Iran nằm trong số các quốc gia chồng cho phép vợ mới được đi làm. (Hình: Getty Images) |
Tại ít nhất 15 quốc gia trên thế giới, người phụ nữ vẫn còn phải có phép của
chồng mới được đi làm, theo bản báo của World Bank về sự bình đẳng giới tính
trong thương mại.
“Có nhiều xã hội đang có sự tiến bộ, dần dần tiến tới việc tháo gỡ các hình
thức lâu đời nhằm kỳ thị phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều phải làm,” theo
lời Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới Jim Yong Kim trong lời mở đầu của bản báo
cáo.
Trong số 143 quốc gia nêu tên trong bản báo cáo “Women, Business and the Law 2014”, có 15 quốc gia, kể cả Iran, Syria, Bolivia và Gabon, cho người đàn ông quyền phản đối và ngăn cản không cho vợ đi làm.
Trong 79 quốc gia, vẫn còn có luật lệ giới hạn những loại công việc mà người phụ nữ không được làm, theo bản báo cáo.
“Những giới hạn lớn nhất nhắm vào quyền làm việc của phụ nữ là ở Đông Âu và Trung Á,” theo bản báo cáo.
Tại Nga, phụ nữ bị cấm làm việc trong 456 ngành nghề, kể cả lái nông cơ, điều khiển xe lửa và làm gỗ.
Tuy nhiên, tại ít nhất 29 quốc gia, kể cả Saudi Arabia, Honduras và Senegal, có luật theo đó xác định vai trò gia trưởng của người đàn ông và cho họ có nhiều quyền lực về những vấn đề quan trọng như sống ở đâu, nộp đơn xin các giấy tờ như sổ thông hành hay mở trương mục ngân hàng.
Tương tự, các quốc gia phát triển ở Âu Châu cũng chậm chạp trong việc thay đổi luật lệ kỳ thị phụ nữ. Tại Tây Ban Nha, phụ nữ chỉ có quyền đưa đơn kiện mà không cần phải xin phép chồng từ năm 1981 và ở Switzerland năm 1984. (V.Giang)
Trong số 143 quốc gia nêu tên trong bản báo cáo “Women, Business and the Law 2014”, có 15 quốc gia, kể cả Iran, Syria, Bolivia và Gabon, cho người đàn ông quyền phản đối và ngăn cản không cho vợ đi làm.
Trong 79 quốc gia, vẫn còn có luật lệ giới hạn những loại công việc mà người phụ nữ không được làm, theo bản báo cáo.
“Những giới hạn lớn nhất nhắm vào quyền làm việc của phụ nữ là ở Đông Âu và Trung Á,” theo bản báo cáo.
Tại Nga, phụ nữ bị cấm làm việc trong 456 ngành nghề, kể cả lái nông cơ, điều khiển xe lửa và làm gỗ.
Tuy nhiên, tại ít nhất 29 quốc gia, kể cả Saudi Arabia, Honduras và Senegal, có luật theo đó xác định vai trò gia trưởng của người đàn ông và cho họ có nhiều quyền lực về những vấn đề quan trọng như sống ở đâu, nộp đơn xin các giấy tờ như sổ thông hành hay mở trương mục ngân hàng.
Tương tự, các quốc gia phát triển ở Âu Châu cũng chậm chạp trong việc thay đổi luật lệ kỳ thị phụ nữ. Tại Tây Ban Nha, phụ nữ chỉ có quyền đưa đơn kiện mà không cần phải xin phép chồng từ năm 1981 và ở Switzerland năm 1984. (V.Giang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét