Qua
đèo Hải Vân, đến địa phận Huế, thẳng tiến qua đèo Phú Gia, Phước Tượng,
rồi lại băng qua địa phận Quảng Trị, Quảng Bình, băng qua đèo Ngang...
khắp hai bên đường, đâu đâu cũng gặp những người bán kẹo cu đơ, một loại
đặc sản của Bắc Trung Bộ.
Loại kẹo này được
làm bằng đường non, nếp non, lúa non và bánh tráng. Người ta nói rằng
nhìn vào ẩm thực có thể thấy được văn hóa vùng miền, điều này không sai
trong trường hợp kẹo cu đơ.
Thời hoàng kim cu đơ
Một người bán kẹo cu đơ ở Hà Tĩnh, tên Lộc, cho chúng tôi biết, “Kẹo
cu đơ có từ lâu đời rồi, nhưng thời hoàng kim của nó là thời bao cấp, từ
những năm 1979 đến 1989.”
“Thời đó, mọi thứ đều của nhà nước, ví
dụ như mang một ký lô đường trong người mà không có giấy tờ chứng minh
đây là đường mình vừa nhận tem phiếu thì chắc chắc là bị công an, thuế
vụ tịch thu ngay. Con gà, con heo mang từ quê ra phố đều phải xin giấy
phép của công an xã, mấy công an cho phép, cấp giấy thì mới mang đi
được.”
“Thời đó đường khan hiếm lắm, nhà ai giàu có lắm mới có được kí lô đường để ăn, mà toàn là đường cát vàng khè chứ không tinh luyện trắng bong như bây giờ. Chủ yếu là nhà cán bộ huyện, cán bộ thứ dữ mới có đường, có thịt tem phiếu để ăn chứ nhà dân thì khó lắm.”
“Cũng do vậy mà người ta mới nghĩ đến những thứ lạng lách nhà nước. Kẹo cu đơ là một bằng chứng sinh động nhất. Mấy nhà buôn hồi bao cấp chỉ có nước bán vàng mà ăn chứ làm gì được. Nghĩ mãi, một ông mới lập hội “kẹo cu đơ,” cái hội này độc đáo lắm!.”
“Thời đó đường khan hiếm lắm, nhà ai giàu có lắm mới có được kí lô đường để ăn, mà toàn là đường cát vàng khè chứ không tinh luyện trắng bong như bây giờ. Chủ yếu là nhà cán bộ huyện, cán bộ thứ dữ mới có đường, có thịt tem phiếu để ăn chứ nhà dân thì khó lắm.”
“Cũng do vậy mà người ta mới nghĩ đến những thứ lạng lách nhà nước. Kẹo cu đơ là một bằng chứng sinh động nhất. Mấy nhà buôn hồi bao cấp chỉ có nước bán vàng mà ăn chứ làm gì được. Nghĩ mãi, một ông mới lập hội “kẹo cu đơ,” cái hội này độc đáo lắm!.”
“Các thành viên trong hội chung
tiền để mua chuộc mấy tay cán bộ lương thực để bọn họ ăn cắp đường bán
cho hội. Khi có đường về, cả hội chế biến thành kẹo cu đơ, phân nhỏ ra
để chế biến và bán dạo. Tính ra cũng có lãi nhưng không bao nhiêu vì tuy
mua đường giá rẻ nhưng lại bán giá không cao, chỉ thấp hơn so với đường
bán ở các cửa hàng quốc doanh. Dân ở đây nhờ hội này mà không bị thiếu
đường.”
“Ðó cũng là thời hoàng kim của kẹo cu đơ, khắp hang cùng ngõ hẻm đều bán kẹo cu đơ, kẹo được đổ vào lon sữa bò giống như mạch nha vậy đó, không bỏ thêm bất kì thứ gì, người ta nấu chè cũng ra mua một lon cu đơ về bỏ vào. Thời đó kéo dài đến năm 1986 và chấm dứt vào năm 1989. Lúc này nhu cầu về đường không còn kinh khủng như thời bao cấp nữa...”
“Ðó cũng là thời hoàng kim của kẹo cu đơ, khắp hang cùng ngõ hẻm đều bán kẹo cu đơ, kẹo được đổ vào lon sữa bò giống như mạch nha vậy đó, không bỏ thêm bất kì thứ gì, người ta nấu chè cũng ra mua một lon cu đơ về bỏ vào. Thời đó kéo dài đến năm 1986 và chấm dứt vào năm 1989. Lúc này nhu cầu về đường không còn kinh khủng như thời bao cấp nữa...”
Cu đơ bây giờ
Một người bán kẹo cu đơ khác tên Nhị, cho chúng tôi biết thêm, “Thời
bây giờ, kẹo cu đơ ít ai sử dụng lắm, nhà khá giả chẳng thèm ăn đâu!”
“Nhưng chúng tôi bán vẫn rất chạy, khách qua đường mua làm quà tặng, những nhà ở miền núi, thôn quê vùng sâu vùng xa mỗi khi ra thị trấn thường mua về cất dành để ăn lâu dài. Nói chung là chỉ có một bộ phận nhỏ khá giả không thích cu đơ nữa chứ đa phần người dân vẫn còn rất thèm ăn cu đơ. Ðiều này chứng tỏ dân mình còn nghèo lắm!”
“Nhưng chúng tôi bán vẫn rất chạy, khách qua đường mua làm quà tặng, những nhà ở miền núi, thôn quê vùng sâu vùng xa mỗi khi ra thị trấn thường mua về cất dành để ăn lâu dài. Nói chung là chỉ có một bộ phận nhỏ khá giả không thích cu đơ nữa chứ đa phần người dân vẫn còn rất thèm ăn cu đơ. Ðiều này chứng tỏ dân mình còn nghèo lắm!”
“Nói thì nghe như
đùa, nhiều khi tôi nghĩ kẹo cu đơ tuy đơn giản vậy chứ nó là đặc sản rất
độc đáo của chúng tôi, vì nó là đặc sản của người nghèo chứ không phải
là đặc sản của kẻ có tiền, nó như một thứ nhiệt biểu kế đo kinh tế vậy.”
“Ngay
cả người bán kẹo như chúng tôi cũng nghèo lắm, chẳng ai giàu mà đi bán
kẹo cu đơ cả. Nó cũng không hơn bán vé số hoặc bán kim chỉ bao nhiêu
đâu, chỉ có điều mình yêu nghề thì mình làm, nhiều khi thức đêm thức hôm
khuya khoắt, có khi thức cả đêm bán được có mấy phong kẹo nhưng vẫn
phải thức.”
“Ðau lòng nhất là nhiều cô gái mạo danh bán kẹo cu đơ nhưng thực tế là bán dâm, một quán vắng bên đường, một hàng kẹo cu đơ, một cô chủ nhỏ chuyên bán cu đơ nhưng trên thực tế là bán dâm cho những tài xế đường dài và khách vãng lai. Cảnh này nhiều lắm, đất nước mình còn nghèo lắm, người ta đổ liều làm đủ thứ hết!”
“Kẹo cu đơ bây giờ nếu bán một cách chân chính, không gian lận và không chém khách, mỗi ngày kiếm cũng được bốn chục, năm chục ngàn đồng, không nhiều hơn đâu. Chừng đó cũng đủ sống qua ngày, nhưng làm giàu thì khó lắm, thời hoàng kim cu đơ qua rồi, bây giờ bán cho đỡ nhớ nghề và kiếm thêm vài đồng vậy thôi.”
Chúng tôi tạm biệt người bán kẹo cu đơ, tiếp tục lên đường, dọc đường từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh, Nghệ An, dường như ở đâu cũng nhìn thấy kẹo cu đơ bán hai bên đường, gió Lào và cát trắng. Thử bóc một phong kẹo bỏ vào miệng nhai. Thú thật là chúng tôi không thể nuốt trọn vẹn cái thức quà đặc sản này bởi nó ngọt quá đậm đặc. Mặc dù hương vị thơm tho nhưng độ ngọt này chỉ gặp ở đường bát đen thời bao cấp.
Những người bán kẹo cu đơ dần khuất xa, đường nắng và cát trắng cũng khuất dần, tỉnh Thanh Hóa hiện ra trước mắt với vài người đánh xe ngựa thồ lọc cọn, vài hàng kẹo cu đơ buồn bã và cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm treo sặc sỡ khắp nẻo đường. Tự dưng, thương người bán kẹo cu đơ!
“Ðau lòng nhất là nhiều cô gái mạo danh bán kẹo cu đơ nhưng thực tế là bán dâm, một quán vắng bên đường, một hàng kẹo cu đơ, một cô chủ nhỏ chuyên bán cu đơ nhưng trên thực tế là bán dâm cho những tài xế đường dài và khách vãng lai. Cảnh này nhiều lắm, đất nước mình còn nghèo lắm, người ta đổ liều làm đủ thứ hết!”
“Kẹo cu đơ bây giờ nếu bán một cách chân chính, không gian lận và không chém khách, mỗi ngày kiếm cũng được bốn chục, năm chục ngàn đồng, không nhiều hơn đâu. Chừng đó cũng đủ sống qua ngày, nhưng làm giàu thì khó lắm, thời hoàng kim cu đơ qua rồi, bây giờ bán cho đỡ nhớ nghề và kiếm thêm vài đồng vậy thôi.”
Chúng tôi tạm biệt người bán kẹo cu đơ, tiếp tục lên đường, dọc đường từ Quảng Bình ra Hà Tĩnh, Nghệ An, dường như ở đâu cũng nhìn thấy kẹo cu đơ bán hai bên đường, gió Lào và cát trắng. Thử bóc một phong kẹo bỏ vào miệng nhai. Thú thật là chúng tôi không thể nuốt trọn vẹn cái thức quà đặc sản này bởi nó ngọt quá đậm đặc. Mặc dù hương vị thơm tho nhưng độ ngọt này chỉ gặp ở đường bát đen thời bao cấp.
Những người bán kẹo cu đơ dần khuất xa, đường nắng và cát trắng cũng khuất dần, tỉnh Thanh Hóa hiện ra trước mắt với vài người đánh xe ngựa thồ lọc cọn, vài hàng kẹo cu đơ buồn bã và cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm treo sặc sỡ khắp nẻo đường. Tự dưng, thương người bán kẹo cu đơ!
Phi Khanh/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét