Viagra dành cho nữ, loại thuốc nhằm khơi dậy sự hứng thú tính dục, là loại thuốc bị giả nhiều nhất (Hình minh hoạ: Christopher Furlong) |
“Mua Viargra với giá hấp dẫn! Miễn phí giao hàng! Không cần phải có toa bác sĩ!”.
Đó là một trong số các các mẫu quảng cáo hiện ra trên màn hình máy tính.
Bạn cần beta blocker để hạ huyết áp? Hay muốn giảm lượng cholesterol
trong người? Hay đang tìm một loại thuốc kháng sinh? Tất cả loại thuốc
bạn cần đều có hết ở trên Internet. Các nhãn hiệu thuốc nổi tiếng và phổ
biến đều có sẵn với giá chiết khấu và dĩ nhiên chẳng cần đến toa của
bác sĩ để mua. Thay vì ra ngoài tiệm thuốc với việc kiểm tra kỹ lưỡng,
thủ tục giấy tờ và toa thuốc từ bác sĩ, chỉ cần mua trên mạng là bạn có
thuốc.
Nhưng trước khi bạn bỏ viên thuốc vào miệng của mình, bạn nên xem xét
lại giá trị thật sự của viên thuốc ấy. Có thể bạn mua được thuốc với
giá rất phải chăng mà không phải “nhiêu khê” ra ngoài tiệm thuốc, tuy
nhiên, người ta thường nói, “tiền nào của đó”.
Theo Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization), gọi tắt là WHO, có khoảng hơn 50% thuốc bán trên mạng là thuốc giả.
Trong một bản báo cáo vào năm 2014, Hiệp hội Dược Quốc Gia Hoa Kỳ (National Association of Boards of Pharmacy), gọi tắt là NABP kết luận rằng có hơn 11,000 trang mạng bán thuốc không đạt tiêu chuẩn vấn đề an toàn của NABP và các hệ thống của tiểu bang và liên bang.
Thuốc nào đứng đầu làm giả nhất? Câu trả lời là Viagra, đặc biệt là loại dành cho phụ nữ.
Có thành phần nào trong thuốc giả?
Các loại thuốc hỗ trợ cho tim được bán với giá rẻ có thể chứa thuốc chuột ở trong đó. Loại thuốc làm giảm cholesterol có thể chứa đầy bụi gạch. Và thuốc kháng sinh có thể chứa các hoá chất độc hại được làm từ vật liệu in phun.
Ông John Clark, phó giám đốc Ban an toàn của công ty dược Pfizer cho biết các thành phần được tìm thấy trong thuốc giả không nhất thiết được làm ra để đầu độc mà trái lại, các nhà bán thuốc giả muốn tìm kiếm loại thành phần rẻ nhất làm thuốc, để từ đó có thể tối đa hoá hết lợi nhuận.
Các nhà bán thuốc trên mạng rất khôn ngoan. Thông thường, họ quảng cáo các loại thuốc được làm ở Canada nhằm đánh lừa tâm lý của khách hàng khi thắc mắc về nguồn gốc của thuốc. Nhưng sự thật là các thuốc giả được làm ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước đứng đầu về sản xuất.
Một người giấu danh tính làm trong thị trường thuốc giả ở Pakistan chia sẻ với CNN rằng, tất cả các loại thuốc đều có thành phần giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ màu sắc để phân biệt thuốc.
“Chúng tôi có mọi thứ đáp ứng nhu cầu thị trường. Tất nhiên mọi thứ đều giống nhau, chỉ khác nhau ở màu sắc và tên gọi,” người đàn ông cho biết.
Ngành công nghiệp bất hợp pháp trị giá 431 tỉ đô la Mỹ
Lợi nhuận từ việc bán thuốc giả là rất lớn. Năm 2012, WHO ước tính thị trường thuốc giả trị giá hơn 431 tỉ đô la Mỹ và vẫn đang tiếp tục phát triển.
Thị trường thuốc giả nhộn nhịp là do rủi ro thấp mà lợi nhuận cao. Ai cũng muốn đầu tư vào thị trường này để thu lại lợi nhuận lớn. Nếu như lỡ may bị bắt? Người đó nhận bản án tối thiểu, tuỳ theo từng quốc gia, nhưng thường là chỉ phạt tiền hoặc ở tù vài ngày.
Biện pháp nào chống thuốc giả?
Một trong những vấn đề khiến ngành công nghiệp thuốc giả vẫn đang ngang nhiên hoạt động mạnh mẽ là do chưa có một đạo luật quốc tế chính thức nào về việc sản xuất thuốc bất hợp pháp.
“Mỗi nước có mỗi luật khác nhau,” ông John chia sẻ, “chưa có bộ luật quốc tế nào cho tất cả các nước áp dụng về vấn đề này.”
Ông John cũng cho biết công ty dược Pfizer đang tiến hành hỗ trợ thực thi pháp luật trong việc ngăn chặn thuốc Pfizer giả tại 149 quốc gia, trong đó có cả Pakistan.
Từ năm 2010 đến năm 2014, đội điều tra Interpol phá 57,000 trang mạng bán thuốc giả và thu hồi hơn 30.3 triệu số thuốc.
Tại Mỹ, Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm (Food and Drug Administration), gọi tắt là FDA, cho biết Quốc hội thông qua đạo luật An Toàn Thuốc vào năm 2013 với mục đích siết chặt vấn đề nhập khẩu, vận chuyển thuốc giả đến Mỹ.
Mặc dù nhiều biện pháp đã được thực hiện, không thể phủ nhận một điều rằng ngành công nghiệp thuốc giả bùng nổ mạnh. Mỗi khi một trang mạng bán thuốc giả bị gỡ xuống, lập tức sẽ có các địa chỉ khác dẫn tới trang mạng buôn bán thuốc khác.
Với ước tính khoảng hơn một triệu người chết vì dùng thuốc giả mỗi năm, quả thật, ngành công nghiệp này là ngành công nghiệp chết người. (N.A)
Theo Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization), gọi tắt là WHO, có khoảng hơn 50% thuốc bán trên mạng là thuốc giả.
Trong một bản báo cáo vào năm 2014, Hiệp hội Dược Quốc Gia Hoa Kỳ (National Association of Boards of Pharmacy), gọi tắt là NABP kết luận rằng có hơn 11,000 trang mạng bán thuốc không đạt tiêu chuẩn vấn đề an toàn của NABP và các hệ thống của tiểu bang và liên bang.
Thuốc nào đứng đầu làm giả nhất? Câu trả lời là Viagra, đặc biệt là loại dành cho phụ nữ.
Có thành phần nào trong thuốc giả?
Các loại thuốc hỗ trợ cho tim được bán với giá rẻ có thể chứa thuốc chuột ở trong đó. Loại thuốc làm giảm cholesterol có thể chứa đầy bụi gạch. Và thuốc kháng sinh có thể chứa các hoá chất độc hại được làm từ vật liệu in phun.
Ông John Clark, phó giám đốc Ban an toàn của công ty dược Pfizer cho biết các thành phần được tìm thấy trong thuốc giả không nhất thiết được làm ra để đầu độc mà trái lại, các nhà bán thuốc giả muốn tìm kiếm loại thành phần rẻ nhất làm thuốc, để từ đó có thể tối đa hoá hết lợi nhuận.
Các nhà bán thuốc trên mạng rất khôn ngoan. Thông thường, họ quảng cáo các loại thuốc được làm ở Canada nhằm đánh lừa tâm lý của khách hàng khi thắc mắc về nguồn gốc của thuốc. Nhưng sự thật là các thuốc giả được làm ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước đứng đầu về sản xuất.
Một người giấu danh tính làm trong thị trường thuốc giả ở Pakistan chia sẻ với CNN rằng, tất cả các loại thuốc đều có thành phần giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ màu sắc để phân biệt thuốc.
“Chúng tôi có mọi thứ đáp ứng nhu cầu thị trường. Tất nhiên mọi thứ đều giống nhau, chỉ khác nhau ở màu sắc và tên gọi,” người đàn ông cho biết.
Ngành công nghiệp bất hợp pháp trị giá 431 tỉ đô la Mỹ
Lợi nhuận từ việc bán thuốc giả là rất lớn. Năm 2012, WHO ước tính thị trường thuốc giả trị giá hơn 431 tỉ đô la Mỹ và vẫn đang tiếp tục phát triển.
Thị trường thuốc giả nhộn nhịp là do rủi ro thấp mà lợi nhuận cao. Ai cũng muốn đầu tư vào thị trường này để thu lại lợi nhuận lớn. Nếu như lỡ may bị bắt? Người đó nhận bản án tối thiểu, tuỳ theo từng quốc gia, nhưng thường là chỉ phạt tiền hoặc ở tù vài ngày.
Biện pháp nào chống thuốc giả?
Một trong những vấn đề khiến ngành công nghiệp thuốc giả vẫn đang ngang nhiên hoạt động mạnh mẽ là do chưa có một đạo luật quốc tế chính thức nào về việc sản xuất thuốc bất hợp pháp.
“Mỗi nước có mỗi luật khác nhau,” ông John chia sẻ, “chưa có bộ luật quốc tế nào cho tất cả các nước áp dụng về vấn đề này.”
Ông John cũng cho biết công ty dược Pfizer đang tiến hành hỗ trợ thực thi pháp luật trong việc ngăn chặn thuốc Pfizer giả tại 149 quốc gia, trong đó có cả Pakistan.
Từ năm 2010 đến năm 2014, đội điều tra Interpol phá 57,000 trang mạng bán thuốc giả và thu hồi hơn 30.3 triệu số thuốc.
Tại Mỹ, Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm (Food and Drug Administration), gọi tắt là FDA, cho biết Quốc hội thông qua đạo luật An Toàn Thuốc vào năm 2013 với mục đích siết chặt vấn đề nhập khẩu, vận chuyển thuốc giả đến Mỹ.
Mặc dù nhiều biện pháp đã được thực hiện, không thể phủ nhận một điều rằng ngành công nghiệp thuốc giả bùng nổ mạnh. Mỗi khi một trang mạng bán thuốc giả bị gỡ xuống, lập tức sẽ có các địa chỉ khác dẫn tới trang mạng buôn bán thuốc khác.
Với ước tính khoảng hơn một triệu người chết vì dùng thuốc giả mỗi năm, quả thật, ngành công nghiệp này là ngành công nghiệp chết người. (N.A)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét