Nam
Hàn hôm Chủ Nhật 8-12 tuyên bố mở rộng không phận phòng thủ, theo đó chồng
chéo với không phận Trung Quốc vừa loan báo trước đây, và bao trùm nơi
có tranh chấp biển đảo giữa hai nước.
Ðường xanh lá cây là vùng ADIZ của Nhật; đường xanh đứt đoạn là ADIZ
của Nam Hàn trước khi có tuyên bố mở rộng. Ðường màu đỏ là đường mở rộng.
Ðường xám, đứt đoạn là của Trung Quốc. (Hình: AP Photo/Lee Jin-man)
của Nam Hàn trước khi có tuyên bố mở rộng. Ðường màu đỏ là đường mở rộng.
Ðường xám, đứt đoạn là của Trung Quốc. (Hình: AP Photo/Lee Jin-man)
Bộ Quốc Phòng Nam Hàn
nói rằng không phận này, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Mười Hai, sẽ
gồm cả đảo Ieodo ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Nam, nơi Trung Quốc
gọi là Suyan.
Khu vực trên hòn đảo do Seoul kiểm soát này, từ lâu nay vẫn tạo tranh
chấp giữa Nam Hàn và Trung Quốc, cũng là nơi Nhật và Trung Quốc giành
chủ quyền.
Trung Quốc tạo căng thẳng tháng qua khi đơn phương công bố khu vực phòng không ADIZ trong vùng biển East China Sea, nơi các phi cơ ngoại quốc phải thông báo trước với Bắc Kinh về đường bay.
Trung Quốc tạo căng thẳng tháng qua khi đơn phương công bố khu vực phòng không ADIZ trong vùng biển East China Sea, nơi các phi cơ ngoại quốc phải thông báo trước với Bắc Kinh về đường bay.
“Chúng tôi sẽ phối hợp với các quốc gia liên hệ để ngăn ngừa các cuộc
đối đầu quân sự ngoài ý muốn và để bảo đảm an toàn cho các phi cơ,”
phát ngôn viên Kim Min-Seouk của Bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho hay.
Ông Kim nói rằng Seoul đã thông báo với các quốc gia láng giềng cũng
như các quốc gia liên hệ trước đó về không phận mới, lần đầu tiên được
thay đổi từ 62 năm qua.
Hiện chưa có bình luận gì từ phía Trung Quốc hay Nhật về quyết định này của Nam Hàn.
Hiện chưa có bình luận gì từ phía Trung Quốc hay Nhật về quyết định này của Nam Hàn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Jen Psaki xác nhận Seoul đã thảo luận
với Washington trước đó và ca ngợi nỗ lực thông báo trước của chính phủ
Nam Hàn.
Tình hình khu vực đã trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc công bố
không phận phòng thủ, vốn bị các quốc gia láng giềng coi là để chứng tỏ
sức mạnh quân sự và khẳng định chủ quyền trong vùng tranh chấp. (V.Giang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét