Thượng toạ Thích Thanh Quyết: "Án oan sai do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật". Ảnh: Internet |
Từ lâu nay, vẫn đề bức cung, nhục hình đã giấy lên làn sóng phản
đối trong dân chúng. Nhất là từ sau những vụ oan sai, như: Nguyễn Thanh
Chấn ở Bắc Giang, Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận. Bên cạnh đó, một số vụ
công an trong quá trình điều tra đánh đập tàn nhẫn nghi can dẫn đến tử
vong như vụ anh Ngô Thanh Kiều ở Tuy Hoà (tỉnh Phú Yên), vụ ông Hoàng
Văn Ngài ở Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) đã làm cho người dân phẫn nộ. Báo
chí đã đăng tải rất nhiều vụ công an sau khi bắt nghi can về đã đánh đập
họ đến chết, sau đó đổ thừa là do nạn nhân tự sát.
Ông Hiện cho hay, trong thời gian Quốc hội giám sát trong quản lý
tạm giữ (từ 1/10/20111- 30/9/2014) đã có tất thảy 78 trường hợp nghi can
chết trong nhà tù mà theo ông Hiện là "tự sát". Trong số đó có 6 trường
hợp chết là do các can phạm đánh nhau.
Bên cạnh đó, cũng trong thời gian này có đến 71 trường hợp làm oan
người vô tội và có dấu hiệu bị oan hiện vẫn đang được giải quyết. Những
con số kể trên đã cho thấy tính chất nghiêm trọng trong việc thực thi
công lý ở Việt Nam. Từ những vụ việc nghiêm trọng được kể trên đã khiến
cho người dân không còn tin tưởng vào hệ thống luật pháp của Việt Nam,
nơi nó thường được vận hành theo cảm tính của những người chấp pháp. Các
điều tra viên vẫn sử dụng nhục hình, bức cung để nhanh chóng kết thúc
vụ án. Cho dù trước đó, Việt Nam đã ký công ước chống tra tấn.
Hầu hết các tỉnh thành khắp cả nước đều có những trường hợp bị oan
sai, nhưng nhiều nhất phải kể đến: Sóc Trăng (7 người), Khánh Hoà (6
người), Thanh Hoá (5 người), Vĩnh Phúc (4 người), Đắc Lắc (4 người), Cần
Thơ (4 người), Bến Tre (3 người), Bình Phước (3 người)...
Bên cạnh những việc dùng bức cung, nhục hình thì trong hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử còn nhiều vi phạm khác, như: biên bản điều tra
bị tẩy xoá, thiếu thành phần tham gia tố tụng, việc kê biên tài sản, xử
lý vật chứng chưa đúng quy trình...Từ những điều này đã dẫn đến khiếu
nại, tố cáo về tư pháp phức tạp, có nhiều trường hợp kéo dài.
Cũng trong phiên họp này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội một lần nữa
khẳng định không có căn cứ để bãi tội cho tù nhân Hồ Duy Hải, người đang
phải chờ ngày thi hành án tử hình, vì bị cáo buộc đã giết 2 người tại
Long An. Đây là một vụ án rất được nhiều người quan tâm.
"Một số trường hợp do có khiếu nại gay gắt sau đó báo chí, dư luận
phản ánh thì cơ quan có trách nhiệm mới xem xét, xử lý"- ông Nguyễn Văn
Hiện cho biết thêm.
Ông Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội cũng thừa nhận nguyên nhân
chính dẫn đến rất nhiều vụ oan, sai là do một số người tiến hành tố
tụng. Trong đó phải nói đến trình độ, năng lực yếu kém, vô đạo đức của
các điều tra viên. Không những vậy, tâm lý nôn nóng cho nhanh chóng hoàn
thành vụ án, lấy thành tích thi đua đã làm cho nhiều vụ oan, sai xảy
ra.
Cũng trong phiên họp này, ông Thượng toạ Thích Thanh Quyết cho
rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới bức cung, dùng nhục hình của
các điều tra viên dành cho các nghi can là do "cán bộ điều tra chưa thấm
nhuần đức nhà Phật". Lời phát biểu của ông Thích Thanh Quyết ngay sau
đó nhận được những tràng cười từ phía các đại biểu Quốc hội khác. Đạo
đức nhà Phật có thể điều tra viên chưa thấm nhuần nhưng chắc chắn họ
thấm nhuần đạo đức Hồ Chí Minh. Vì từ mấy năm nay, chính quyền ra sức
tuyên truyền, bắt cán bộ, đảng viên phải tích cực "Học tập theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Thường vụ Quốc hội Việt Nam nhận thấy, việc để xảy ra rất nhiều vụ
bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra là vi phạm pháp luật nghiêm
trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân. Và đó chính là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai. Mặc dù vậy, quá trình giải quyết
các tố cáo bức cung, nhục hình thường diễn ra rất chậm. Có thời gian để
cho các nghi can trong vụ án chạy tội cho mình.
Trong khoảng thời gian 3 năm nói trên, có đến 46 đơn tố cáo về bức
cung, nhục hình trong hoạt động điều tra. Trong đó đã giải quyết 40 đơn.
Có 26 vụ với 40 bị can nguyên là cán bộ công an bị khởi tố về các tội
xâm phạm hoạt động tư pháp. 12 vụ với 24 bị can về tội dùng nhục hình.
Sau khi những vụ bức cung, nhục hình bị tố cáo, phanh phui, việc xử
lý đối với cán bộ vi phạm thường có biểu hiện nương nhẹ, bao che từ các
cơ quan tố tụng hình sự, chưa tương xứng với tính chất, mức độ tội ác
mà kẻ thủ ác ra tay. Ví dụ trong vụ 5 công an dùng nhục hình, đánh đập
tàn nhẫn dẫn đến cái chết cho anh Ngô Thanh Kiều ở Tuy Hoà, nhưng người
bị nặng nhất là 5 năm tù, trong đó có 2 người được hưởng án treo. Hay vụ
2 công an đánh chết nghi can Hoàng Văn Ngài ở Gia Nghĩa, khi ra toà
cũng chỉ bị xử án treo. Chính việc nương tay, bao che cho nhau đã làm
cho những kẻ thủ ác khinh nhờn luật pháp.
Người Quan Sát
0 nhận xét:
Đăng nhận xét