ đang tranh đấu chống thực dân Pháp
giành độc lập.
So sánh các biến chuyển ở Tây Ban Nha hay Chile,
Ðài Loan và Nam Hàn, với các cuộc vận động ở Tiệp Khắc hoặc Ba Lan, sẽ
thấy khác nhau ở một điểm quan trọng, là vai trò của xã hội chính trị và
xã hội công dân trong cuộc vận động dân chủ. Các đảng phái tạo thành xã
hội chính trị, mục tiêu là giành lấy chính quyền. Trong xã hội công dân
gồm các hiệp hội, phong trào, với mục tiêu thực hiện quyền công dân, họ
có ảnh hưởng chính trị nhưng không nhất thiết nhằm đoạt lấy quyền điều
khiển quốc gia.
Tại các nước Nam Âu, Nam Mỹ và Á Ðông, các đảng
phái chính trị dẫn đầu phong trào đòi dân chủ tự do. Còn tại các nước
cộng sản Ðông Âu, vai trò tiên phong lại do xã hội công dân đảm nhiệm. Ở
Ba Lan có phong trào công nhân của Công Ðoàn Ðoàn Kết và Giáo hội Thiên
Chúa Giáo. Tại Hungary là Diễn Ðàn Dân Chủ (Democratic Forum). Ở Tiệp
Khắc là Diễn Ðàn Công Dân (Civic Forum). Tại Bulgaria người ta thành lập
Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ (Union of Democratic Forces) sau khi đảng
Cộng sản tự xóa và đổi tên. Tại các nước vùng Baltic các nhà tranh đấu
lập ra những mặt trận. Không thấy tên một đảng nào cả.
Trái lại,
tại các nước Nam Âu và Nam Mỹ, các đảng phái đã được thành lập, nhiều
đảng có tên từ trước thời chế độ độc tài lên nắm quyền; và họ đã liên
tục tranh đấu đòi tự do dân chủ một cách công khai hay bí mật. Tại
Uruguay và Chile, các đảng phái chính trị đóng vai trò chính trong phong
trào đòi dân chủ. Tướng Pinochet coi thường sức mạnh của các đảng chính
trị, nhưng khi không ngờ 12 đảng chính trị đã biết đoàn kết và phối hợp
với nhau, thành công trong cuộc vận động trưng cầu dân ý, kêu gọi dân
Chile bác bỏ dự thảo hiến pháp của nhà độc tài quân phiệt. Ở Tây Ban Nha
đảng Lao Ðộng Xã Hội vẫn hoạt động bí mật, họp các đại hội ở nước
ngoài, năm 1974 mới về nước. Ðảng Xã Hội Nhân Dân cũng vậy. Một hành
động gây chấn động của Thủ Tướng Suarez là ông trả tự do cho lãnh tụ
đảng Cộng sản và hợp pháp hóa đảng này. Suarez đã hợp pháp hóa các đảng
chính trị trước khi bẩu quốc hội để soạn hiến pháp mới. Ở Ðài Loan và
Nam Hàn cũng chính đảng chính trị vận động dân chủ hóa. Tình trạng các
nước Cộng sản Ðông Âu khác hẳn.
Tại sao các nhà tranh đấu dân chủ
tại các nước Cộng sản Ðông Âu không lập đảng mà chỉ thúc đẩy các phong
trào hay diễn đàn? Lý do giản dị là các đảng chính trị đã bị đàn áp và
cấm đoán từ khi cộng sản cầm quyền. Nhưng còn một lý do quan trọng khác,
là người ta muốn tránh dùng chữ “Ðảng.” Trong các nước cộng sản này,
nói tới Ðảng là đã thấy một nghĩa xấu. Xấu như thế nào thì ai cũng biết
rồi; ở nước ta cũng vậy. Nghe nói Ðảng là người dân nghĩ đến một nhóm
người chỉ lo bảo vệ quyền lợi của chính họ. Ðảng không đại diện cho
thành phần nào trong dân chúng; trái lại còn tự coi mình có “thiên mệnh”
đứng bên trên “lãnh đạo” cả guồng máy nhà nước lẫn xã hội bên ngoài
(điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam). Do đó, những người tranh đấu cho dân
chủ tại các nước Cộng sản Ðông Âu không lập những “đảng khác.” Họ vận
động đòi thi hành quyền chính đáng của các công dân. Họ nhân danh là
những người có “quyền công dân,” muốn thực thi các quyền đó, muốn tham
dự vào các việc chung của xã hội, mà lúc đó dân không được can dự. Họ
đòi tái lập “xã hội công dân,” một hình thái sinh hoạt mà các chế độ
toàn trị không chấp nhận. Các chế độ toàn trị muốn “bao biện” tất cả mọi
lãnh vực sinh hoạt trong xã hội; các công dân không có quyền tập họp
riêng với nhau.
Phong trào đòi dân chủ ở Ðông Âu phát xuất từ xã
hội công dân, khác với phong trào ở Nam Âu hay Nam Mỹ xuất hiện từ xã
hội chính trị. Một phần cũng vì tại các nước độc tài không cộng sản (Nam
Âu hay Nam Mỹ) xã hội công dân vẫn tồn tại. Các công dân vẫn còn được
quyền tự do tham dự những tổ chức không do chính quyền kiểm soát. Các
công đoàn, các giáo hội, những hội từ thiện không bị gom lại trong tay
một thứ “Mặt Trận Tổ Quốc” như ở các nước cộng sản.
Vì thế, họ không có nhu cầu phục hồi xã hội công dân như dưới các chế độ độc tài toàn trị.
Việc
xây dựng dân chủ ở bất cứ nước nào cũng đòi hỏi phải phục hoạt cả xã
hội công dân lẫn xã hội chính trị. Tùy hoàn cảnh, mỗi nơi đã chọn một
lãnh vực làm điểm khởi đầu buộc chế độ độc tài phải thay đổi. Việt Nam
sẽ theo con đường nào thuận tiện nhất, nhanh chóng và hữu hiệu nhất,
chắc anh chị em trong nước biết nhiều hơn những người sống bên ngoài.
Nhưng muốn xây dựng chế độ dân chủ thì chắc chắn người dân phải có ý
thức về quyền công dân của mình. Họ phải tập sống dân chủ ngay trong các
tập hợp nhỏ do họ thành lập. Vì vậy, cần gây một phong trào đòi thực
hiện quyền của các công dân được tự lập ra các hội đoàn của họ. Vì đã
gọi là công dân thì người ta phải được thể hiện quyền tự do hội họp mà
hiến pháp nước nào cũng công nhận; bắt đầu ngay với các hiệp hội phi
chính trị. Các phong trào dân chủ ở Ðông Âu trước năm 1989 đã làm công
việc đó.
Tất nhiên muốn xây dựng chế độ dân chủ thì phải tổ chức
các đảng chính trị. Không có đảng phái thì không thể có dân chủ. Nhưng
chắc chắn không nên học theo kinh nghiệm hoạt động của đảng Cộng sản
Việt Nam. Trước tiên vì mục đích khác nhau. Ðảng cộng sản lập ra với mục
đích chiếm chính quyền, bằng bất cứ phương cách nào. Còn các đảng chính
trị ngày nay phải theo đuổi mục đích khác: Cùng đóng góp vào việc xây
dựng nền dân chủ cho dân tộc Việt Nam, qua các thủ tục bỏ phiếu tự do
của toàn dân. Mỗi đảng đều muốn được dân tín nhiệm để cầm quyền rồi thi
hành các chính sách của mình. Nhưng dù không thắng cử họ vẫn chấp nhận,
tiếp tục tham dự vào “cuộc chơi dân chủ.” Từ bản chất, các đảng chính
trị đã hay đang thành lập ở Việt Nam phải khác hẳn đảng cộng sản.
Vì
vậy, ngay từ đầu các đảng chính trị dân chủ phải hoạt động công khai,
khác hẳn quá khứ bí mật, bưng bít, tối tăm của đảng cộng sản. Cho đến
bây giờ họ vẫn giữ bản chất đó. Nếu các đảng chính trị dân chủ lại đi
học tập kinh nghiệm của đảng cộng sản thì họ sẽ phản bội ngay lý tưởng
xây dựng dân chủ mà người dân đang khao khát.
Vì thế, trong bài
trước chúng tôi đã báo động nếu ai cũng nghĩ như ông Hồ Ngọc Nhuận, qua
lời lẽ ông viết trong bài Phá Xiềng, thì rất nguy hiểm. Ðó không phải là
cách suy nghĩ trong xã hội dân chủ. Như khi ông Hồ Ngọc Nhuận viết:
“Các đảng chánh trị yêu nước,... đang ủng hộ các bạn (tức Ðảng Dân Chủ
Xã Hội).” Không một đảng chính trị dân chủ nào có thể muốn tất cả các
“đảng chánh trị yêu nước” phải nhập vào với mình. Nói vậy là hàm ý đảng
nào không ủng hộ mình tức là chưa biết yêu nước. Trong xã hội dân chủ
không một đảng phái nào được phép tự coi mình độc quyền yêu nước, độc
quyền cái thiện, cái đẹp. Mỗi đảng phải biết tôn trọng tư cách của các
đảng khác. Các đảng hết sức cạnh tranh với nhau để được dân ủng hộ;
nhưng tất cả cùng tôn trọng một luật chơi dân chủ, là không ai chiếm độc
quyền. Những lời báo động này không nhắm vào cá nhân các ông Lê Hiếu
Ðằng hay Hồ Ngọc Nhuận, mà chỉ nhắm vào một thói quen suy nghĩ không
thích hợp với tinh thần dân chủ. Việc tuyên bố công khai thành lập một
đảng chính trị trong lúc này là một hành động can đảm đáng ngợi khen.
Mọi người nên làm theo lối minh bạch, công khai như vậy. Nhưng trước khi
xây dựng dân chủ chúng ta cần xác định sống dân chủ phải hành xử như
thế nào. Những lời cảnh báo này chỉ mong giúp các bạn trẻ ở nước ta đang
dấn thân tranh đấu đòi tự do dân chủ nhìn rõ hơn con đường trước mặt.
Nếu ngay trong bước đầu đã đi sai thì sau đó việc xây dựng dân chủ sẽ
khó khăn hơn nhiều.
Ngô Nhân Dụng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét