Những chiếc cựa đặc biệt của gà chín cựa tưởng như chỉ có trong truyền thuyết |
Đây là những đặc sản, sơn hào hải vị tới từ các miền quê đất Việt được đem dâng bậc vua chúa, hoàng đế thời xưa thưởng thức…
Thời xưa, những gì tốt đẹp nhất từ trang
phục, đồ dùng cho tới thức ăn, thực phẩm đều được cung tiến cho vua
chúa và hoàng đế. Mỗi bữa ăn của hoàng đế có tới hàng trăm món, món nào
cũng là sơn hào hải vị, vậy mà có đôi lần, chúng chưa được vua đụng đũa
tới một lần.
Trong số đó, hãy cùng đi tìm tung tích và nguồn gốc của một vài món ăn trong cung đình Việt thời xưa...
1. Gà chín cựa
Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng nghe
câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, về món quà vua Hùng thách cưới: gà chín
cựa. Tưởng như loài gà này chỉ có trong truyền thuyết, vậy mà sự thực
thì không phải như vậy. Đây là một giống gà có thật ở Việt Nam và ngày
xưa là một món ăn yêu thích của bậc vua chúa.
Cận cảnh một chú gà chín cựa với lông đuôi cong vút, màu sắc rực rỡ, chân to, chắc khỏe
Giống
gà này có kích cỡ nhỏ, thường không quá 1,5kg, mào đỏ tươi, chân to,
chắc được nuôi nhiều ở Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ - vùng đất tổ của các
vua Hùng.
Trên thực tế, đây chính xác là giống gà
nhiều cựa bởi hầu như con gà nào cũng có 3,4 cựa mọc mỗi bên, nối liền
nhau, cựa trên cùng thì cong vút như răng nanh lợn rừng. Số lượng gà có 9
cựa thật sự rất hiếm và xưa kia, những cá thể gà như vậy đều phải đem
tiến cống cho vua, chúa.
Món
ăn được các bậc quân vương xưa yêu thích đó là đem gà chín cựa, đặt lên
mẹt tre, hấp cách thủy và ăn cùng với bánh dày - một loại bánh truyền
thống của người dân Việt Nam.
Theo ông Lý Phúc Lâm, “vua” gà chín cựa ở
Xuân Sơn cho biết, giống gà này rất đặc biệt, nhiều người muốn đem về
đồng bằng nuôi, nhân giống, nhưng cứ đưa chúng ra khỏi vùng rừng núi
Xuân Sơn là gà lại chết dần, chết mòn, không sinh sống được. Ông còn nói
vui rằng: “Xơi được gà chín cựa thì coi như đã thành…vua”.
2. Cá Anh Vũ
Cùng trên mảnh đất tổ vua Hùng Phú Thọ,
chúng ta cũng sẽ bắt gặp một món ăn đặc sản chỉ dành cho bậc vua chúa
xưa kia tại ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì) - cá Anh Vũ.
Cận cảnh khối sụn môi đại bổ của cá Anh Vũ
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép rằng,
đời Hùng Quốc Vương (vua Hùng thứ 3), có một ngư dân đánh được ở sông Lô
một con cá lạ, mõm giống mõm lợn, bụng có vảy trắng, vây đỏ liền đem
dâng vua.
Vua
dùng thử thấy thịt trắng quánh, thơm ngon, ăn vào thấy khỏe như uống
thuốc bổ, từ đó ban chiếu ai đánh được cá này đều phải dâng vua. Sau khi
tiến cống thì đầu bếp của vua sẽ hấp cá lên, dâng vua dùng phần sụn môi
giòn, ngọt. Thịt cá có tính hàn nên có tác dụng như thuốc giải nhiệt,
bổ thận.
Một tích khác kể rằng, khi xưa ở biên
giới Việt - Trung tại Phú Thọ có một cây ngô đồng cao ngất trời. Vua Ngô
bèn sai Lý Bạch tới đây trấn áp.
Trấn xong, cây đổ và chỗ gốc cây hóa
thành cái hang. Từ đó, cứ mùa đông tới, cá Anh Vũ lại theo hang sang
nước ta, mùa hè nắng ấm lại trở về.
Còn dưới góc nhìn khoa học, cá Anh Vũ có
tên Latin là Semilabeo notabilis, thuộc họ cá chép, có 2 đôi râu. Cá
này có khối sụn môi to lớn khác thường bởi chúng ăn rêu mọc trên đá lòng
sông, khi ngủ dùng môi bám trụ vào đá nên mới phát triển tới vậy.
Tuy thế, do đánh bắt quá nhiều mà hiện nay số lượng cá Anh Vũ trong tự nhiên gần như biến mất.
3. Sâm cầm
Nhắc tới cụm từ này, người ta nghĩ ngay tới câu ca quen thuộc “sâm cầm Hồ Tây”.
Quả thật, sâm cầm là một trong những đặc sản nổi tiếng của đất Hà thành
xưa, một trong những món ăn “sang chảnh” được vua chúa ưa dùng.
Cái tên “sâm cầm” có nghĩa
là chim ăn nhân sâm. Tương truyền, đây là loài chim sinh sống ở núi
Trường Bạch (biên giới CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc), có sức khỏe lạ
thường, thịt đại bổ nhờ ăn một loài cây mảnh mai, ưa bóng râm, thích khô
sợ nước trên đỉnh núi tuyết.
Chim
sâm cầm có lông đầu, lông cổ màu đen, lưng có mảng lông màu xanh xám
(xanh chì). Phía dưới bụng cũng là màu xanh xám nhưng nhạt hơn, đuôi và
ngực, lông thẫm lại,
phía dưới bụng lông lại sáng lên...
Năm
ấy, người dân dưới chân núi gặp phải đại dịch, những người còn sống
cũng sắp sửa bị tuyệt diệt. May sao lúc đó, một cô gái đã nhớ tới loài
chim kỳ lạ thường này nên đã trèo lên đỉnh núi, tìm được loại củ có hình
dạng giống hình người, gọi là nhân sâm đem về ăn và cứu sống được mọi
người. Lúc này, mọi người đã đặt cho loài chim này cái tên “sâm cầm”.
Vì ăn nhân sâm nên thịt sâm cầm được cho
là một món ăn đại bổ. Đây cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức.
Trong lịch sử dân tộc, vua Tự Đức hiếm con, nghe đồn sâm cầm đại bổ đã
hạ lệnh cho người dân ven hồ Tây, hàng năm phải tiến cống 10 đôi chim
quý này cho vua ăn. Sau này, do sự phản đối quá nhiều của nhân dân, vua
mới dằn lòng hủy bỏ lệnh cống này.
Những đàn sâm cầm "vỗ cánh Mặt trời" giờ chỉ còn trong các bài hát
Ngày nay, do sự săn bắt
quá mức loài chim quý hiếm này, số lượng sâm cầm ở hồ Tây gần như chẳng
còn nữa. Chúng dường như đã trở thành quá khứ, trở thành dĩ vãng của một
thời đã xa.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét