Vào ngày 10 tháng Chín, 2008, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày
đã bị Tòa án Nhân dân TP.HCM kết án 30 tháng tù vì tội “trốn thuế”.
Nhưng những người hiểu chuyện đều biết, Điếu Cày bị tù vì đã dám lên tiếng trước những bất công oan trái của xã hội, quan trọng hơn, dám chống Tàu!
Cùng với các sinh viên, văn nghệ sĩ và bạn bè trong nhóm “Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do” Điếu Cày đã dám viết lên những chữ “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, dám biểu tình kỷ niệm 34 năm ngày mất Hoàng Sa 19 tháng 1,1974-19 tháng 1, 2008, ngay trước cửa Nhà hát Thành phố, khi mà trận hải chiến Hoàng Sa còn là điều “nhạy cảm” không được công khai nhắc đến, đối với nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
Nhưng những người hiểu chuyện đều biết, Điếu Cày bị tù vì đã dám lên tiếng trước những bất công oan trái của xã hội, quan trọng hơn, dám chống Tàu!
Cùng với các sinh viên, văn nghệ sĩ và bạn bè trong nhóm “Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do” Điếu Cày đã dám viết lên những chữ “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, dám biểu tình kỷ niệm 34 năm ngày mất Hoàng Sa 19 tháng 1,1974-19 tháng 1, 2008, ngay trước cửa Nhà hát Thành phố, khi mà trận hải chiến Hoàng Sa còn là điều “nhạy cảm” không được công khai nhắc đến, đối với nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
Đến tháng 10, 2010, lẽ ra Điếu Cày phải được trả tự do nhưng bản án
của ông lại bị gia hạn để “điều tra thêm”. Và rồi tháng 4, 2012 ông bị tòa án
xét xử thêm về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình
sự, cùng với nhà báo Tạ Phong Tần tức blogger Công lý và Sự thật, và luật gia
Phan Thanh Hải tức blogger Anh Ba Sài Gòn.
Ông Nguyễn Văn Hải bị kết án 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần 10 năm còn ông Phan Thanh Hải nhẹ nhất với 3 năm tù.
Ông Nguyễn Văn Hải bị kết án 12 năm tù, bà Tạ Phong Tần 10 năm còn ông Phan Thanh Hải nhẹ nhất với 3 năm tù.
Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Bùi Thị Minh
Hằng
Sáu năm sau, ngày 26 tháng Tám, 2014, một phiên tòa bỏ túi khác diễn ra tại Tòa
án Nhân dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, xử ba nhà tranh đấu Bùi Thị Minh
Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Kết quả bà Bùi Thị Minh Hằng 3
năm tù giam, anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi và cô Nguyễn thị Thúy Quỳnh 2 năm,
về tội “gây rối trật tự công cộng khiến ách tắc giao thông nghiêm trọng”.
Và giữa hai phiên tòa này là những phiên tòa ô nhục khác, trong những vụ án có tính chất chính trị hay đàn áp tôn giáo, với lần lượt nhiều người theo nhau đi vào nhà tù nhỏ. Từ giới luật sư, kỹ sư, doanh nhân, nhà báo, blogger cho tới dân thường, các thanh niên Công giáo, Tin Lành, phật tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người dân tộc thiểu số…
Người bị kết án nặng 16 năm như kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, 12 năm như blogger Điếu Cày, người nhẹ cũng hai, ba năm.
Nhưng có những lý do khiến bài viết này phải nhắc đến bản án của blogger Điếu Cày, người đầu tiên bị tù vì những gì đã viết và đăng tải trên mạng, và vụ vừa mới xảy ra của nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng.
Thứ nhất, vì một số điểm chung giữa họ. Cả hai, ông Nguyễn Văn Hải hay bà Bùi Thị Minh Hằng đều là những người dân bình thường, sinh ra và lớn lên trong môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước đó đang có một cuộc sống kinh tế khá thoải mái, sung túc do tự kinh doanh.
Cả hai, do vậy, không có gốc gác con em “ngụy quân ngụy quyền” để có thể có mối thù riêng với chính quyền, cũng chẳng nhờ kiến thức sách vở hàn lâm mà hiểu ra những chủ trương, chính sách sai lầm của nhà cầm quyền.
Chính từ thực tế cuộc sống, những oan ức của người dân, những bất công phi lý trong xã hội khiến họ cũng như rất nhiều người Việt Nam khác nhìn ra sự thật. Và từ lòng yêu nước thôi thúc họ phải xuống đường, cùng với những người khác, cảnh báo mối họa xâm lược từ Trung Cộng.
Với blogger Điếu Cày, nỗi đau còn từ những ngày lặn lội lên tận thác Bản Giốc, tận mắt chứng kiến và ghi lại qua những tấm ảnh, một phần “thân thể của đất nước” nay đã thuộc về nước khác. Trong nỗi đau có cả cảm giác bị phản bội của một người từng cầm súng bảo vệ cái chế độ này.
Tội lớn nhất của họ, không chỉ là tội “tuyên truyền chống nhà nước”, mà trong mắt của một nhà cầm quyền luôn khiếp sợ Tàu, đó là tội chống Tàu!
Cả hai phiên tòa, dù cách nhau 6 năm, nhưng những gì diễn ra trong, ngoài, trước và sau phiên tòa thì chẳng có gì thay đổi. Vẫn những sự đàn áp, khủng bố của đám công an chìm nổi các loại được lệnh phải ngăn chặn bằng mọi giá những người đến dự các phiên tòa được gọi là “công khai”, cho tới toàn bộ diễn biến khôi hài, bất chấp pháp luật của phiên tòa và bản án được tuyên.
Có khác chăng, và cũng là tín hiệu đáng mừng, số lượng người hiểu chuyện và tìm cách vượt vòng vây đến với phiên tòa của bà Bùi Thị Minh Hằng bây giờ nhiều hơn trước kia.
Ngày càng nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi, ngày càng nhiều người dám lên tiếng, dấn thân.
Đồng thời, những bản án như vậy chỉ khiến cho bản thân người bị kết án trở nên trưởng thành hơn về nhận thức chính trị, có lòng tin mạnh mẽ hơn vào việc làm của mình, của bạn bè. Nhìn vào sự vững vàng của blogger Điếu Cày trong suốt thời gian bị cầm tù khắc nghiệt vừa qua hay khuôn mặt, thái độ bình thản của Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, người ta cảm nhận được điều đó.
Không những thế, bạn bè, gia đình, người thân của họ cũng từ chỗ có thể chưa hiểu việc làm của họ, nhưng khi chứng kiến quá trình bắt giữ, xét xử, kết án bất chấp luật pháp, quá trình giam giữ phi nhân trong tù, sẽ hiểu ra và ủng hộ. Như chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai, hay Trần Bùi Trung, con trai của Bùi Thị Minh Hằng.
Như ông Trần Văn Huỳnh phụ thân anh Trần Huỳnh Duy Thức, bà Trần Thị Ngọc Minh mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Kim Liên mẹ của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy hay bà Nguyễn Thị Nhung mẹ của Nguyễn Phương Uyên…
Và rất nhiều sự hy sinh khác phía sau của những người mẹ, cha, vợ, con…của những tù nhân chính trị, kể làm sao cho hết từ cái thời Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án xét lại những năm 60-70 của thế kỷ XX, qua thời hàng ngàn hàng vạn quân dân cán chính của chế độ miền Nam phải đi “học tập cải tạo” dài ngày cho tới những vụ án có tính chất chính trị sau này.
Chính nhà cầm quyền, bằng vào sự thiển cận hẹp hòi và những chính sách sai lầm, hà khắc đã tự đẩy người dân về phía đối nghịch, ngày càng nhiều.
Một tín hiệu vui khác, giữa những ngày mà dư âm của phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng và hai người bạn vẫn đang làm mọi người phẫn nộ thì thông tin về việc blogger Điếu Cày có khả năng được thả ra, vốn đã loan truyền trước đó, lại nổi lên.
Rất có thể trong những ngày sắp tới, một vài tù nhân lương tâm nổi tiếng sẽ được thả, như 5, 6 trường hợp tù chính trị gần đây, để nhà cầm quyền đổi lại những điều mà họ đang rất cần như được gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt TPP) hay được Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương…Mà cũng có thể sẽ chỉ là mừng hụt.
Nhưng cho dù blogger Điếu Cày và vài tù nhân lương tâm khác có được thả ra, thì cũng vẫn có những người khác đang hoặc chuẩn bị bước vào tù thay thế họ, như nhóm Bùi Thị Minh Hằng mới đây chẳng hạn.
Quyền được lên tiếng cùng với những cái quyền tối thiểu nhất của một con người, một công dân vẫn tiếp tục là điều xa xỉ, ở Việt Nam. Sinh mạng, sự an toàn của mỗi tù nhân chính trị tiếp tục trông chờ vào dư luận bên ngoài, sức ép từ quốc tế và những cân nhắc có tính đổi chác không hề biết xấu hổ của nhà cầm quyền, trong khi những người khác tiếp tục là những “tù nhân dự bị”.
Bởi vì trước mắt, chẳng có bất cứ dấu hiệu gì cho thấy nhà nước này thật sự muốn thay đổi, dù chỉ một lần, thử đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của đảng.
Có lẽ đã từng có những hy vọng nhen nhóm nào đó trong người dân khi mới đây, Trung Cộng ngang nhiên đưa giàn khoan khủng xâm phạm lãnh hải Việt Nam, làm thổi bùng lên cơn phẫn nộ của cả nước và khiến nhà cầm quyền có những dịch chuyển mơ hồ về phía Hoa Kỳ và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới.
Nhưng nếu có, hẳn cũng tắt ngúm trước thực tế Hà Nội tiếp tục kết án những người yêu nước, cử “đặc phái viên” sang Tàu tạ tội, cam kết khôi phục mối quan hệ giữa hai bên và thỏa thuận cho phép Trung Cộng khai thác vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cùng với những diễn biến khác nữa, chỉ chứng minh rằng điều duy nhất mà nhà nước cộng sản Việt Nam mong muốn, là tiếp tục đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng các nước dân chủ để hưởng lợi từ hai bên, đồng thời kéo dài sự tồn tại của chế độ bất chấp mọi quy luật của thời đại và ý nguyện của người dân.
Và giữa hai phiên tòa này là những phiên tòa ô nhục khác, trong những vụ án có tính chất chính trị hay đàn áp tôn giáo, với lần lượt nhiều người theo nhau đi vào nhà tù nhỏ. Từ giới luật sư, kỹ sư, doanh nhân, nhà báo, blogger cho tới dân thường, các thanh niên Công giáo, Tin Lành, phật tử của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, người dân tộc thiểu số…
Người bị kết án nặng 16 năm như kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, 12 năm như blogger Điếu Cày, người nhẹ cũng hai, ba năm.
Nhưng có những lý do khiến bài viết này phải nhắc đến bản án của blogger Điếu Cày, người đầu tiên bị tù vì những gì đã viết và đăng tải trên mạng, và vụ vừa mới xảy ra của nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng.
Thứ nhất, vì một số điểm chung giữa họ. Cả hai, ông Nguyễn Văn Hải hay bà Bùi Thị Minh Hằng đều là những người dân bình thường, sinh ra và lớn lên trong môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trước đó đang có một cuộc sống kinh tế khá thoải mái, sung túc do tự kinh doanh.
Cả hai, do vậy, không có gốc gác con em “ngụy quân ngụy quyền” để có thể có mối thù riêng với chính quyền, cũng chẳng nhờ kiến thức sách vở hàn lâm mà hiểu ra những chủ trương, chính sách sai lầm của nhà cầm quyền.
Chính từ thực tế cuộc sống, những oan ức của người dân, những bất công phi lý trong xã hội khiến họ cũng như rất nhiều người Việt Nam khác nhìn ra sự thật. Và từ lòng yêu nước thôi thúc họ phải xuống đường, cùng với những người khác, cảnh báo mối họa xâm lược từ Trung Cộng.
Với blogger Điếu Cày, nỗi đau còn từ những ngày lặn lội lên tận thác Bản Giốc, tận mắt chứng kiến và ghi lại qua những tấm ảnh, một phần “thân thể của đất nước” nay đã thuộc về nước khác. Trong nỗi đau có cả cảm giác bị phản bội của một người từng cầm súng bảo vệ cái chế độ này.
Tội lớn nhất của họ, không chỉ là tội “tuyên truyền chống nhà nước”, mà trong mắt của một nhà cầm quyền luôn khiếp sợ Tàu, đó là tội chống Tàu!
Cả hai phiên tòa, dù cách nhau 6 năm, nhưng những gì diễn ra trong, ngoài, trước và sau phiên tòa thì chẳng có gì thay đổi. Vẫn những sự đàn áp, khủng bố của đám công an chìm nổi các loại được lệnh phải ngăn chặn bằng mọi giá những người đến dự các phiên tòa được gọi là “công khai”, cho tới toàn bộ diễn biến khôi hài, bất chấp pháp luật của phiên tòa và bản án được tuyên.
Có khác chăng, và cũng là tín hiệu đáng mừng, số lượng người hiểu chuyện và tìm cách vượt vòng vây đến với phiên tòa của bà Bùi Thị Minh Hằng bây giờ nhiều hơn trước kia.
Ngày càng nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi, ngày càng nhiều người dám lên tiếng, dấn thân.
Đồng thời, những bản án như vậy chỉ khiến cho bản thân người bị kết án trở nên trưởng thành hơn về nhận thức chính trị, có lòng tin mạnh mẽ hơn vào việc làm của mình, của bạn bè. Nhìn vào sự vững vàng của blogger Điếu Cày trong suốt thời gian bị cầm tù khắc nghiệt vừa qua hay khuôn mặt, thái độ bình thản của Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, người ta cảm nhận được điều đó.
Không những thế, bạn bè, gia đình, người thân của họ cũng từ chỗ có thể chưa hiểu việc làm của họ, nhưng khi chứng kiến quá trình bắt giữ, xét xử, kết án bất chấp luật pháp, quá trình giam giữ phi nhân trong tù, sẽ hiểu ra và ủng hộ. Như chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày và con trai, hay Trần Bùi Trung, con trai của Bùi Thị Minh Hằng.
Như ông Trần Văn Huỳnh phụ thân anh Trần Huỳnh Duy Thức, bà Trần Thị Ngọc Minh mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, bà Nguyễn Thị Kim Liên mẹ của Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy hay bà Nguyễn Thị Nhung mẹ của Nguyễn Phương Uyên…
Và rất nhiều sự hy sinh khác phía sau của những người mẹ, cha, vợ, con…của những tù nhân chính trị, kể làm sao cho hết từ cái thời Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án xét lại những năm 60-70 của thế kỷ XX, qua thời hàng ngàn hàng vạn quân dân cán chính của chế độ miền Nam phải đi “học tập cải tạo” dài ngày cho tới những vụ án có tính chất chính trị sau này.
Chính nhà cầm quyền, bằng vào sự thiển cận hẹp hòi và những chính sách sai lầm, hà khắc đã tự đẩy người dân về phía đối nghịch, ngày càng nhiều.
Một tín hiệu vui khác, giữa những ngày mà dư âm của phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng và hai người bạn vẫn đang làm mọi người phẫn nộ thì thông tin về việc blogger Điếu Cày có khả năng được thả ra, vốn đã loan truyền trước đó, lại nổi lên.
Rất có thể trong những ngày sắp tới, một vài tù nhân lương tâm nổi tiếng sẽ được thả, như 5, 6 trường hợp tù chính trị gần đây, để nhà cầm quyền đổi lại những điều mà họ đang rất cần như được gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt TPP) hay được Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương…Mà cũng có thể sẽ chỉ là mừng hụt.
Nhưng cho dù blogger Điếu Cày và vài tù nhân lương tâm khác có được thả ra, thì cũng vẫn có những người khác đang hoặc chuẩn bị bước vào tù thay thế họ, như nhóm Bùi Thị Minh Hằng mới đây chẳng hạn.
Quyền được lên tiếng cùng với những cái quyền tối thiểu nhất của một con người, một công dân vẫn tiếp tục là điều xa xỉ, ở Việt Nam. Sinh mạng, sự an toàn của mỗi tù nhân chính trị tiếp tục trông chờ vào dư luận bên ngoài, sức ép từ quốc tế và những cân nhắc có tính đổi chác không hề biết xấu hổ của nhà cầm quyền, trong khi những người khác tiếp tục là những “tù nhân dự bị”.
Bởi vì trước mắt, chẳng có bất cứ dấu hiệu gì cho thấy nhà nước này thật sự muốn thay đổi, dù chỉ một lần, thử đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của đảng.
Có lẽ đã từng có những hy vọng nhen nhóm nào đó trong người dân khi mới đây, Trung Cộng ngang nhiên đưa giàn khoan khủng xâm phạm lãnh hải Việt Nam, làm thổi bùng lên cơn phẫn nộ của cả nước và khiến nhà cầm quyền có những dịch chuyển mơ hồ về phía Hoa Kỳ và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới.
Nhưng nếu có, hẳn cũng tắt ngúm trước thực tế Hà Nội tiếp tục kết án những người yêu nước, cử “đặc phái viên” sang Tàu tạ tội, cam kết khôi phục mối quan hệ giữa hai bên và thỏa thuận cho phép Trung Cộng khai thác vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cùng với những diễn biến khác nữa, chỉ chứng minh rằng điều duy nhất mà nhà nước cộng sản Việt Nam mong muốn, là tiếp tục đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng các nước dân chủ để hưởng lợi từ hai bên, đồng thời kéo dài sự tồn tại của chế độ bất chấp mọi quy luật của thời đại và ý nguyện của người dân.
Song Chi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét