Nhà thơ Bùi Giáng (1926-1998) trong một ngôi chùa tại Thủ Ðức, năm 1995. (Hình do Bùi Vịnh, em ruột của thi sĩ, cung cấp cho Viên Linh) |
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
(Bùi Giáng, Chào Nguyên Xuân)
Chào Nguyên Xuân là một bài thơ hay của nhà thơ Bùi Giáng trong tập
Mưa Nguồn, và Mưa Nguồn theo ý người viết bài này, là thi phẩm hay nhất
của ông, xuất bản trong năm 1962. Trong khoảng từ 1960 tới khi xuất bản
tập thơ đầu tay này, hầu như chúng tôi gặp nhau hàng ngày, khởi sự
thường là trong căn phòng tôi thuê ở đường Cao Tháng, xế rạp xi-nê Việt
Long. Anh đến bằng cách nào không rõ lắm, nhiều khi đi đâu về đã thấy
anh ngồi bệt trước cửa căn phòng đóng kín ở trên lầu hai. Khu này có 5
phòng, tôi ở phòng giữa, từ cửa sổ có thể nhìn thẳng xuống phòng khách
một căn nhà của khu nhà phía sau, lại đúng là nhà của Giáo Sư Nguyễn Sỹ
Tế. Cách nhà ông bốn năm căn về phía tay phải là nhà ông thầy Quốc Văn
của tôi, Giáo Sư Lữ Hồ.
Ðôi khi anh ngoắc
tôi đi luôn, không cho vào nhà. Với chiếc velo solex, chúng tôi đi lòng
vòng nhiều nơi. Anh ngồi phía sau, tay cầm một xấp bài vở kẹp trong một
cái bìa, đôi khi kẹp trong một tờ báo, thường là báo Gió Mới của Hội
Giáo Chức, tờ báo anh làm thư ký tòa soạn, đã đăng trước sau ba bốn bài
“trăm câu một vần” của tôi. Nhiều lúc người bạn gái học Dược có giờ
trống tới chơi mà anh cũng bắt tôi đi, dĩ nhiên là tôi phải từ chối,
nhưng anh không giận. Anh còn làm ít ra là ba bài thơ về cô bạn tôi
nhưng không hẳn là những bài thơ trọn vẹn. Thơ Bùi Giáng hay từng câu,
ít khi trọn vẹn cả bài, nhưng bài Chào Nguyên Xuân là một bài hay trọn
vẹn.
Chào Nguyên Xuân
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
(Bùi Giáng, Mưa Nguồn)
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
(Bùi Giáng, Mưa Nguồn)
Thơ Xuân là loại khó làm hay, vì đề tài này có cả ngàn bài, để vượt
trội lên không phải chuyện dễ, tuy rằng có khi rất tình cờ nó trở thành
một bài thơ hay. Người ta hay dùng chữ Nguyên Ðán, buổi sáng đầu tiên,
sớm ngày đầu tiên, tác giả tìm được một nhan đề hay cho bài thơ xuân của
mình, Nguyên Xuân: mùa xuân sớm nhất, mùa xuân đầu tiên. Và ở lúc sớm
nhất của mùa xuân sớm nhất, chúng ta đã gặp nhau ở giữa đường rồi. Khi
nào nhỉ ta đã lên đường, khi còn “tóc xanh” chúng ta đã “cùng nhau hẹn
rằng” thì lúc “dù có phai màu” vẫn phải nhớ lời hẹn ấy, “chào nhau một
bận sẽ còn nhớ nhau.”
Chúng ta đã mỗi người ra đi từ lâu rồi, cuộc hành trình của chúng ta
vẫn tiếp tục, rồi sau khi gặp nhau đây, chúng ta đâu có dừng lại, chúng
ta còn: “mùa xuân phía trước.” Chúng ta chưa thực sự bước vào mùa xuân,
mùa xuân còn ở phía trước chúng ta: “mùa xuân đương đợi bước ai đi vào.”
Vậy là khi chúng ta gặp nhau đây, trong giữa cuộc hành trình của mỗi
người - “giữa con đường” riêng của mỗi người, chúng ta ai cũng đã có một
quá khứ bỏ lại: “miên trường phía sau.” Quá khứ ấy có thể đương thiêm
thiếp ngủ, “miên trường,” giấc ngủ ấy có thể đã ngàn năm, cùng cỏ cây
thiên nhiên trời mây nước, và “bên bờ nước có bóng ta bên người,” có thể
kiếp trước chúng ta đã là bạn, có thể ở kiếp khác mỗi chúng ta có những
quá khứ khác, cuộc đời này không phải mới bắt đầu, cũng không phải sẽ
tồn tại, giữa chốn bụi hồng, dưới bóng mây xế, có người khác đương trông
ngóng chúng ta:
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu.
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu.
Nghiêng là xế, nhìn xa là không phải chốn này, bóng một áng mây là
trời chiều bảng lảng không phải nguyên xuân, mỗi chúng ta một tâm sự,
những bóng dáng thân quen, mỗi chúng ta một cuộc đời, xin chào.
Trong thơ, mỗi một chữ có nghĩa riêng đối với nhà thơ, không đồng
nghĩa với chữ ấy của nhà thơ khác, và chắc chắn không hẳn là có nghĩa
với chữ ấy trong Từ Ðiển. Nhà thơ Tản Ðà dùng chữ “Nghìn” (Nghìn năm mây
trắng bây giờ còn bay) trong bài Tống Biệt, và đã giải thích tại sao
ông không dùng chữ “Ngàn,” - dù nghìn năm hay ngàn năm chỉ có cùng một
nghĩa. Trong bài Chào Nguyên Xuân, Bùi Giáng dùng chữ “đương” chứ không
dùng chữ đang:
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là ai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào.
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là ai
Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào.
Ðương đợi hay đang đợi cũng chỉ có một nghĩa: nó đã bắt đầu và nó
chưa chấm dứt, nhưng chữ “đương” chắc chắn là dài hơn chữ đang - nó tạo
một âm hưởng sâu hơn chữ đang - cũng như chữ nghìn tạo âm hưởng sâu xa
hơn chữ ngàn - và nếu bạn chưa đồng ý, xin hãy đếm: chữ đương có 5 con
chữ đ, ư, ơ, n và g; trong khi chữ đang ngắn hơn rõ ràng, chỉ có 4 con
chữ đ, a, n và g. Âm “đa” ở chữ “đang” và âm “đươ” ở chữ “đương” nghe
khác hẳn nhau, một nông choèn choèn, một sâu thăm thẳm. Thơ là âm điệu
của các con chữ, làm thơ là soạn nhạc cho một bài ca mà ký âm pháp
(solfeggio) là các chữ cái; tiếng Việt có hơn 24 chữ cái (những chữ thêm
của Việt ngữ là a thêm â và còn thêm 5 đấu sắc huyền hỏi ngã nặng, cũng
tương tự như thế với các nguyên âm e, o, u, y) và lối viết ngàn hay
nghìn, đang hay đương, dang hay dương, tràng hay trường, ngần hay
ngùng,...) nó khiến ngôn ngữ thi ca Việt Nam là ngôn ngữ tuyệt diệu để
làm thơ, rất dễ để làm thơ, báo chợ cũng đầy thi sĩ, cho nên chúng ta có
cả nghìn thi sĩ trong khi thiên hạ chỉ có vài chục hay vài trăm. Nhưng
sử dụng chữ như Tản Ðà hay Bùi Giáng lại là chuyện khác. Tản Ðà hay Bùi
Giáng xuất hiện trên các báo văn học chứ không xuất hiện trên báo chợ.
Bữa nay xin mượn một bài thơ xuân nữa của Bùi Giáng để tạm chấm dứt bài này:
Bữa nay hàng chữ lộn lời
Bông xanh là nước đỏ trời là sông
Chẳng qua ấy cũng là hồng
Cũng rằng ấy chẳng qua đồng mùa xuân
Cỏ nào mọc rất mông lung
Trên trời dưới đất, một vùng như nhau
Túng nhiên thuyết xuất tầm phào
Cũng rằng thiên hạ yêu đào nhà ma.
(BG, Bữa Nay, Nghệ Thuật xuân Bính Ngọ, số 14-15, 1966)
Bông xanh là nước đỏ trời là sông
Chẳng qua ấy cũng là hồng
Cũng rằng ấy chẳng qua đồng mùa xuân
Cỏ nào mọc rất mông lung
Trên trời dưới đất, một vùng như nhau
Túng nhiên thuyết xuất tầm phào
Cũng rằng thiên hạ yêu đào nhà ma.
(BG, Bữa Nay, Nghệ Thuật xuân Bính Ngọ, số 14-15, 1966)
Viên Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét