Ðường cao tốc Sài Gòn-Long Thành sắp hoàn thành. (Hình: Báo Thanh Niên) |
Một
lá đơn tố giác vừa được công bố trước công luận nói rằng, công trình
xây dựng đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây có dấu hiệu bị ‘rút
ruột’. Ðơn tố cáo còn xác định rằng, đường cao tốc đã được thi công cẩu
thả, kiểu “làm cho có,” bất chấp phẩm chất của công trình.
Theo báo Thanh Niên,
một công nhân tham gia việc xây dựng gói thầu số 3 trong tổng cộng 9 gói
thầu của công trình, đã đứng đơn tố cáo với nhiều dẫn chứng khá thuyết
phục.
Báo Thanh Niên cho biết, công trình xây dựng đi ngang những cánh đồng vắng vẻ, hầu như không được ai chú ý. Người tố cáo nói rằng, trụ bê tông dùng để “ôm” thanh sắt lan can nằm dọc hai bên đường và giữa dải phân cách đã bị “rút ruột”.
Báo Thanh Niên cho biết, công trình xây dựng đi ngang những cánh đồng vắng vẻ, hầu như không được ai chú ý. Người tố cáo nói rằng, trụ bê tông dùng để “ôm” thanh sắt lan can nằm dọc hai bên đường và giữa dải phân cách đã bị “rút ruột”.
Theo đơn tố cáo, trụ bê tông
theo thiết kế ban đầu có hình vuông. Vì không thể làm đúng theo thiết kế
nên nhà thầu xin đổi thành hình tròn. Ðáng nói là độ dài của các trụ bị
rút nhỏ lại, còn 25 đến 60cm, trong khi theo thiết kế là 1.2m.
Báo Thanh Niên dẫn lời một chuyên viên xây dựng ước tính rằng, khối lượng vật liệu của các trụ bê tông nói trên đã bị cắt xén ít nhất 30-40% so với thiết kế ban đầu.
Báo Thanh Niên dẫn lời một chuyên viên xây dựng ước tính rằng, khối lượng vật liệu của các trụ bê tông nói trên đã bị cắt xén ít nhất 30-40% so với thiết kế ban đầu.
Trụ sắt bị đặt lệch. (Hình: Báo Thanh Niên) |
Vẫn theo báo Thanh Niên, cuộc khảo sát bằng
mắt thường cho thấy, nhiều mối nối giữa các đoạn bê tông bị lệch vì
được đúc nhiều giai đoạn khác nhau. Ðáng lo là có “hiện tượng tách lớp”
giữa các lớp bê tông cũ và mới, cho thấy việc “xử lý” mặt bê tông cũ
không tốt.
Một chuyên viên xây
dựng xin được giấu tên còn cho rằng, các thanh sắt của lan can đặt giữa
trụ bê tông hình tròn bị lệch tâm, không bảo đảm tính chịu lực. Ðiều đó
theo ông này, phẩm chất công trình không bảo đảm đúng theo thiết kế.
Cũng theo ông, không thể chấp nhận được những sai phạm kể trên, vì đường
cao tốc được thiết kế với tốc độ lưu thông 120km/giờ, tương đương 75
dặm/giờ.
Ông này còn tiết lộ thêm rằng, việc thi công cẩu thả cũng là cách “rút ruột” công trình, vì mất ít thời gian làm việc, chi phí nhân công giảm so với dự toán thi công đúng với thiết kế.
Dự án đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây dài 55km, đi qua thành phố Sài Gòn và tỉnh Ðồng Nai, với tổng vốn đầu tư lên tới 20,600 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đôla. Công trình này khởi công tháng 12, 2009, dự tính sẽ đưa vào sử dụng đoạn từ Sài Gòn đến Quốc lộ 51 của Ðồng Nai ngày 30 tháng 12, 2013 này. (P.L.)
Ông này còn tiết lộ thêm rằng, việc thi công cẩu thả cũng là cách “rút ruột” công trình, vì mất ít thời gian làm việc, chi phí nhân công giảm so với dự toán thi công đúng với thiết kế.
Dự án đường cao tốc Sài Gòn-Long Thành-Dầu Giây dài 55km, đi qua thành phố Sài Gòn và tỉnh Ðồng Nai, với tổng vốn đầu tư lên tới 20,600 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đôla. Công trình này khởi công tháng 12, 2009, dự tính sẽ đưa vào sử dụng đoạn từ Sài Gòn đến Quốc lộ 51 của Ðồng Nai ngày 30 tháng 12, 2013 này. (P.L.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét