Hoàng Thanh Trúc
Chỉ trong vòng một tháng rưỡi vừa qua,
đã có một số diễn biến mới xuất hiện làm gia tăng căng thẳng về cả
ngắn và dài hạn ở khu vực biển Đông.
Trong khi những diễn biến mang màu sắc cực đoan từ quyết sách của Trung
Quốc ấy, bao gồm: Phản ứng của Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc
Kinh, sự bị động trong vần đề biển Đông của ASEAN, hành động khiêu khích
của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James Shoal (cách Malaysia
80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển
Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Bắc
Kinh. (BBC)
Thì cũng mới đây tại Australia, một quốc gia tiên tiến và công luận
truyền thông thế giới khá là ngạc nhiên khi đọc thấy một bài viết đăng
trên World Socialist Web Site ( WSWS- Mạng XHCN thế giới) mà nội dung có
thể hiểu là Mỹ đang có “kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc” (*) đăng
tải ngày 10 Tháng Hai 2014 của chính trị gia James Cogan trợ lý bí thư
toàn quốc của đảng XHCN/công bằng (SEP) một chính đảng trong chính
trường Úc.
Nội dung bài viết chắc chắn là rất được lòng giới lãnh đạo CS Trung Quốc nhưng đã bị nhiều chính giới học thuật Mỹ phản bác.
Không ngạc nhiên sao được, khi thời sự châu Á có liên quan với TQ trước
đây và hiện nay như công luận thế giới đã am hiểu nhưng qua tầm nhìn của
mình chính khách Úc James Cogan lại nhận định rất “ngược chiều” trong
một nội dung bài viết phổ biến đưa ra công luận lên một trang mạng thế
giới như thế này:
“Các chuyến bay khiêu khích của máy bay quân sự Mỹ (B52) xuyên qua khu
vực nhận dạng phòng không ADIZ của TQ bởi chính quyền Obama và chính phủ
Nhật Bản đã tạo nên khả năng xung đột quân sự tại Đông Á, và rằng: Nếu
vào lúc đó xảy ra xung đột giữa máy bay Mỹ và TQ có lẽ dẫn đến việc một
trong hai bên tung ra một đòn đáp trả quân sự toàn diện trước khi bên
kia ra tay”, và rằng: Bắc Kinh bị dồn đến đường cùng sẽ quyết định sử
dụng kho vũ khí hạt nhân của mình trước khi bị Mỹ không kích quét sạch”.
Trong ngôn từ võ đoán thiếu cân nhắc của mình ông James Cogan còn gay
gắt lập luận (nguyên văn): “Mỹ, Nhật đã khiêu khích Trung quốc trước
trong vụ ADIZ tạo nguy cơ xung đột hạt nhân chứ không phải Trung
Quốc”!?.
Vị chính khách khoát cái áo “XHCN” này hình như cố tình quên rằng Trung
Quốc là nước “lớn”, một trong 5 thành viên cố định thường trực trong
“hội đồng Bảo An/LHQ” có trách nhiệm quan trọng bậc nhất là phối hợp
cùng 4 thành viên cùng cấp là Anh, Pháp, Nga, Mỹ chịu trách nhiệm chính
về việc duy trì Hòa bình và an ninh quốc tế cho toàn thế giới, mọi động
thái đi ngược tiêu chí này nghiễm nhiên sẽ bị lên án là hành vi phá hoại
hòa bình.
Khi nền kinh tế khấm khá lên, có của ăn của để Trung Quốc như một kẻ
vong ân bội nghĩa, quên ngay, dù chưa xa lắm, cuối đệ nhị thế chiến, máu
xương của hồng quân Nga thấm đẫm trên đất Hoa lục và biết bao binh sĩ
Mỹ đã thủy táng dưới Thái Bình Dương để quét quân xâm lược phát xít Nhật
ra khỏi châu Á, giải phóng Hoa Lục cho TQ có cơ hội độc lập tạo được vị
trí như hôm nay.
Nhưng rồi hiện tại lại lợi dụng điều khoản “Hội đồng Bảo An 5 thành viên
không nhất thiết phải phục tùng Đại Hội Đồng LHQ” để vô trách nhiệm tự ý
ấn định riêng cho mình một vùng ADIZ trên biển Hoa Đông mà không cần
tham khảo ý kiến bất cứ cơ quan hay quốc gia nào cũng như tạo ra tham
vọng lãnh hải tranh chấp đảo biển với Nhật Bản và Biển Đông cùng các
quốc gia liền kề, trực tiếp phá vỡ nguyên trạng hòa bình trong khu vực
đã ổn định từ sau đệ nhị thế chiến chấm dứt.
Liệu chính trị gia James Cogan có cho rằng đây là bản chất tự nhiên “ôn
hòa” của một quốc gia CS/XHCN và là một thành viên “có trách nhiệm” của
HĐ/BA/LHQ có thể chấp nhận được? Khi Bắc Kinh sau hơn nữa thế kỷ ngũ yên
trong bức màn sắt CS (kể từ chấm dứt thế chiến II) – Hôm nay tự nhiên
thức dậy nhảy ra với súng ống vũ trang đầy mình thè cái lưỡi dài thoàng
hăm doạ thiên hạ đòi liếm gần hết biển Đông, công bố rằng đó là biển của
mình? Trong khi ngư dân 4 quốc gia Việt Nam, Philippines, Malaysia,
Brunei đã có quá khứ sinh sống ổn định hằng bao thế kỷ trên vùng biển
này!?
Đây cái lưỡi của Trung Quốc thành viên có trách nhiệm của HĐ/BA/LHQ?
Liệu chính trị gia James Cogan có nên xem lại một loạt các hành vi “mẫu
mực” của TQ, một quốc gia văn minh tuân thủ công pháp quốc tế chủ quyền
của các quốc gia khác:
Sau khi chiếm đoạt Hoàng Sa -Trung Quốc còn cho
Phân lô gọi thầu quốc tế
thăm dò dầu khí trên thềm lục địa nằm sâu
trong lãnh hải Việt Nam
Xâm chiếm bãi cạn Scarborough thuộc Philippines cách đảo Luzon 230 km
trong khi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) đến 1.200 km.
Mang tàu chiến “dương oai” khẳng định
chủ quyền Bãi ngầm James chỉ cách Malaysia
có 80km, nhưng cách đảo Hải
Nam Trung Quốc lên đến 1.800km
Senkaku/Điếu Ngư Nhật Bản nằm trong nhóm đảo vòng cung phía Bắc kéo dài
của chuỗi đảo Nhật Bản đến eo biển Tsushima ngăn cách Nhật với Hàn Quốc
nhưng với tham vọng mới “chiến lược Biển” hiện tại Trung Quốc muốn chiếm
lấy cho bằng được Senkaku/Điếu Ngư từ Nhật Bản để làm “trạm gác” tiền
tiêu bảo đảm an toàn cho một ngõ ra Thái Bình Dương về hướng Đông Nam
của hạm đội hải quân nước mình.
Và quan trọng hơn hết là hiện tại Trung Quốc đã vứt bỏ tư cách phẩm giá
của một quốc gia văn minh có nền kinh tế lớn để khoát lên một bộ dạng
chuyên lợi dụng sức mạnh làm "kẻ bắt nạt" người khác theo “luật giang
hồ” khi từ chối nghĩa vụ pháp lý của mình để giải quyết tranh chấp ôn
hòa trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển với Philippines...
Kỷ nguyên văn minh của nhân loại, thế giới không thể như hiện trường
trong sử thi mưu bá đồ vương, bành trướng, lấy mạnh hiếp yếu để tóm thâu
thiên hạ trong Tam Quốc Chí Trung Quốc. Có thể từ gien di truyền quá
khứ tạo nên khát vọng khiến Trung Quốc nghênh ngang hành xử một mình một
cõi như thế này…
Tàu đổ bộ 999 Tỉnh Cương Sơn của Trung
Quốc tham gia diễn tập ở James Shoal
ngày 25-26/tháng 3/13, với sự tham
gia của lực lượng đổ bộ hải quân và cảnh sát biển.
TQLC và thủy thủ trên boong tàu Jinggangshan phô trương trên biển Đông
Giờ đây không chỉ là vài tàu hải giám xuất hiện ở đâu đó, mà là một tàu
đổ bộ tiên tiến, chở lính thủy đánh bộ cùng tàu đệm khí và được hộ tống
bởi một đội tàu khu trục tốt nhất trong hạm đội PLAN, các chiến đấu cơ
cũng được triển khai nhằm bảo vệ cho lực lượng đặc nhiệm.- Đây là khu
vực gần với đường giới hạn của cái gọi là “đường 9 đoạn” Trung Quốc tự
đưa ra hòng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông
Ba chiến hạm Trung Quốc ngày 25/1/2014 đã tuần tra một khu vực tranh
chấp với Malaysia ở Biển Đông, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa
tin. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự hung hăng thường trực qua các
tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trong tranh chấp biển Đông.
Tuy nhiên thực tế nếu xảy ra, không đơn giản và dễ dàng cho TQ với một
cây súng biểu tượng cắm xuống biển đảo như đặt cục gạch chủ quyền như
vậy, bởi Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Tun Hussein mới đây cho biết, hải
quân Hoàng gia Malaysia đã xây dựng một căn cứ hải quân ở khu vực
Bintulu nằm bên bờ biển Đông để bảo vệ các mỏ dầu và an ninh hàng hải ở
khu vực biển đảo thuộc chủ quyền của nước này. Với cự li chưa đầy 100km,
bãi cạn James Shoal nằm trong sự uy hiếp của tất cả các loại hỏa lực
hải quân, không quân và lục quân Malaysia xuất phát từ căn cứ Bintulu,
đồng thời lực lượng hải quân đánh bộ cũng có thể nhanh chóng đổ bộ lên
bãi cạn trong vòng chưa đầy 1 giờ. Đây là điều khiến Bắc Kinh phải đau
đầu khi có ý đồ uy hiếp khu vực này. Bãi ngầm James chỉ cách thành phố
biển Bintulu của Malaysia có 80km, trong khi khoảng cách đến đất liền
Trung Quốc lên đến hơn hai mươi lần (1.800km).
Nghẹt thở cho Trung Quốc hơn nữa là cái yết hầu eo biển Malaca phía
dưới, nơi mà 60% dầu hỏa và thương thuyền Trung Quốc phải vượt qua thì
Mỹ đã đặt chốt gác trên biển Singapore bằng tàu khu trục tối tân thường
trực rồi.
Vì vậy bị cám dỗ bởi nguồn dầu khí khổng lồ trầm tích dưới lòng biển
Đông những hành vi bá quyền của TQ, trong chừng mực nào đó, như động
thái “Sơn Đông mãi võ” phô trương quân sự đe dọa những kẻ “yếu bóng vía”
và lo sợ TQ “cấm vận” một thị trường nội địa to lớn của TQ để “xí phần”
biển Đông cho riêng mình tuy nhiên khác với cấm vận toàn cầu của Mỹ hay
LHQ, trong kinh tế đối lưu song phương khu vực tự nó cũng như con dao 2
lưỡi mà nhất thiết không chỉ có lợi cho một bên nếu cấm vận cục bộ lẫn
nhau.
Hiện nay chưa có dấu hiệu một cuộc chiến thực sự nào diễn ra nhưng điều
đó không đồng nghĩa với việc không có xung đột trong tương lai. Diễn
biến đang cho thấy Bắc Kinh vẫn nuôi khát vọng làm chủ biển Đông, Châu Á
và Thái bình Dương một khi Trung Quốc đạt được khả năng cần có, quốc
gia này sẽ rất dễ bị cám dỗ bởi một cuộc chiến, hay liều lĩnh tạo ra
những “sự cố” nhằm tiến hành một trận đánh quy mô nhỏ, để xâm lược một
số đảo, biển trong khu vực làm đầu cầu cho vòng đai phòng thủ biển mà
trong đó, họ nghĩ rằng phần thắng sẽ thuộc về mình, một quốc gia đang có
nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu và đang thặng dư ngoại hối gần bốn ngàn
tỷ USD còn Mỹ thì đang là con nợ như chúa chỏm, châu Âu và khối Nato
củng đang héo hắt ngất ngư vì khủng hoảng kinh tế tài chính.
Nhưng không biết Trung Quốc có nên nghĩ xa hơn một chút để không già néo
dẫn tới đứt dây khi phiêu lưu trực diện đụng độ với Mỹ và đồng minh mà
hiện tại cho thấy ngoài hậu cứ NATO (dù hầu bao đang xẹp) thì các quốc
gia có cùng ngôn ngữ tiếng Anh với Mỹ và củng như là thần dân của Nữ
Hoàng Elizabeth, Anh Quốc, Australia, Canada và New Zealand, trong va
chạm “quân sự” quốc tế các quốc gia này thường như là đồng minh tất yếu
rất tự nhiên cùng Mỹ.
Tuy nhiên không vì thế mà chính trị gia “XHCN” James Cogan lại hàm hồ
nhận xét “Mỹ, Nhật đã khiêu khích Trung quốc trước trong vụ ADIZ trên
biển Hoa Đông tạo nguy cơ xung đột hạt nhân chứ không phải Trung Quốc”
!? Khi mà Trung Quốc đang lưỡng lự có nên lập một vung ADIZ thứ hai như
vậy trên Biển Đông tiếp theo hay chưa như một số báo chí cực đoan nhà
nước và đảng CS/TQ đã rào trước đón sau thời gian qua, để chúng ta
nghiệm suy, thực tế là: “Mỹ đang có kế hoạch chiến tranh chống Trung
Quốc” hay ngược lại?.
Hoàng Thanh Trúc
Hoàng Thanh Trúc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét