Hình nhà văn Khái Hưng (1896-1947) đăng trên tạp chí Khởi Hành. (Hình: Viên Linh cung cấp) |
Trong
Tháng Tám, 2015, từ Tokyo, một nữ sinh viên Nhật đã liên lạc với người
viết bài này để xin tài liệu về nhà văn Khái Hưng của Việt Nam, cô viết
trong email như thế; hỏi ai mách cô biết mà tìm tôi, cô nói một chuyên
gia văn học ở Hà Nội đã mách cô. Cô đã làm việc và học tiếng Việt ở Việt
Nam 13 năm rồi. Hỏi thêm chi tiết, cô cho hay người chuyên gia có bản
chụp cái bìa tờ tạp chí Thời Tập số 5 chủ đề về Khái Hưng tôi xuất bản
tại Sài Gòn năm 1974, và cô mong được sao chép nội dung tờ báo ấy, xem
ra rất cần thiết cho luận án Cao Học của cô. Ðược biết một tạp chí khác
là Khởi Hành vào năm 1997 cũng ra một số chủ đề về Khái Hưng, đặc biệt
trong đó một thuyền trưởng thương thuyền quốc tế là Phạm Ngọc Lũy còn có
bài sưu khảo công phu kỷ niệm 50 năm ngày Khái Hưng bị cộng sản thủ
tiêu (1947-1997), cô sinh viên Nhật, ba ngày sau đã từ Nhật bay tới ngồi
chụp tài liệu tại thư viện của tôi.
Trong hai tuần
nay, vì việc nói trên, tôi phải lục tìm các sách vở về Khái Hưng, và
nhận ra một điều: không hiểu sao, ta có lắm danh nhân, ra ngõ gặp anh
hùng, thiên tài đầy quán cà phê buổi sáng, văn thi sĩ xẹt qua xẹt lại
các phòng ra mắt sách cuối tuần, mà lại thiếu hẳn một ngành học cần
thiết, là ngành đào tạo các chuyên gia về tiểu sử nhân vật (biographer).
Cứ nghĩ mà coi, có một cái gì đó rất kỳ quặc quanh xã hội con người
Việt Nam hiện nay. Chỉ trong vụ này, các câu hỏi sau đây đã hiện ra:
1- Việt Nam rộng lớn thế, dân số tới 90 triệu người, mà không có tài
liệu gì về Khái Hưng, không những thế, họ còn biết muốn có tài liệu về
Khái Hưng thì phải đi hỏi một người Việt Nam tỵ nạn?
2- Tại sao chỉ dân tỵ nạn rành về Khái Hưng, ông này có đi tỵ nạn sao? Nếu đi tỵ nạn, Khái Hưng có phải thuyền nhân không? Năm nay có nói gì về kinh nghiệm 40 năm hội nhập không?
3- Khái Hưng là nhà văn nhà báo à? Bị CS giết nữa? CS giết nhà văn làm gì? Hội nhà văn nhà báo hội Văn Bút có làm lễ kỷ niệm ông và tố cáo tội ác những kẻ sát nhân không? Họ giết nhà văn ra sao, bao giờ, như thế nào? CS chỉ giết có một nhà văn hay giết tất cả các nhà văn cùng thời?
4- Ồ, mồ mả các nhà văn trong Tự Lực Văn Ðoàn rời về Quảng Nam hết rồi à? Thế thì hôm nào đến Quảng Nam thăm mộ Khái Hưng nhé? Không phải à? Thế Khái Hưng chỉ đứng sau Nhất Linh, là nhân vật số 2 của TLVÐ, ký bút hiệu Nhị Linh, mà chết không có mồ mả sao?
5- ...
2- Tại sao chỉ dân tỵ nạn rành về Khái Hưng, ông này có đi tỵ nạn sao? Nếu đi tỵ nạn, Khái Hưng có phải thuyền nhân không? Năm nay có nói gì về kinh nghiệm 40 năm hội nhập không?
3- Khái Hưng là nhà văn nhà báo à? Bị CS giết nữa? CS giết nhà văn làm gì? Hội nhà văn nhà báo hội Văn Bút có làm lễ kỷ niệm ông và tố cáo tội ác những kẻ sát nhân không? Họ giết nhà văn ra sao, bao giờ, như thế nào? CS chỉ giết có một nhà văn hay giết tất cả các nhà văn cùng thời?
4- Ồ, mồ mả các nhà văn trong Tự Lực Văn Ðoàn rời về Quảng Nam hết rồi à? Thế thì hôm nào đến Quảng Nam thăm mộ Khái Hưng nhé? Không phải à? Thế Khái Hưng chỉ đứng sau Nhất Linh, là nhân vật số 2 của TLVÐ, ký bút hiệu Nhị Linh, mà chết không có mồ mả sao?
5- ...
Ðã có nhiều bài báo, và cả sách xuất bản, viết về các danh
nhân Việt Nam, song ngành học chuyên nghiệp về tiểu sử không thấy. Nếu
có, chỉ là do bằng hữu của các nhà văn, hay đôi người hâm mộ viết ra,
xem ra rất thiếu tính chuyên nghiệp, còn tùy hứng và nhớ đâu viết đấy,
chúng tôi có thấy một số như sau đây:
-Kỷ Niệm Văn Thi Sĩ Hiện Ðại của Bàng Bá Lân, Xây Dựng, 1962.
-Kỷ Niệm Văn Thi Sĩ Hiện Ðại của Bàng Bá Lân, Xây Dựng, 1962.
-Ðốt Lò Hương Cũ của Ðinh Hùng, Lửa Thiêng, 1971.
-Hồi Ký Về Gia Ðình Nguyễn Tường, Nguyễn Thị Thế, Văn Hóa Ngày Nay.
-Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Ðã Ði Qua Ðời Tôi, Tạ Tỵ, 1989.
-Phan Văn Hùm, Trần Nguơn Phiêu, Hải Mã, 2003.
-Chân Trời Lam Ngọc, Hồ Trường An, Cành Nam...
-Mấy Chân Dung Văn Nghệ Sĩ Hiện Ðại của Huỳnh Hữu Ủy, Văn Mới, 2014.
Mỗi cuốn trên viết về nhiều người, viết riêng về một nhà văn nhà thơ
nào đó, trong cả một cuốn, cho tới nay dường như chỉ có cuốn “Nguyễn
Tường Bách và Tôi” của Hứa Bảo Liên, vợ ông Bách và bộ sách do nhà văn
Nguyễn Thạch Kiên thực hiện về Khái Hưng, rất dày, 1100 trang, khá phức
tạp.
Cuốn sách chia làm 2 tập, bìa không đề tên soạn giả mà đề tên Khái Hưng là tác giả, có tên chung là Kỷ Vật Ðầu Tay và Cuối Cùng, bìa đánh số 1: Hồn Bướm Mơ Tiên; bìa đánh số 2: Bóng Giai Nhân. Bộ sách như thế in hết hai cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng và một cuốn Truyện kịch 4 hồi: Khúc Tiêu Ai Oán. Mấy trăm trang còn lại Nguyễn Thạch Kiên đã sưu tầm bài vở cũ và mời thêm được vài chục người gồm đủ các thành phần viết và phát biểu về nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng Trần Khánh Giư. Số các cây bút tên tuổi (bài vở cũ in lại) gồm có Ðinh Hùng, Nhất Linh, Nguyễn Tường Bách, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Thị Vinh, Linh mục Vũ Ðình Trác, Tạ Tỵ, Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Ngọc Lũy, Vũ Ðức Vinh, nhạc sĩ Nguyễn Hiền... Soạn giả cũng tìm ngược thời gian về Tiền chiến để in lại trong bộ này những bài viết của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Vỹ, các nhân vật Quốc Dân Ðảng như Mai Ngọc Liệu, Nguyễn Thu Nghinh, Ðoàn Triệu Hưng, và người con nuôi Trần Khánh Triệu. Ngoài ra còn khoảng mươi mười lăm người nữa góp bài vở tranh vẽ hay cả nhạc phổ, đây là công lao vận động của soạn giả, song phần lớn không phải bài vở khảo luận, nghiên cứu, tìm hiểu, hầu như tất cả đều là phát biểu ngưỡng mộ một nhà văn, nhà cách mạng đã trở thành nhân vật của lịch sử.
Như thế, Kỷ Vật Ðầu Tay và Cuối Cùng là một tập tài liệu được hình thành trước hết là để thể hiện tấm lòng của nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, một đảng viên Quốc Dân Ðảng kỳ cựu từng coi Khái Hưng là thần tượng từ hồi còn là thanh niên. Tấm lòng thành ấy ai cũng nhìn thấy ở Nguyễn Thạch Kiên. Cùng với ông là những người hâm mộ khác đóng góp ý nghĩ cảm tưởng về người quá cố, do đồng ý với soạn giả. Người ta thấy những Hoài Châu, Phi Lộc, Lý Thái Như, Ðặng Trần Huân, Thanh Trí Cao, Phan Lê, Vương Trùng Dương, Hoàng Trúc, Hồng Giang, Minh Ngôn, Vương Trùng Dương, Nguyễn Văn Lập, Trần Ngọc, Vinny Lee, Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Quang, Nguyễn Lý Tưởng. Mỗi người một tay, cùng góp sức góp công để vinh danh một nhân vật lịch sử vốn là một nhà văn cũng là điều tốt đẹp. Nhưng xét về phương diện khám phá, tìm tòi, đó lại là chuyện khác. Trường hợp Khái Hưng có những cản trở của thời thế: ông là một trí thức nặng lòng vì cuộc nhân sinh của dân Việt, một thanh niên dùng tài năng và tâm huyết để phục vụ quần chúng, đất nước, vừa bằng ngòi bút, vừa bằng các hoạt động bên lề của đoàn thể, đảng phái (làm báo, cải cách xã hội, chống thực dân và chống cộng sản), do đó Cộng Sản đã dùng công an bắt cóc ông, giết ông giữa đêm 30 năm Bính Tuất (nhằm ngày 21 tháng 1, 1947), như bài ký sự điều tra của cựu thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy, đăng lần đầu trên tạp chí Khởi Hành số 7, xuất bản tháng 5, 1997 tại Quận Cam. Chính vì thời thế mà cô sinh viên Nhật đã được ông giáo sư Việt ngữ ở Hà Nội mách rằng cô cần tìm hiểu về Khái Hưng trên tờ Khởi Hành ở hải ngoại, chứ không thể tìm thấy những điều ấy ở trong nước.
Chi tiết cụ thể này sẽ giải thích nhiều chuyện tương tự khác. Nếu một người đọc bình thường muốn đi tìm tiểu sử nhà văn Khái Hưng, tác giả những truyện Hồn Bướm Mơ Tiên, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Băn Khoăn, họ sẽ thấy những gì. Chúng ta hãy đóng vai người độc giả bình thường ấy.
Trước hết, ta mở cuốn Từ Ðiển Tác Gia Việt Nam do nhà xuất bản Văn Hóa in ở Tp HCM năm 1999, sẽ thấy ở vần K, trang 412-413 như sau: “Khái Hưng... (Bính Thân 1896 - Ðinh Hợi 1947): Ông có chân trong nhóm TLVÐ... Có thời gian tham gia vào các đảng chánh trị chủ trương chống Pháp, nhưng thất bại trong đường lối và sách lược của mình... Ông mất năm 1947 tại h. Xuân trường, t. Nam định, hưởng dương 51 tuổi.” Tiểu sử không dám nhắc đến đảng phái chính trị nào, Ðại Việt hay Quốc Dân Ðảng, cũng không nói gì về cái chết của Khái Hưng. Cuốn sách lớn hơn, bề thế hơn dày hơn 2000 trang là Từ Ðiển Văn Học của NXB Thế Giới với trên 200 giáo sư biên soạn ghi như sau về Khái Hưng: “Ông mất ở huyện Xuân Trường nay thuộc tỉnh Nam Ðịnh.” Chỉ có thế. (trang 717)
Thực tế xảy ra như sau theo thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy: “Khái Hưng bị đưa ra khỏi trại giam Lạc Quần sau bữa ăn tối... Từ Lạc Quần theo sông Ninh Cơ lên đến bến đò Cựa Gà khoảng 10 cây số... ta có thể kết luận, nhà văn Khái Hưng bị giết ở bãi giữa sông Ninh Cơ [theo lời khai của 4 nguồn tin trong có công an] xác bỏ vào bao tải buông sông trước giao thừa sang năm Ðinh Hợi, tức là gần nửa đêm 30 Tháng Chạp năm Bính Tuất (21.1.1947)” (Vụ Thủ Tiêu Khái Hưng, Khởi Hành số 7 tháng 5, 1997, trang 19). Vị giáo sư Việt ngữ ở Hà Nội đã chỉ cho cô sinh viên Nhật một nguồn tin chính xác về Văn Học Việt Nam. Chúng tôi sẽ có dịp nói rõ hơn khi cô sinh viên nộp luận án và thành công, khi trở lại tin này.
Cuốn sách chia làm 2 tập, bìa không đề tên soạn giả mà đề tên Khái Hưng là tác giả, có tên chung là Kỷ Vật Ðầu Tay và Cuối Cùng, bìa đánh số 1: Hồn Bướm Mơ Tiên; bìa đánh số 2: Bóng Giai Nhân. Bộ sách như thế in hết hai cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng và một cuốn Truyện kịch 4 hồi: Khúc Tiêu Ai Oán. Mấy trăm trang còn lại Nguyễn Thạch Kiên đã sưu tầm bài vở cũ và mời thêm được vài chục người gồm đủ các thành phần viết và phát biểu về nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng Trần Khánh Giư. Số các cây bút tên tuổi (bài vở cũ in lại) gồm có Ðinh Hùng, Nhất Linh, Nguyễn Tường Bách, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Thị Vinh, Linh mục Vũ Ðình Trác, Tạ Tỵ, Nguyễn Sỹ Tế, Phạm Ngọc Lũy, Vũ Ðức Vinh, nhạc sĩ Nguyễn Hiền... Soạn giả cũng tìm ngược thời gian về Tiền chiến để in lại trong bộ này những bài viết của Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Vỹ, các nhân vật Quốc Dân Ðảng như Mai Ngọc Liệu, Nguyễn Thu Nghinh, Ðoàn Triệu Hưng, và người con nuôi Trần Khánh Triệu. Ngoài ra còn khoảng mươi mười lăm người nữa góp bài vở tranh vẽ hay cả nhạc phổ, đây là công lao vận động của soạn giả, song phần lớn không phải bài vở khảo luận, nghiên cứu, tìm hiểu, hầu như tất cả đều là phát biểu ngưỡng mộ một nhà văn, nhà cách mạng đã trở thành nhân vật của lịch sử.
Như thế, Kỷ Vật Ðầu Tay và Cuối Cùng là một tập tài liệu được hình thành trước hết là để thể hiện tấm lòng của nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, một đảng viên Quốc Dân Ðảng kỳ cựu từng coi Khái Hưng là thần tượng từ hồi còn là thanh niên. Tấm lòng thành ấy ai cũng nhìn thấy ở Nguyễn Thạch Kiên. Cùng với ông là những người hâm mộ khác đóng góp ý nghĩ cảm tưởng về người quá cố, do đồng ý với soạn giả. Người ta thấy những Hoài Châu, Phi Lộc, Lý Thái Như, Ðặng Trần Huân, Thanh Trí Cao, Phan Lê, Vương Trùng Dương, Hoàng Trúc, Hồng Giang, Minh Ngôn, Vương Trùng Dương, Nguyễn Văn Lập, Trần Ngọc, Vinny Lee, Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Quang, Nguyễn Lý Tưởng. Mỗi người một tay, cùng góp sức góp công để vinh danh một nhân vật lịch sử vốn là một nhà văn cũng là điều tốt đẹp. Nhưng xét về phương diện khám phá, tìm tòi, đó lại là chuyện khác. Trường hợp Khái Hưng có những cản trở của thời thế: ông là một trí thức nặng lòng vì cuộc nhân sinh của dân Việt, một thanh niên dùng tài năng và tâm huyết để phục vụ quần chúng, đất nước, vừa bằng ngòi bút, vừa bằng các hoạt động bên lề của đoàn thể, đảng phái (làm báo, cải cách xã hội, chống thực dân và chống cộng sản), do đó Cộng Sản đã dùng công an bắt cóc ông, giết ông giữa đêm 30 năm Bính Tuất (nhằm ngày 21 tháng 1, 1947), như bài ký sự điều tra của cựu thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy, đăng lần đầu trên tạp chí Khởi Hành số 7, xuất bản tháng 5, 1997 tại Quận Cam. Chính vì thời thế mà cô sinh viên Nhật đã được ông giáo sư Việt ngữ ở Hà Nội mách rằng cô cần tìm hiểu về Khái Hưng trên tờ Khởi Hành ở hải ngoại, chứ không thể tìm thấy những điều ấy ở trong nước.
Chi tiết cụ thể này sẽ giải thích nhiều chuyện tương tự khác. Nếu một người đọc bình thường muốn đi tìm tiểu sử nhà văn Khái Hưng, tác giả những truyện Hồn Bướm Mơ Tiên, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Băn Khoăn, họ sẽ thấy những gì. Chúng ta hãy đóng vai người độc giả bình thường ấy.
Trước hết, ta mở cuốn Từ Ðiển Tác Gia Việt Nam do nhà xuất bản Văn Hóa in ở Tp HCM năm 1999, sẽ thấy ở vần K, trang 412-413 như sau: “Khái Hưng... (Bính Thân 1896 - Ðinh Hợi 1947): Ông có chân trong nhóm TLVÐ... Có thời gian tham gia vào các đảng chánh trị chủ trương chống Pháp, nhưng thất bại trong đường lối và sách lược của mình... Ông mất năm 1947 tại h. Xuân trường, t. Nam định, hưởng dương 51 tuổi.” Tiểu sử không dám nhắc đến đảng phái chính trị nào, Ðại Việt hay Quốc Dân Ðảng, cũng không nói gì về cái chết của Khái Hưng. Cuốn sách lớn hơn, bề thế hơn dày hơn 2000 trang là Từ Ðiển Văn Học của NXB Thế Giới với trên 200 giáo sư biên soạn ghi như sau về Khái Hưng: “Ông mất ở huyện Xuân Trường nay thuộc tỉnh Nam Ðịnh.” Chỉ có thế. (trang 717)
Thực tế xảy ra như sau theo thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy: “Khái Hưng bị đưa ra khỏi trại giam Lạc Quần sau bữa ăn tối... Từ Lạc Quần theo sông Ninh Cơ lên đến bến đò Cựa Gà khoảng 10 cây số... ta có thể kết luận, nhà văn Khái Hưng bị giết ở bãi giữa sông Ninh Cơ [theo lời khai của 4 nguồn tin trong có công an] xác bỏ vào bao tải buông sông trước giao thừa sang năm Ðinh Hợi, tức là gần nửa đêm 30 Tháng Chạp năm Bính Tuất (21.1.1947)” (Vụ Thủ Tiêu Khái Hưng, Khởi Hành số 7 tháng 5, 1997, trang 19). Vị giáo sư Việt ngữ ở Hà Nội đã chỉ cho cô sinh viên Nhật một nguồn tin chính xác về Văn Học Việt Nam. Chúng tôi sẽ có dịp nói rõ hơn khi cô sinh viên nộp luận án và thành công, khi trở lại tin này.
Viên Linh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét