Mộ Bà Rịa, một nhân vật lịch sử khẩn hoang thời chúa Nguyễn gắn liền với sự hình thành của địa danh mang tên bà. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Nếu
như ở Sài Gòn có các địa danh mà tên người đã thành “tên đất, tên sông”
như Bà Chiểu, Bà Hom, Bà Quẹo, Bà Điểm…Hay như Tây Ninh nổi tiếng với
chùa Bà ngự trên một đỉnh núi cũng mang tên là núi Bà (Đen) thì ở vùng
Trấn Biên (xưa),có hẳn một đia danh cấp tỉnh gắn với tên một người, đó
là tỉnh Bà Rịa.
1. Mộ bia ghi công đức của Bà Rịa
Theo như tấm bia khắc công đức của Bà Rịa (tại nhà mộ bia trong khu
lăng mộ bà), thì : “Bà Rịa là thứ dân, và cũng không ai biết bà họ gì,
theo lời “truyền ngôn” và một ít tư liệu còn sót lại thì Bà Rịa là dân
gốc Phú Yên. Năm 15 tuổi (1680) thời hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648 –
1687), bà theo cha và đoàn lưu dân vào Nam lập nghiệp.
Nơi đến là vùng đầm thiêng, nước độc, nhiều thú dữ, địa hình phức
tạp, bà đã cùng mọi người khai khẩn vùng Đồng Xoài (thành phố Bà Rịa
ngày nay). Sau đó, tiếp tục khẩn hoang về phía biển, đến Lữ Khê, rồi mở
rộng về vùng Gò Xoài – Phước Liễu, cho đến tận Láng Dài – Xuyên Mộc.
Đặc biệt, vào năm Mậu Dần (1688) bà đã huy động và chỉ huy dân chúng
trong vùng sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hại nặng sau trận bão lụt.
Giúp cho quân của thống suất, thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh an toàn, nhanh
chóng vượt qua vùng Phước Liễu hoàn thành sứ mệnh kinh lược đất, chia
đông phố, lấy xứ Đống Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên.
Vì công lao của bà, bà được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1752) phong
tước Hàm Nghè, và sắc phong cho mang họ Chúa (Từ đó về sau bà mới được
gọi là Nguyễn Thị Rịa). Cây cầu nối Tam Phước – An Nhất (nơi Bà Rịa khẩn
hoang hơn 300 mẫu ruộng) được nhân dân gọi là cầu Bà Nghè.
Bà Rịa sống trải qua 5 đời chúa Nguyễn, hưởng thọ 94 tuổi, vì suốt
đời không chồng, con nên sau khi bà mất, 300 mẫu ruộng do bà khẩn hoang
được sung công điền và chia cho người nghèo. Nhớ công ơn bà, nhân dân
lập mộ bia khắc dòng chữ : “Nguyễn Thị Rịa tiên nương”, dựng miếu thờ ở
xã Tam An, huyện Long Đất (Nay là xã Tam Phước, huyện Long Điền).
Cổng vào khu lăng mộ của Bà Rịa. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
2. Tranh cãi quanh địa danh mang tên Bà Rịa
Năm 1998, khi tái lập tỉnh Bà Rịa đã có một cuộc hội thảo do tỉnh tổ chức “xoay” quanh vấn đề thực, hư về Bà Rịa? Và vấn đề là khi người Pháp đặt tên tỉnh Bà Rịa thì tên đó là tên của một người hay của một sắc tộc bản địa thời xưa ở vùng này? Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được về cuộc hội thảo trên do một số tác giả đã dẫn, chúng tôi xin chép ra đây để độc giả tham khảo.
Năm 1998, khi tái lập tỉnh Bà Rịa đã có một cuộc hội thảo do tỉnh tổ chức “xoay” quanh vấn đề thực, hư về Bà Rịa? Và vấn đề là khi người Pháp đặt tên tỉnh Bà Rịa thì tên đó là tên của một người hay của một sắc tộc bản địa thời xưa ở vùng này? Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm hiểu được về cuộc hội thảo trên do một số tác giả đã dẫn, chúng tôi xin chép ra đây để độc giả tham khảo.
Vào thời vua Minh Mạng, Bà Rịa hoàn toàn chưa có tên trên bản đồ. Từ
1698, vùng đất Bà Rịa ngày nay (bao gồm cả Vũng Tàu) còn là tổng Phước
An thuộc dinh Trấn Biên (Đồng Nai). Năm 1865, người Pháp chia Nam Kỳ
thành 13 Sở tham biện, phủ Phước Tuy (thời Nguyễn) mang tên Sở tham biện
Bà Rịa. Cho đến ngày 05 tháng 01 năm 1876 phủ Phước Tuy (cũ) mới chính
thức mang tên là tỉnh Bà Rịa.
Sách có niên đại sớm nhất (hiện còn được lưu giữ bằng văn bản) viết
về Bà Rịa là cuốn :”Địa chí tỉnh Bà Rịa và thành phố Cap-Saint Jacques”
in năm 1902, do người Pháp viết. Cuốn sách dựa trên sự tìm hiểu về
truyền thuyết, truyền khẩu trong dân chúng của người Việt, sử sách triều
Nguyễn không ghi chép truyện này ( do Bà Rịa là thứ dân, không phải
nhân vật của chính sử).
Theo học giả Trịnh Hoài Đức, đất Bà Rịa xưa thuộc “nước” Bà Lợi, Bà
Ly, Bà Lịa. Còn theo học giả L. Malleret của trường Viễn Đông Bác Cổ
thì:”Địa danh Bà Rịa bắt nguồn từ tên gọi Khmer của một cái bàu gần Long
Điền là Bà Rày hay Bà Rey, chuyển sang âm tiếng Việt là Bà Rịa?”.
Cùng với những dẫn chứng trên thì một số học giả cũng viện dẫn ra
hàng loạt tên những người có công lớn trong việc khẩn hoang vùng đất Bà
Rịa xưa tại sao không được “phong tên” đất?
Câu hỏi trên, có lẽ chỉ có người Pháp thời đó (khi đặt tên cho tỉnh lỵ Bà Rịa) mới có thể trả lời được.
Theo nguồn tư liệu tìm hiểu thêm, ngoài cuốn sách in năm 1902, thì năm 1936 trường Viễn Đông Bác Cổ (của người Pháp) cũng cho trùng tu xây lại mộ của Bà Rịa. Sau đó đích thân quận trưởng Long Điền thời bấy giờ (người An Nam) xuống thăm mộ và chỉ thị cho địa phương phải trích công quỹ hàng năm thờ phượng để tỏ lòng biết ơn.
Theo nguồn tư liệu tìm hiểu thêm, ngoài cuốn sách in năm 1902, thì năm 1936 trường Viễn Đông Bác Cổ (của người Pháp) cũng cho trùng tu xây lại mộ của Bà Rịa. Sau đó đích thân quận trưởng Long Điền thời bấy giờ (người An Nam) xuống thăm mộ và chỉ thị cho địa phương phải trích công quỹ hàng năm thờ phượng để tỏ lòng biết ơn.
3. Có công với dân thì dân thờ phụng
Trải một thời binh lửa, cho tới năm 1945, khu mộ Bà Rịa lại bị bỏ hoang phế. Cho mãi tới năm 1972, nhân phong trào phục hưng xứ sở (xem xét lại việc thờ cúng với những người có công với nước), mới thấy rằng Phước Tĩnh thờ Võ Tánh, còn Tam Phước thì thờ Châu Văn Tiếp…toàn những người ở tận đẩu, tận đâu. Chính quyền sở tại lúc đó mới cho trùng tu lại khu mộ của Bà Rịa (lần 2).
Trải một thời binh lửa, cho tới năm 1945, khu mộ Bà Rịa lại bị bỏ hoang phế. Cho mãi tới năm 1972, nhân phong trào phục hưng xứ sở (xem xét lại việc thờ cúng với những người có công với nước), mới thấy rằng Phước Tĩnh thờ Võ Tánh, còn Tam Phước thì thờ Châu Văn Tiếp…toàn những người ở tận đẩu, tận đâu. Chính quyền sở tại lúc đó mới cho trùng tu lại khu mộ của Bà Rịa (lần 2).
Trong khi đó, cũng tại Bà Rịa có Dinh Cô thuộc thị trấn Long Hải,
huyện Long Đất) là một địa điểm hành hương nổi tiếng, hàng năm vào ngày
“vía Cô” 10, 11 và 12 tháng Giêng âm lịch, khách thập phương tới khấn
vái, khói nhang nghi ngút, không thua gì các chuyến hành hương ở chùa Bà
(núi Bà Đen – Tây Ninh).
“Cô” - ở đây là cô Lê Thị Hồng, dân Bình Định (năm xưa) đi ghe qua
đây bị giông bão mà tử nạn, năm đó cô mới 16 tuổi, dân làng thương tiếc
an táng cô ở đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn “hiển linh” độ trì bá tánh, phò
trợ ngư dân trong giông bão, do vậy được dân chúng tôn xưng là “Long Hải
Thần Nữ, Bảo An Chánh Trực, Nương Nương Chi Tiên” và thờ phụng quanh
năm.
Trường hợp của chùa bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn, Bình Dương, Nhà Bè…trong
tục thờ cúng của người Hoa (trải khắp trên con đường di dân của họ cũng
giống như “Dinh Cô” của người Việt, nhưng quy mộ rộng lớn hơn gấp bội,
gần như trải “toàn cầu”.
Riêng nhân vật Bà Rịa (Nguyễn Thị Rịa) là một nhân vật có thật, có
công với một vùng đất cụ thể (là vùng Bà Rịa) không phải là nhân vật
“huyền sử”. Bà được nhân dân thờ cúng và tôn vinh trong câu đối ghi trên
mộ bia của bà:
“Bà Rịa anh linh di vạn cổ
Nương nương hiển hách chứng thiên kim”.
Nương nương hiển hách chứng thiên kim”.
Văn Lang/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét