Hải quân Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu Ninh. |
Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài này, viết về sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến
Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), tôi không chú ý đến các khía cạnh lịch
sử, pháp lý, quân sự, kinh tế và ngoại giao vốn đã được nhiều người đề cập mà
chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ: thái độ giữa hai nước; trong cái gọi là
thái độ ấy, tôi chỉ giới hạn trong phạm vi học thuật.
Đề tài này được gợi ý từ một bài viết của Shannon Tiezzi mới đăng trên tờ The Diplomat gần đây: “Trận chiến học thuật về Nam Hải của Trung Quốc” (China’s Academic Battle for the South China Sea”. Trong đó, Tiezzi nhấn mạnh: trong cuộc giành giật lãnh hải với các nước Đông Nam Á, trong đó phần lớn thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không những chỉ chú trọng đến việc tăng cường quân sự - đặc biệt là hải quân - cũng như các hoạt động giám sát trên biển. Tất cả những điều đó đã được nhiều người đề cập và phân tích. Có một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng lại rất ít được chú ý: Đó là Trung Quốc còn huy động cả cộng đồng học giả Trung Quốc vào cuộc chiến nhằm tìm kiếm tài liệu, phân tích dữ kiện, tranh thủ sự đồng tình của thế giới và góp phần trong việc hoạch định các chính sách quốc gia liên quan đến Biển Đông.
Đề tài này được gợi ý từ một bài viết của Shannon Tiezzi mới đăng trên tờ The Diplomat gần đây: “Trận chiến học thuật về Nam Hải của Trung Quốc” (China’s Academic Battle for the South China Sea”. Trong đó, Tiezzi nhấn mạnh: trong cuộc giành giật lãnh hải với các nước Đông Nam Á, trong đó phần lớn thuộc về Việt Nam, Trung Quốc không những chỉ chú trọng đến việc tăng cường quân sự - đặc biệt là hải quân - cũng như các hoạt động giám sát trên biển. Tất cả những điều đó đã được nhiều người đề cập và phân tích. Có một khía cạnh khác, quan trọng không kém, nhưng lại rất ít được chú ý: Đó là Trung Quốc còn huy động cả cộng đồng học giả Trung Quốc vào cuộc chiến nhằm tìm kiếm tài liệu, phân tích dữ kiện, tranh thủ sự đồng tình của thế giới và góp phần trong việc hoạch định các chính sách quốc gia liên quan đến Biển Đông.
Tiezzi nhắc đến hai học viện
chính:
Thứ nhất, Trung tâm sáng kiến hợp tác về Biển Đông học
(Collaborative Innovation Centre for South China Sea Studies), thuộc đại học
Nanjing, được thành lập vào năm 2012 như một trong 14 dự án nghiên cứu tầm vóc
quốc gia được ưu tiên hàng đầu tại Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là
nghiên cứu tất cả các khía cạnh quan trọng liên quan đến Biển Đông, qua đó,
tuyên truyền với nhân dân Trung Quốc cũng như mọi người trên thế giới về chủ
quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cũng như cố vấn cho chính phủ Trung Quốc về những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn
liên quan đến các cuộc tranh chấp trong khu vực. Để thực hiện điều đó, Trung tâm
đã sưu tầm và bảo quản trên 30.000 tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, liên kết
với nhiều đại học và học viện trên khắp thế giới, đặc biệt tại Đài Loan và Mỹ để
nghiên cứu chung về Biển Đông; hơn nữa, họ còn nhắm đến việc đào tạo khoảng 100
tiến sĩ và 300 thạc sĩ về đề tài Biển Đông trong vòng bốn năm.
Thứ hai là
Viện Biển Đông học quốc gia (National Institute for South China Sea studies),
đặt tại tỉnh Hainan, được thành lập từ năm 1996, dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại
giao Trung Quốc. Nhìn trên trang web của Viện, tôi thấy cơ sở của Viện rất đồ
sộ, được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, ngoài bộ phận hành chính, còn có
các bộ phận liên lạc, bộ phận nghiên cứu về khoa học hàng hải, về kinh tế biển,
về luật và chính sách liên quan đến lãnh hải. Số lượng các công trình đã xuất
bản của họ cũng rất phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc khẳng
định chủ quyền của
Trung Quốc trên Biển Đông từ các khía cạnh lịch sử và địa lý, việc phân tích
các yếu tố địa chính trị (geopolitics) và quan hệ giữa Trung Quốc và các nước
khác, đặc biệt là Mỹ, trong các chính sách liên quan đến Biển Đông.
Ngoài
hai trung tâm và học viện vừa kể, chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các học
giả trong cả nước tập trung nghiên cứu về Biển Đông dưới sự tài trợ của nhiều tổ
chức khác nhau. Ví dụ, nhiều học viện về quan hệ quốc tế, về khoa học xã hội, về
kinh tế, về luật học hay về hàng hải cũng tham gia vào đề tài Biển Đông từ góc
độ chuyên ngành của mình.
Nói chung, nhà cầm quyền Trung Quốc chuẩn bị
cho trận chiến trên Biển Đông rất kỹ lưỡng và chu đáo. Họ không những tập trung
các học giả về Biển Đông mà còn đào tạo các thế hệ trẻ về đề tài ấy. Họ không
những thu thập các tài liệu có sẵn trong nước mà còn liên kết với nhiều quốc gia
khác trên thế giới để cùng nghiên cứu về đề tài Biển Đông một cách có lợi nhất
cho họ. Họ không những tuyên tuyền với nhân dân của họ mà còn nhắm đến việc
thuyết phục cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ trên Biển Đông. Họ không những
khuyến khích việc xuất bản thật nhiều tài liệu liên quan đến Biển Đông mà còn sử
dụng các chuyên gia như một thứ tư bản trí thức nhằm xây dựng các chính sách về
Biển Đông.
Shannon Tiezzi nhận định việc phát triển của các học viện và
trung tâm nghiên cứu về Biển Đông cho thấy chính phủ Trung Quốc rất nghiêm túc
trong việc xây dựng các chiến lược dài hạn của họ trong khu vực. Họ không những
tập trung vào việc củng cố các quyền lực cứng liên quan đến vũ khí trên biển mà
còn mở rộng các loại quyền lực mềm liên quan đến trí thức và học thuật. Trong
lãnh vực quyền lực mềm này, giới nghiên cứu Trung Quốc cũng được huy động, từ
đó, hình thành một thứ mặt trận riêng.
Ở trên là các hoạt động của Trung
Quốc liên quan đến Biển Đông.
Còn Việt Nam thì sao?
Tất cả những
gì chúng ta thấy chỉ là một con số Không to tướng.
Không có trung tâm
nghiên cứu. Đã đành. Chính phủ cũng không hề khuyến khích việc nghiên cứu hay
thảo luận về Biển Đông. Nhớ, nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông đã bị ngăn chận
hoặc phá đám bằng những biện pháp rất hèn hạ (như cắt điện); nhiều blog về Biển
Đông đã bị đám tin tặc của nhà nước đánh phá.
Giải thích những việc ấy như thế nào
nhỉ?
Nguyễn Hưng Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét