HÀ TƯỜNG CÁT
Trong
buổi họp báo đầu năm hôm Thứ Hai, Thủ Tướng Shinzo Abe cho biết ngày 15
tháng 8 sắp tới vào dịp kỷ niệm 70 năm Nhật Bản đầu hàng, ông sẽ “bày
tỏ sự hối tiếc” về vai trò của Nhật trong Thế Chiến II.
Thủ Tướng Nhật phát biểu như vậy trước
các phóng viên tại thành phố Ise sau cuộc thăm viếng một ngôi đền Thần
Đạo quan trọng tại đây.
Các quốc gia Á Châu và Hoa Kỳ quan tâm đến việc này vì biết Thủ Tướng Abe với lập trường quốc gia dân tộc, có thể tìm cách thoái thác trách nhiệm về chiến tranh của nước Nhật.
Nếu Thủ Tướng Abe hạ thấp trách nhiệm về những hành động của quân đội xâm lăng Nhật thì chắc chắn sẽ làm Trung Quốc và Nam Hàn phẫn nộ, gây ra nhiều phức tạp trong mối quan hệ bang giao, cũng như có thể làm tình hình căng thẳng đưa tới khủng hoảng khu vực. Hiểu rõ như thế, Thủ Tướng Abe xác định sẽ không đi lệch ra ngoài những tuyên bố chính thức đã được các nhà lãnh đạo tiền nhiệm xác định.
Các quốc gia Á Châu và Hoa Kỳ quan tâm đến việc này vì biết Thủ Tướng Abe với lập trường quốc gia dân tộc, có thể tìm cách thoái thác trách nhiệm về chiến tranh của nước Nhật.
Nếu Thủ Tướng Abe hạ thấp trách nhiệm về những hành động của quân đội xâm lăng Nhật thì chắc chắn sẽ làm Trung Quốc và Nam Hàn phẫn nộ, gây ra nhiều phức tạp trong mối quan hệ bang giao, cũng như có thể làm tình hình căng thẳng đưa tới khủng hoảng khu vực. Hiểu rõ như thế, Thủ Tướng Abe xác định sẽ không đi lệch ra ngoài những tuyên bố chính thức đã được các nhà lãnh đạo tiền nhiệm xác định.
Ông nói: “Chính phủ Nhật duy trì lập trường chung về lịch sử của các
vị Thủ Tướng tiền nhiệm, kể cả tuyên bố Murayama”. Năm 1995, kỷ niệm 50
năm chấm dứt chiến tranh Thủ Tướng Tomiichi Murayama chính thức nói lời
xin lỗi những phụ nữ Á Châu bị xúc phạm và tổn thương.Theo lời Thủ
Tướng Abe, chính phủ ông sẽ soạn thảo lời tuyên bố trong đó có “sự hối
hận của Nhật Bản về chiến tranh”, tuy nhiên ông không nói rõ là có xin
lỗi thêm một lần nữa.
Bảy mươi năm sau, những vết thương chiến tranh vẫn chưa lành hẳn ở Á
Châu, đặc biệt tại Triều Tiên và Trung Quốc. Nhũng lời phát biểu của
các giới lãnh đạo Nhật có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến quan hệ giữa
Nhật Bản với các nước này. Chính quyền Hoa Kỳ lo ngại về tác động của
việc này trong tình hình quân lực Trung Quốc đang càng ngày càng có khả
năng là một thế lực khống chế ở khu vực Á Châu – Thái Bình Dương.
Từ thời Minh Trị Thiên Hoàng cuối thế kỷ 19 Nhật Bản đổi mới trở
thành một quốc gia kỹ nghệ hóa, phát triển lực lượng quân sự và tiến tới
phát triển chính sách đế quốc thuộc địa. Khởi đầu bằng cuộc chiến tranh
với Trung Hoa, Nhật Bản hợp cùng các nước đế quốc Tây Phương cưỡng ép
triều đình nhà Thanh ký kết những hiệp ước bất bình đẳng nhượng cho
nhiều quyền lợi về mậu dịch và lãnh thổ bao gồm đảo Đài Loan cùng các tô
giới trên lục địa. Qua đầu thế kỷ 20 sau khi thắng trận chiến tranh với
Nga ở Viễn Đông, Nhật chiếm bán đảo Triều Tiên.
Chính sách đế quốc của Nhật Bản được đẩy mạnh với cuộc xâm lăng vào
Mãn Châu bắt đầu năm 1931 và chiến tranh với Trung Hoa mở rộng từ 1937,
rồi tiếp theo là Thế Chiến II trên toàn khu vực Á Châu – Thái Bình
Dương.
Trong Thế Chiến II, quân đội Nhật Bản vi phạm nhiều tội ác
chiến tranh bằng sự tàn bạo của binh sĩ, ngược đãi tù binh và thường
dân. Theo ước lượng 6 triệu người Trung Hoa, hầu hết là thường dân, đã
bị quân đội Nhật sát hại. Còn nhiều hành động vi phạm nhân quyền khác
như cưỡng bách phụ nữ dân Triều Tiên, Trung Quốc phục vụ thành nô lệ
tình dục cho binh sĩ Nhật.
Sau hai trái bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki
ngày 6 và 8 tháng 9, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 15
tháng 8 năm 1945. Hiệp định đầu hàng được ký kết trên chiến hạm USS
Missouri ở vịnh Tokyo với Đại Tướng Douglas McArthur.
Theo những văn kiện chính thức thì Nhật Hoàng Hirohito đã báo cho
biết rằng ông đã chuẩn bị để công khai xin lỗi về những hành động của
Nhật Bản trong Thế Chiến II, kể cả lời xin lỗi vụ tấn công bất ngờ vào
Trân Châu Cảng (Honolulu, Hawaii) ngày 7 tháng 12 năm 1941 khởi đầu
chiến tranh Thái Bình Dương.
Nhật Hoàng nói với tướng McArthur: “Tôi đến trước ông để nhận sự phán
xét của những cường quốc mà ông là đại diện, với tư cách là cá nhân duy
nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm về những quyết định chính trị và quân
sự do nhân dân của tôi thi hành trong chiến tranh”.
Nhưng theo nhà sử học Patrick Lennox Tierney, giáo sư trường đại học
Utah, thì ông là người được chứng kiến tận mắt việc này. Lúc đó Tierney
là một sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh Tối Cao Đồng Minh của tướng Douglas
McArthur, và văn phòng ở tầng 5 của cao ốc Dai-Ichi Insurance Building ở
Tokyo, cùng tầng với văn phòng đại tướng Tổng Tư Lệnh.
Theo
Tierney thì khi Nhật Hoàng Hirohito tới, tướng McArthur từ chối tiếp và
coi như không biết ông là ai. Nhiều năm sau, Tierney lập luận về chuyện
này như sau: “Xin lỗi là một việc rất quan trọng ở Nhật, dân Nhật quan
niệm khác với chúng ta”.
Còn theo sử gia Herbert Bix, nguyên giáo sư các trường đại học Hosei,
Hitotsubashi Nhật Bản và Binghamton University, New York thì “Tướng
McArthur đã thực sự thi hành những biện pháp hết sức đặc biệt để cứu
Hirohito khỏi phải ra trước tòa án như một tội phạm chiến tranh và việc
này đã ảnh hưởng sâu xa đến người Nhật trong nhận thức về sự thua trận”.
Nhiều bình luận gia quốc tế cho rằng Nhật Bản cần phải học được kinh
nghiệm từ Thế Chiến II và thành thật bày tỏ bằng hành động hối lỗi. Tuy
nhiên tới chừng mực nào thì chưa ai có thể đồng ý được.
Trong 7
thập niên, các giới chức Nhật đã có khoảng 50 lần nhận lỗi về Thế Chiến
II, bằng những lời lẽ ở nhiều mức độ khác nhau. Lời xin lỗi được coi
như rõ ràng nhất là của cựu Thủ Tướng đảng Xã Hội Tomiichi Murayama năm
1995 khi ông thừa nhận rằng “chế độ thuộc địa và hành động xâm lăng của
Nhật đã gây nên những tổn thất kinh hoàng và sự đau khổ khủng khiếp cho
nhiều dân tộc”.
Nhưng dù bằng lời lẽ thế nào cũng đều đưa đến tranh cãi ở trong cũng
như ngoài nước và không thể nào làm vừa lòng tất cả mọi phía vốn có quan
điểm hoàn toán khác nhau.
Những người dân Nhật có quan niệm
quốc gia dân tộc cho rằng phải tôn trọng và vinh danh những người đã hy
sinh trong cuộc chiến. Nhưng mỗi năm khi ở Nhật dân chúng và một số
chính khách đến viếng đền tử sĩ Yasukuni thì đều gây nên phản ứng bằng
hàng loạt những cuộc biểu tình chống đối ở Trung Quốc, Nam Hàn. Nhiều
quốc gia, bao gồm Nam Hàn, Trung Quốc, Miến Điện đòi hỏi Nhật phải bồi
thường cụ thể, điều mà chưa một chính quyền nào ở Nhật chấp nhận.
Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh chấp gay gắt trong nhiều tháng về vấn
đề chủ quyền quần đảo Sekaku/Điếu Ngư nhưng gần đây hai phía tỏ ra muốn
hòa giải bằng sự đồng ý chấp nhận nguyên trạng. Bình luận về lời tuyên
bố của Thủ Tướng Abe, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hua
Chunying bằng lời lẽ ôn hòa, cho rằng Nhật phải chứng minh bằng hành
động là họ thực sự hối lỗi. “Chúng tôi hy vọng là lời nói của Nhật sẽ
đi đôi với việc làm, về những gì họ đã trang trọng nêu lên liên quan đến
lịch sử cuộc chiến”.
Trong một bài xã luận, nhật báo Asahi, tờ báo có quan điểm cấp tiến ở
Nhật, cho rằng Thủ Tướng Abe cần phải can đảm nhìn nhận trách nhiệm về
các cuộc chiến tranh Nhật Bản đã gây ra. Nhưng các phân tích gia cho
rằng hãy còn quá sớm để biết ông Abe sẽ nói gì vào tháng 8, và dù cho
không xét lại tuyên bố của Murayama như đã hứa, ông vẫn có thể làm giảm
nhẹ ý nghĩa. Trong bản thông điệp đầu năm nay, Nhật Hoàng Akihito nhấn
mạnh đến nhu cầu phải nhớ đến quá khứ và học được kinh nghiệm đẻ định
hướng cho tương lai đất nước.
HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét