Để thực hiện mưu đồ Hán hóa Việt Nam, để "bên kia biên giới là nhà, bên này biên giới cũng là quê hương"
(1) người cầm đầu đảng CSVN sau đại hội XII phải là người biết lo lắng
cho dân tộc... Tàu. Ngày xưa, Mao có Hồ. Ngày hôm nay, đối với Bắc Kinh,
có thể nói rằng người đạt tiêu chuẩn Hồ Tập Chương cao nhất, được Bắc Kinh "ưng ý" nhất, chính là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
TBT đảng CSVN trong kế hoạch hán hóa VN của Bắc Kinh
"Truyền thống" nắm đầu tổng bí thư của Bắc Kinh bắt đầu kể từ khi Hồ Tập
Chương mang lá cờ cộng sản Phúc Kiến, từ Tàu sang Việt lập đảng CSVN.
Truyền thống đó kéo dài qua nhiều triều đại TBT. Đặc biệt từ Mật nghị
Thành Đô 9/1990, sau khi những "đứa con hoang" đã quay trở về nhà, Đặng
Tiểu Bình đã từng bước lũng đoạn và phân hóa lãnh đạo đảng CSVN nhằm dễ
bề mua chuộc, kiểm soát và thống trị. Bắc Kinh đã thành công và rõ rệt
nhất là với nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng.
Nông Đức Mạnh: Sau nhiệm kỳ của Đỗ Mười (1991-1997) - là
một trong những tên đầu não CSVN ký mật ước đầu hàng và bán nước cho Bắc
Kinh tại Thành Đô - và Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh được Bắc
Kinh ủng hộ để trở thành TBT. Với Nông Đức Mạnh, người dân tộc thiểu
số, không có nhiều thành tích trong đảng, yếu đuối, nhu nhược, thiếu bản
lãnh, CSVN đã trở thành một đảng phân hóa nhất trong lịch sử đảng. 2
nhiệm kỳ của Nông Đức Mạnh đã dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không
nghe và tập đoàn chóp bu không còn chỉ đóng cửa đấu đá mà đã công khai
bước ra ngoài sát phạt nhau.
Nguyễn Phú Trọng: Sau một TBT "hèn và nhu nhược" là một
TBT "giáo điều và lú". Bắc Kinh đã tìm được một ứng viên "sáng giá" như
thế ở Nguyễn Phú Trọng. Dưới triều đại của "lú như Trọng", sự phân rã
trong nội bộ đảng ngày càng gia tăng. Tình trạng đấu đá nội bộ ngày càng
trở nên khốc liệt, được giàn trải trên truyền thông lề đảng, trên các
trang blog "lề đảng giả dạng lề dân - lãnh đạo tố nhau nhưng cấm dân có ý kiến đụng bác Hồ và đảng".
Chia để trị, càng có tranh chấp thì càng gia tăng sự cầu cạnh của lãnh
đạo CSVN đối với Bắc Kinh. Càng đấu đá thì tập thể chóp bu Ba Đình sẽ
không thể có được một quyết định chung đặt quyền lợi Tổ quốc VN lên trên
quyền lợi phe nhóm, cũng như quyền lợi của kẻ bảo vệ / bảo trợ phe nhóm
mình đang ngồi ở phương Bắc. Đó là điều mà Bắc Kinh mong muốn. Và đã
đạt được.
Khi mục tiêu phân hóa để khống chế, thống trị đã đạt được, bước sang nhiệm kỳ mới, Bắc Kinh muốn 1:
tiếp tục có một TBT yếu như Mạnh, lú như Trọng để dẫn đến viễn cảnh một
đảng chư hầu từ phân hóa tiến đến tan rã và tự tiêu diệt hay bị tiêu
diệt bởi nhân dân Việt Nam? Hoặc 2: chọn một TBT thần phục thiên
triều tuyệt đối, có sức mạnh và khả năng thâu tóm mọi quyền lực về tay
đảng, vốn đã bị phân tán trong thời gian qua?
Nếu chọn kế sách 2 thì ứng viên ưng ý nhất của Bắc Kinh sẽ là Phùng Quang Thanh.
"Tổng Bí thư" Phùng Quang Thanh
Ở Phùng Quang Thanh, Bắc Kinh sẽ có được một TBT đảng CSVN tuyệt đối
trung thành và tích cực hỗ trợ cho chính sách bành trướng của thiên
triều. Phùng sẽ tiếp tay với quan thầy để biến những gì của Việt Nam
thành vùng tranh chấp - biến vùng tranh chấp thành vùng khai thác chung -
biến vùng khai thác chung thành vùng thuộc chủ quyền của Trung cộng.
(2)
Ở Phùng Quang Thanh, Bắc Kinh sẽ có được một TBT CSVN xem kẻ thù là bạn, lo lắng trước xu thế nhân dân Việt Nam ghét Tàu và xem đó là một điều nguy hiểm... (3)
Sau bài học con hoang mang lại nhiều cay đắng cho Bắc Kinh ngày nào, "Đức tính trung thành"
là điều kiện tiên quyết dành cho thủ lãnh của chư hầu. Đối với "Tổng Bí
thư" Phùng Quang Thanh, Bắc Kinh không phải ưu tư hay... tâm tư (theo kiểu của Phùng).
Cộng với "đức tính trung thành" (với thiên triều), ở Phùng Quang Thanh, Bắc Kinh sẽ có được một thủ lãnh quân-đảng-phiệt hơn
cả Bắc Hàn và Miến Điện trước đây. 10 năm ngồi ghế Bộ trưởng Quốc phòng
(2006-2016), Phùng Quang Thanh, qua những thủ đoạn thăng quan tiến chức
cho đàn em, các công trình, dự án làm giàu bởi quân đội... đã xây dựng
được một bầy đàn tướng tá đại gia trung thành với những gì và với những
ai mà "Tổng Bí thư" Phùng Quang Thanh nguyện trung thành.
Ở Phùng Quang Thanh, Bắc Kinh sẽ có được một TBT đảng CSVN - cùng Bộ
trưởng Quốc Phòng tương lai do BCT của đảng mà Thanh là người đứng đầu
bổ nhiệm, và các tướng tá quân đội đàn em của Thanh - sẽ ủng hộ mọi đại
kế hoạch, trung kế hoạch, tiểu kế hoạch của Thiên triều xây dựng tại
Việt Nam, ở những vị trí chiến lược về an ninh quốc gia.
Ở Phùng Quang Thanh, Bắc Kinh sẽ có được một TBT đảng CSVN nắm trong tay
thế lực quân đội, dùng sức mạnh súng ống để đe dọa, khống chế mọi thế
lực chính trị tranh giành quyền độc tôn của đảng và sẵn sàng làm cuộc
đảo chánh để thay đổi chính phủ hay giải tán quốc hội nếu chính phủ hoặc
quốc hội đó có ý đồ chấm dứt vai trò bù nhìn cho đảng.
Phùng Quang Thanh đang "nằm" ở đâu trong cuộc chạy đua quyền lực?
Thái độ và cách hành xử của một Bộ trưởng Quốc phòng trước những hành vi
xâm lấn của Bắc Kinh, những phát biểu trải dài nhiều năm trước sau như
một là "đời đời biết ơn" thiên triều, những phát biểu về "bạn", về nỗi lo lắng "dân Việt ghét TQ" mới đây đã cho Phùng Quang Thanh "nằm" đầu trong danh sách được "ưng ý" của Bắc Kinh.
Để thấy rõ hơn vị trí của Phùng Quang Thanh chúng ta cần điểm sơ qua 16
con chuột đang lãnh đạo bình đảng và "luật chơi" của chúng. Tuy nhiên,
cần ghi chú ở đây là luật chơi của chuột chỉ có hiệu quả áp dụng khi mà
cán cân còn ngang ngữa. Nếu một phe lấn át và thắng thế quá nhiều thì
nếu cần luật chơi cũng bị phe mạnh xé bỏ.
Luật chơi thứ nhất là TBT phải là UVBCT trong nhiệm kỳ trước đại hội
đảng. Do đó, Phùng Quang Thanh chỉ phải đấu với 15 ông bà còn lại trong
danh sách 16 UVBCT này:
- Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi (tính vào thời điểm đại hội XII).
- Nguyễn Sinh Hùng, 70 tuổi.
- Ngô Văn Dụ, 69 tuổi.
- Tô Huy Rứa, 69 tuổi.
- Nguyễn Tấn Dũng, 67 tuổi.
- Trương Tấn Sang, 67 tuổi.
- Lê Hồng Anh, 67 tuổi.
- Phùng Quang Thanh, 67 tuổi.
- Phạm Quang Nghị, 67 tuổi.
- Lê Thanh Hải 66 tuổi.
- Nguyễn Thiện Nhân, 63 tuổi.
- Đinh Thế Huynh, 63 tuổi.
- Nguyễn Xuân Phúc, 62 tuổi.
- Tòng Thị Phóng, 62 tuổi.
- Nguyễn Thi Kim Ngân, 62 tuổi.
- Trần Đại Quang, 60 tuổi.
Luật chơi thứ 2 là tuổi về hưu của UVBCT là 65 và sẽ có khoảng một nửa
UVBCT được thay thế. Tuy nhiên, nhìn vào danh sách các lão đồng chí, nếu
đụng 65 tuổi là phải rời khỏi BCT thì có đến 10/16 sẽ phải khăn gói ra
đi. Còn lại chỉ là Nhân, Huynh, Phúc, Phóng, Ngân, Quang. Điều này sẽ
không xảy ra. Do đó tạm thời cứ xem Trần Đại Quang sẽ ở lại BCT và chạy
đua vào cung vua Ba Đình với 15 UV kia.
Luật chơi thứ 3 là dựa vào thăm dò "tín nhiệm" của 198 UVTUĐ trong các
HNTƯ trước đó. Điều này vừa mới được thực hiện trong Hội nghị TƯ 10 đầu
năm với kết quả Phùng Quang Thanh được phiếu tín nhiệm cao thứ 4, chỉ
sau Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân.
1. Nguyễn Tấn Dũng
2. Trương Tấn Sang
3. Nguyễn Thị Kim Ngân
4. Phùng Quang Thanh
5. Ngô Văn Dụ
6. Trần Đại Quang
7. Nguyễn Phú Trọng
8. Nguyễn Thiện Nhân
9. Lê Thanh Hải
10. Nguyễn Sinh Hùng
11. Đinh Thế Huynh
12. Tòng Thị Phóng
13. Nguyễn Xuân Phúc
14. Lê Hồng Anh
15. Tô Huy Rứa
16. Phạm Quang Nghị
Trước đó, trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Phùng Quang
Thanh đứng áp chót trong danh sách các UVBCT đang nắm những chức vụ
trong Chính phủ, Quốc Hội... Phải chăng, mặc dù phe Nguyễn Tấn Dũng vẫn
thắng thế trong HNTƯ10, nhưng Phùng Quang Thanh được "lên phiếu" là nhờ
vào sự có mặt của Du Chính Thanh tại Hà Nội vài ngày trước khi HNTƯ10
khai mạc - với thông điệp Việt Nam phải "đi đúng hướng", mang ý nghĩa
đúng hướng thì người cầm chịch tay lái chiếc xe lãnh đạo CSVN phải là
người cầm la bàn định hướng bởi Bắc Kinh?
Vài tháng trước đây, người được dư luận cho là ứng viên TBT sáng giá,
được sự bảo trợ của Nguyễn Phú Trọng là Phạm Quang Nghị. Trong cuộc bỏ
phiếu tín nhiệm HNTƯ10, Nghị đứng cuối danh sách. Rõ ràng là đã có một
chỉ thị, hay vận động ngầm đối với 198 UVTU để loại Phạm Quang Nghị ra
cuộc đua và đẩy Phùng Quang Thanh lên.
Trong 3 người cao phiếu tín nhiệm hơn thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ là đối thủ
của Phùng Quang Thanh cho chức vụ TBT. Sau khi HNTƯ10 bế mạc và kết quả
ngựa về hạng 4 của Phùng Quang Thanh, trang CDQL tung loạt bài phanh
phui tài sản và những hoạt động làm giàu của cha con Phùng Quang Thanh.
Kết nhưng chưa hết
Từ ngày bế mạc HNTƯ10 đến ĐH đảng XII còn hơn một năm. Thời gian đủ dài
để có nhiều biến chuyển, thay đổi trong thế cờ đấu đá nội bộ. Nhưng có 3
điều chắc chắn sẽ xảy ra:
- Trận chiến đấu đá nội bộ sẽ ngày càng gay gắt hơn; những hành vi, tội
ác của lãnh đạo đảng sẽ được phe này tố cáo phe kia phơi bày ra cho dư
luận nhiều hơn.
- Thái độ quỳ lạy thiên triều của Phùng Quang Thanh sẽ ngày càng sát mặt
đất hơn; những nỗ lực gia tăng lực lượng phò Bắc Kinh trong đảng sẽ
được ráo riết thúc đẩy; và việc trấn áp những thành phần trong đảng muốn
"thoát Trung" sẽ ngày càng gia tăng.
- Bàn tay của Bắc Kinh thò vào nội tình của đảng CSVN ngày càng sâu hơn
để tiếp tục khuynh loát vị trí lãnh đạo đảng CSVN - một TBT thần phục
Trung cộng nhưng nhưng lại nắm đầu nắm cổ hơn 90 triệu người dân Việt
Nam đang có xu thế "từ trẻ đến già đều ghét Trung cộng".
_____________________________________
(1) - Thơ Tố Hữu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét