![]() |
Người dân Nhật chống điện hạt nhân |
Mặc dù chính quyền liên hiệp của Thủ tướng Abe ở Nhật được sự ủng hộ rất
cao của người dân (62, 5%), nhưng riêng chuyện chính quyền ông Abe muốn
cho các nhà máy điện hạt nhân hội đủ điều kiện an toàn được hoạt động
trở lại bị chống đối mạnh (58% chống, 24% ủng hộ, 18% còn lại không có ý
kiến) nên nội các ông Abe dám tự ý quyết định cho dù thế lực của chính
quyền liên hiệp đang chiếm ưu thế ở lưỡng viện Quốc hội.
Mỗi lần các Tổng công ty điện lực Nhật nạp đơn xin xin chính phủ cho
phép tái khởi động nhà máy điện hạt nhân của mình là thế nào cũng có
biểu tình khắp nơi chống đối về chuyện này, mà đông nhất là tại Tokyo,
ngay trước dình Thủ tướng, tiền đình Quốc hội, có khi lên đến cả trăm
ngàn người (phía cảnh sát thì nói khoảng 5 hoặc 6 vạn).
Tháng 6 năm 2013, bà Abe Akie, phu nhân Thủ tướng Abe, trong một cuộc
nói chuyện do đài truyền hình Furusato TV của một tổ chức NGO tổ chức
ngay tại Quốc hội Nhật đã nói như sau: Tôi rất đau lòng khi thấy chính
phủ Abe muốn bán kỹ thuật điện hạt nhân cho nhiều quốc gia đang phát
triển. Lý do rất đơn giản vì điện hạt nhân quá nguy hiểm, tôi phản đối
điện hạt nhân.
Cựu Thủ tướng Koizumi (mặc dù đã rời khỏi chính trường nhưng tiếng
nói của ông vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến suy nghĩ của người dân Nhật, đặc
biệt là các dân biểu, nghị sĩ đảng Tự do Dân chủ đang cầm quyền) cũng đã
lên tiếng phản đối điện hạt nhân. Mỗi khi đi nói chuyện ở đâu, cựu Thủ
tướng Koizumi đều yêu cầu mọi người phản đối điện hạt nhân qua khẩu hiệu
Genpatsu Zero (Điện hạt nhân Zero). Không cần điện hạt nhân Nhật Bản
cũng phát triển được.
Nghệ sĩ Yamamoto (39 tuổi) bỏ nghề để ra ứng cử dân biểu Thượng viện
đơn vị Tokyo với một mục đích duy nhất là chống điện hạt nhân đã đát cử
cho dù không thuộc đảng phái nào và thiếu thời gian chuẩn bị. Kể ra
trường hợp nghệ sĩ Yamamoto để thấy người nào ra ứng cử nếu có chủ
trương chống điện hạt nhân là hô lớn lên cho cử tri biết để kiếm phiếu,
còn không chống thì lờ đi không nói đến chứ bảo tôi ủng hộ điện hạt nhân
là coi như mất nhiều phiếu.
Ông Inose, Đô trưởng Tokyo, vì đi vay 50 triệu yen (500 ngàn mỹ kim)
từ người sáng lập hệ thống bịnh viện Tokushukai mà không có tiền lời và
thời gian hoàn trả vô hạn định nên bị tình nghi là có hành vi bất chính,
ông Đô trưởng Inose hết bị báo này đến đài khác hỏi móc họng đó là chưa
kể đến mỗi khi ra họp đều bị nhiều Nghị viên Đô thành gay gắt chất vấn.
Vì chịu không thấu búa rìu dư luận nên mới làm Đô trưởng 1 năm mà ông
Inose phải tuyên bố từ chức nên vào trung tuần tháng 2 tới người dân
Tokyo phải đi bầu lại Đô trưởng.
Người tuyên bố sẽ ra tranh cử Đô trưởng sớm nhất là luật sư Utsu no
Miya ( 67 tuổi, cựu Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Nhật Bản), ứng viên này
được đảng Cộng sản và Xã hội Dân chủ tiến cử. Ứng cử viên này họp báo
tuyên bố phản đối điện hạt nhân, tuy nhiên đảng cầm quyền của ông Abe
không mấy sợ vì từ trước đến nay chưa có một ứng viên nào được đảng Cộng
sản Nhật ủng hộ mà đắc cử được chức Đô trưởng hay tỉnh trưởng. Đến khi
cựu Thủ tướng Hosokawa tuyên bố ra tranh cử Đô trưởng. Từ trước đến nay ở
Nhật chưa có một người nào sau khi làm Thủ tướng lại ra ứng cử Đô
trưởng, nhưng ông Hosokawa khi họp báo nói rằng tôi muốn làm Đô trưởng
lần này để đẩy mạnh phong trào chống điện hạt nhân, cựu Thủ ttướng
Koizumi cũng có mặt trong buổi họp báo đó kêu gọi mọi người ủng hộ ông
Hosokawa. Đảng cầm quyền của ông Abe sợ ông Hosokawa đắt cử nên phải cố
tìm cho được một ứng viên sáng giá ra tranh. Ông Masuzoe, cựu Bộ trưởng Y
tế & Lao động đã đồng ý ra tranh cử do đảng cầm quyền giới thiệu,
nhưng đến khi ra họp báo cũng tuyên bố chống điện hạt nhân khiến cho Thủ
tướng Abe chới với.
Như thế là tất cả ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử Đô trưởng
sắp tới đều tuyên bố chống điện hạt nhân nên truyền thông Nhật đã cho
chạy những tít lớn phe phản đối điện hạt nhân chắc chắn thắng trong cuộc
bầu cử Đô trưởng sắp đến.
Theo các bình luận gia thì chức vụ Đô trưởng Tokyo không có quyền hạn
quyết định về chính sách năng lượng của nước Nhật, nhưng một khi mà ông
Đô trưởng Tokyo phát động việc phản đối điện hạt nhân thì rất nhiều
người nghe theo, chính phủ Trung ương không dễ gì cho phép các tổng công
ty điện lực tái khởi động những nhà máy điện hạt nhân đang bị đóng cửa.
Một quốc gia văn minh tiến bộ như Nhật Bản, đã và đang sử dụng điện
hạt nhân với luật lệ rất nghiêm khắc có rất nhiều chuyên gia, học giả
lỗi lạc về nguyên tử lực, đội ngũ kỹ sư, nhân viên rành tay nghề, tận
tâm, trách nhiệm thế mà đa số người dân Nhật vẫn muốn chấm dứt điện hạt
nhân. Trong khi Việt Nam chẳng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về
nguyên tử vậy mà những chính quyền CSVN vẫn muốn xây nhà máy điện hạt
nhân. Ngày xưa ở miền Nam Việt Nam có câu ‘’Chưa thấy quan tài chưa đổ
lệ’’, mà nếu lãnh đạo đảng CSVN có nhỏ lệ thì đó chỉ là những giọt nước
mắt cá sấu. Dân có chết mặc kệ, miễn sao họ nhét tiền đầy túi là được,
thực tế đã chứng minh điều này.
Kiều Khanh & Linh Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét