Vẻ hào nhoáng bên ngoài của trung tâm Sài Gòn ẩn chứa bên trong là rất nhiều khó khăn, bất trắc. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Phan Chánh/Người Việt
Nếu trẻ con hăm hở vì khoảng cách từ Tết Tây 2014 và Tết Ta Giáp Ngọ
chỉ có một tháng, thì người lớn lại rùng mình bởi vấn nạn suy thoái kinh
tế kéo theo biết bao gia cảnh khốn khó.
Ở Sài Gòn và các đô
thị lớn trong thời điểm cận Tết, bên cạnh cảnh thất nghiệp, cảnh chủ xù
lương, thưởng, cảnh mua bán ế ẩm... người ta còn nhận biết một số không
nhỏ các gia đình âm thầm bán nhà hoặc thay đổi nhà mướn để trốn nợ.
Không có gì quá đáng khi cho rằng Sài Gòn là nơi lý tưởng để các chủ hụi, chủ doanh nghiệp các tỉnh lâm vào cảnh phá sản về “nằm vùng,” mà ngay cả chính người Sài Gòn thất cơ lỡ vận cũng “đào hầm bí mật” từ quận này qua quận khác.
Không có gì quá đáng khi cho rằng Sài Gòn là nơi lý tưởng để các chủ hụi, chủ doanh nghiệp các tỉnh lâm vào cảnh phá sản về “nằm vùng,” mà ngay cả chính người Sài Gòn thất cơ lỡ vận cũng “đào hầm bí mật” từ quận này qua quận khác.
Ông Tấn, một người có thú sưu tập các chậu gốm trồng
kiểng của Sài Gòn xưa. Ông thường lang thang đến các điểm chợ trời bên
bến Bình Ðông có giá phải chăng.
Ông Tấn kể. “Tui biết một điểm chuyên bán các chậu gốm xưa, chủ điểm bán này có mối mua đồ chôm chỉa của dân nghiện hút. Dân nghiện thó mấy cái chậu quí bán cho hắn quá lắm chỉ là tiền trăm, hắn bán lại tiền triệu. Tôi cứ đinh ninh là hắn làm ăn khá lắm, nhưng mấy hôm liền tôi thấy hắn dẹp tiệm, hỏi thăm ông bán cà phê bên cạnh, ông này nói: “Nó đi bộ đội rồi.”
Tôi hết sức ngạc nhiên vì không tin tay chủ tiệm cỡ bốn mươi tuổi này lại đi bộ đội, chẳng lẽ có lệnh tổng động viên đánh Trung Quốc mà tôi không biết. Ông chủ bán cà phê thấy tôi ngớ cả người nên nói. “Bộ ông không biết đi bộ độ là đi trốn nợ hả. Dân ở đây hễ nói ai đi bộ độ là biết liền”.
Ngôn ngữ đường phố chỉ chuyện trốn nợ liên tục thay đổi theo tình trạng suy thoái kinh tế. Dù là đi bộ đội hay làm lãnh tụ (lãnh tù) thì cũng kéo theo thảm cảnh. Những tay trốn nợ trăm tỉ, ngàn tỉ thì ai cũng biết số phận của họ bị xã hội đen và xã hội đỏ xử ra sao nếu chẳng may bị bắt gặp. Nhưng với những người chẳng may trả không nổi nợ nần vì làm ăn thất bại hay gia cảnh khốn cùng thì cảnh rất thảm thương.
Ông Tấn kể. “Tui biết một điểm chuyên bán các chậu gốm xưa, chủ điểm bán này có mối mua đồ chôm chỉa của dân nghiện hút. Dân nghiện thó mấy cái chậu quí bán cho hắn quá lắm chỉ là tiền trăm, hắn bán lại tiền triệu. Tôi cứ đinh ninh là hắn làm ăn khá lắm, nhưng mấy hôm liền tôi thấy hắn dẹp tiệm, hỏi thăm ông bán cà phê bên cạnh, ông này nói: “Nó đi bộ đội rồi.”
Tôi hết sức ngạc nhiên vì không tin tay chủ tiệm cỡ bốn mươi tuổi này lại đi bộ đội, chẳng lẽ có lệnh tổng động viên đánh Trung Quốc mà tôi không biết. Ông chủ bán cà phê thấy tôi ngớ cả người nên nói. “Bộ ông không biết đi bộ độ là đi trốn nợ hả. Dân ở đây hễ nói ai đi bộ độ là biết liền”.
Ngôn ngữ đường phố chỉ chuyện trốn nợ liên tục thay đổi theo tình trạng suy thoái kinh tế. Dù là đi bộ đội hay làm lãnh tụ (lãnh tù) thì cũng kéo theo thảm cảnh. Những tay trốn nợ trăm tỉ, ngàn tỉ thì ai cũng biết số phận của họ bị xã hội đen và xã hội đỏ xử ra sao nếu chẳng may bị bắt gặp. Nhưng với những người chẳng may trả không nổi nợ nần vì làm ăn thất bại hay gia cảnh khốn cùng thì cảnh rất thảm thương.
Chùa, miếu ở Sài Gòn luôn nghi ngút khói hương của giới kinh doanh cầu mong chạy được nợ nần đón năm mới. (Hình: Phan Chánh/Người Việt) |
Ở quận 10, có một gia
đình gồm 5 người thuê căn chung cư cũ chỉ rộng 30m2. Nhìn số đồ đạc mà
gia đình này dọn về chất đầy cả nửa căn chung cư, hàng xóm đoán biết
trước đây họ có đời sống khá giả. Nhưng chỉ sau mấy ngày thì nhiều người
lạ mặt đến la hét đòi nợ rồi xông vào nhà để xiết đồ thì hàng xóm mới
biết họ là dân từ quận 8, trốn qua quận 10 để trốn nợ.
Gia đình này trước đây là chủ một công ty kinh doanh vải và quần áo may sẵn. Theo người biết chuyện thì ông chủ nhà trốn ở một chỗ khác còn để vợ con và mấy đứa cháu mướn căn chung cư này để trốn, các chủ nợ không kiếm ra ông ta thì hành hạ và lột sạch vợ con ông ta.
Nhìn cảnh đứa cháu ngoại khoảng 5 tuổi của gia đình này la khóc, chạy theo người xiết nợ đòi lại cái ipad để chơi game thì không khó để đoán tương lai của gia đình này u ám như thế nào.
Về cái “lý” người mắc nợ sợ người chủ nợ ở xã hội Việt Nam cũng có những trường hợp ngoại lệ. Hôm chúng tôi được mời đến một quán cà phê trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, thay vì được nhâm nhi chỗ ly cà phê ngon và quán đẹp thì lại bắt gặp cảnh ồn ào náo loạn trong quán, bên ngoài quán thì thấp thoáng bóng công an - dân phòng đang chuẩn bị xông vô. Hỏi ra thì biết người thuê mặt bằng mở quán cà phê đang đập phá đồ đạc trong quán của mình vì chuyện chủ cho thuê mặt bằng không cho tiếp tục bán vì thiếu tiền thuê nhà.
Một ông xe ôm đứng chứng kiến chuyện, nói: “Gặp tui, tui cũng quậy, mình làm thấy mẹ chỉ để cho đám nhà giàu có mặt bằng cho thuê ăn hết. Mà tụi nó là ai, không phải cán bộ đang chức thì cũng là quan chức về hưu.”
Không tính chuyện ngân hàng xiết nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở tư nhân phá sản; chỉ riêng hệ thống tín dụng đen bao trùm mọi hoạt động kinh tế vừa và nhỏ ở Việt Nam đang sử dụng nhiều phương thức bạo lực để đòi nợ đã cho thấy bộ mặt u ám của biết bao gia đình lâm vào cảnh làm ăn thất bại.
Cái thờI kỳ phồn vinh giả tạo đã đi qua, miếng bánh lợi nhuận hiện nay chỉ thuộc về các tập đoàn cán bộ tham nhũng, các nhóm lợi ích cộng tác với chế độ.
Năm hết, Tết đến, chuyện người Sài Gòn chộn rộn ăn Tết ai cũng biết là chuyện bề ngoài, điều mà hàng triệu người đang kinh doanh vừa và nhỏ phải đối diện là rồi đây, trong năm mới, sẽ tới lượt ai phải chui lủi để trốn nợ hoặc tù tội vì nợ nần.
Gia đình này trước đây là chủ một công ty kinh doanh vải và quần áo may sẵn. Theo người biết chuyện thì ông chủ nhà trốn ở một chỗ khác còn để vợ con và mấy đứa cháu mướn căn chung cư này để trốn, các chủ nợ không kiếm ra ông ta thì hành hạ và lột sạch vợ con ông ta.
Nhìn cảnh đứa cháu ngoại khoảng 5 tuổi của gia đình này la khóc, chạy theo người xiết nợ đòi lại cái ipad để chơi game thì không khó để đoán tương lai của gia đình này u ám như thế nào.
Về cái “lý” người mắc nợ sợ người chủ nợ ở xã hội Việt Nam cũng có những trường hợp ngoại lệ. Hôm chúng tôi được mời đến một quán cà phê trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, thay vì được nhâm nhi chỗ ly cà phê ngon và quán đẹp thì lại bắt gặp cảnh ồn ào náo loạn trong quán, bên ngoài quán thì thấp thoáng bóng công an - dân phòng đang chuẩn bị xông vô. Hỏi ra thì biết người thuê mặt bằng mở quán cà phê đang đập phá đồ đạc trong quán của mình vì chuyện chủ cho thuê mặt bằng không cho tiếp tục bán vì thiếu tiền thuê nhà.
Một ông xe ôm đứng chứng kiến chuyện, nói: “Gặp tui, tui cũng quậy, mình làm thấy mẹ chỉ để cho đám nhà giàu có mặt bằng cho thuê ăn hết. Mà tụi nó là ai, không phải cán bộ đang chức thì cũng là quan chức về hưu.”
Không tính chuyện ngân hàng xiết nợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở tư nhân phá sản; chỉ riêng hệ thống tín dụng đen bao trùm mọi hoạt động kinh tế vừa và nhỏ ở Việt Nam đang sử dụng nhiều phương thức bạo lực để đòi nợ đã cho thấy bộ mặt u ám của biết bao gia đình lâm vào cảnh làm ăn thất bại.
Cái thờI kỳ phồn vinh giả tạo đã đi qua, miếng bánh lợi nhuận hiện nay chỉ thuộc về các tập đoàn cán bộ tham nhũng, các nhóm lợi ích cộng tác với chế độ.
Năm hết, Tết đến, chuyện người Sài Gòn chộn rộn ăn Tết ai cũng biết là chuyện bề ngoài, điều mà hàng triệu người đang kinh doanh vừa và nhỏ phải đối diện là rồi đây, trong năm mới, sẽ tới lượt ai phải chui lủi để trốn nợ hoặc tù tội vì nợ nần.
Phan Chánh/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét