Văn Quang
Chuyện dở khóc dở cười này vừa xảy ra tại một bệnh viện thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).
Để nghiêm túc thực hiện chủ trương “chỉnh đốn phong cách, trang phục”
của Sở Y tế, bệnh viện này quyết định toàn thể cán bộ, công nhân viên
phải “chuẩn hóa trang phục”, trong đó nữ giới phải mặc váy ngắn.
Nói cho rõ “trang phục phải chuẩn hóa” ở đây có nghĩa là tất cả các nhân
viên phải mặc đồng phục giống như nhau, chẳng khác nào học trò ở các
trường học.
Tất nhiên phải là loại trường học ở những nơi “văn
minh” còn học trò ở nông thôn, nhất là vùng đồi núi thì có được cái quần
cái áo lành lặn đã là may rồi. Nhiều làng, nhiều bản may mắn được vài
nhà làm từ thiện giúp đỡ, các em mặc đủ kiểu quần áo thuộc loại hàng “si
đa”, chữ Anh, chữ Tàu loạn xạ trên ngực trên lưng, trông như đám múa
rối.
Còn ở Bệnh viện này thì tất cả già trẻ phái nữ đều phải mặc
một kiểu giống nhau. Với các nữ y tá (hay còn gọi là nữ hộ lý), nữ bác
sĩ trẻ tuổi, chân còn dài, cơ bắp còn tròn trĩnh thì mặc váy có khi còn
quyến rũ hơn. Nhưng với các bà lớn tuổi, thân hình không còn mi nhon,
bắp chân đã quá khổ thì bắt mặc váy chẳng khác chi… đày đọa!
Họ
mất ăn mất ngủ, chủ tịch công đoàn phải mở cuộc họp lắng nghe ý kiến của
các nữ đoàn viên. Nhiều bà đã khẩn khoản đề nghị cho chúng tôi tiếp tục
mặc thứ quần áo nào hợp với tuổi tác của chúng tôi hơn. Mặc quần vừa
tiện, vừa kín đáo cho con cháu nó khỏi chê cười.
Kết thúc cuộc họp, nguyện vọng chính đáng của chị em được chuyển lên Ban Giám đốc.
Để có cơ sở giải quyết, giám đốc yêu cầu phải có “đơn”.
Để có cơ sở giải quyết, giám đốc yêu cầu phải có “đơn”.
Thế là một lá đơn ký tên tập thể có tên là “Đơn xin… mặc quần” do công đoàn chuyển lên cấp trên!
Muốn thi hành chỉ thị một các “nghiêm túc” hơn, có lẽ cấp trên phải làm
một cuộc “khảo sát” xem bà nào mới được phép mặc quần. Có thể các bà
lại có dịp đứng một hàng ngang cho Ban Giám Đốc “thẩm tường” và “thẩm
định”.
Bạn Bùi Hoàng Tám nhớ đến cái mấy câu ca dao từ ngày xưa, nói về chuyện “cấm quần không đáy” thời vua Minh Mạng:
“ Tháng sáu có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang ”.
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang ”.
Nhưng chuyện làm đơn ở VN từ lâu đến này đã thành một “tiền lệ”, làm
bất cứ cái gì cũng phải có đơn, đủ kiểu đơn, kể cả đơn xin được nộp
phạt, quyền công dân cũng phải làm đơn xin, trình bày ý kiến với ông Đại
biểu Quốc Hội cũng phải làm đơn.
Cử tri phải làm đơn cho ngài đại biểu dân
Cụ thể là trong cuộc tiếp xúc cử tri thông báo kết quả của kỳ họp Quốc hội vừa qua, cử tri Tạ Quang Hưng ở phường Tân Định, Q1. TP. Sài Gòn, thẳng thừng thể hiện sự bực tức của mình về khiếu nại kéo dài, nhất là phần “thủ tục”. Ông kể:
Cụ thể là trong cuộc tiếp xúc cử tri thông báo kết quả của kỳ họp Quốc hội vừa qua, cử tri Tạ Quang Hưng ở phường Tân Định, Q1. TP. Sài Gòn, thẳng thừng thể hiện sự bực tức của mình về khiếu nại kéo dài, nhất là phần “thủ tục”. Ông kể:
“Tôi gặp một Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) trình bày nguyện vọng của gia đình mình.
Đại biểu này nghe xong bảo: “Ông làm đơn gửi cho tôi!”.
Tôi mừng quá, về viết đơn kèm thêm một bộ hồ sơ photo, và cầm đến văn phòng ĐBQH cách nhà hơn một cây số.
Tới nơi nhân viên văn phòng bảo: “Không nhận đơn trực tiếp, phải gởi qua bưu điện”. Thế là tôi phải trở ra, tìm bưu điện gửi!
Vậy mà cho đến nay đã cả năm trời chưa thấy kết quả giải quyết, chưa ai hồi âm cho tôi biết đơn của tôi đi đến đâu rồi.”
Ông Hưng băn khoăn: “Tôi không hiểu vì sao chúng ta lại bày ra thủ tục
rườm rà nhiêu khê và rất vô lý là việc gì cũng phải bắt đầu từ cái “đơn
xin”! Trong khi khiếu nại, tố cáo là quyền của công dân”.
Với cơ
quan của Quốc hội, tức đại diện cho nhân dân còn như vậy, còn các cơ
quan hành chính, nạn “đơn xin” còn nặng nề hơn gấp bội.
Có thể
nói hầu như trong quan hệ với cơ quan công quyền, quan hệ dân sự hay
tranh chấp, tất cả đều phải làm “Đơn” và “Đơn xin”. Một kiểu biến tướng
dẫn đến “vấn nạn xin cho” rất quen thuộc ở VN, cơ quan hành chính theo
kiểu “hành dân là chính” chứ không phải là cơ quan công quyền lập ra để
giúp dân.
Đủ thứ đơn, đủ kiểu đơn
Nếu cái đồng hồ điện nhà bạn bị hỏng hoặc chạy quá nhanh, dù là khách hàng của “ông” điện lực thì việc đầu tiên của bạn là phải làm “Đơn xin” để được kiểm tra hoặc thay đồng hồ mới! Hoặc đồng hồ nước chạy sai cũng như vậy…
Nếu cái đồng hồ điện nhà bạn bị hỏng hoặc chạy quá nhanh, dù là khách hàng của “ông” điện lực thì việc đầu tiên của bạn là phải làm “Đơn xin” để được kiểm tra hoặc thay đồng hồ mới! Hoặc đồng hồ nước chạy sai cũng như vậy…
Ở thành
phố, nếu nhà bị hỏng, bị giột vào mùa mưa, muốn sửa chữa thì cũng phải
có “Đơn” gửi phòng quản lý đô thị. Nếu không, khi bao xi măng vừa về tới
lập tức đã có người của cơ quan chức năng xuất hiện lập biên bản vì
“không xin phép”!
Nếu bạn là thanh niên, mới tốt nghiệp và muốn đi làm, việc đầu tiên không thể thiếu là phải có “Đơn xin việc”.
Khi đã vào cơ quan làm việc, nạn “Đơn xin” cũng chạy theo. Muốn nghỉ một buổi vì việc riêng, phải làm “Đơn xin phép”.
Thích được phạt
Bạn đọc ở nước ngoài nghe có vẻ “quái đản”, ông già này lẩm cẩm viết chuyện dóc chứ trên thế giời làm gì có chuyện ngược đời như thế. Người ta còn phải xin xỏ để không bị phạt. Sao lại có chuyện “xin được phạt”. Rõ là anh già lẩm cẩm thật rồi.
Bạn đọc ở nước ngoài nghe có vẻ “quái đản”, ông già này lẩm cẩm viết chuyện dóc chứ trên thế giời làm gì có chuyện ngược đời như thế. Người ta còn phải xin xỏ để không bị phạt. Sao lại có chuyện “xin được phạt”. Rõ là anh già lẩm cẩm thật rồi.
Nhưng xin bạn hãy nhìn vào thực
tế sẽ thấy ngay là chuyện xin được phạt là… rất hợp lý, dù nó có hợp
pháp hay không, không thành vấn đề ở VN chúng tôi.
Mới đây, tại
cuộc họp của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Sài Gòn, một vị “lãnh đạo” Q.1
đề nghị tăng mức phạt hành chính vì mức phạt hiện nay quá thấp khiến
nhiều người vi phạm sẵn sàng vi phạm nữa, sẵn sàng trả thêm tiền phạt để
tiếp tục “giải quyết” nhu cầu tiểu tiện nơi góc phố, lề đường! Người
dân ta có vẻ thích được “phạt”, thậm chí rất nhiều trường hợp làm đơn
“xin được phạt”!
Ở nhiếu thành phố, không thiếu trường hợp “chạy”
để được phạt. Đó là trường hợp những người xây nhà trái phép, cất nhà
trên đất quy hoạch treo, làm nhà trên đất mua bằng giấy tay...
Nếu xử theo đúng luật thì vô cùng nhiêu khê, thậm chí phải bị đập nhà!
Nhưng cũng chính trong “luật và lệ”, lại có mục “phạt hành chính” rất
thuận lợi nếu như đã “lỡ” xây trái phép trên đất cấm hoặc “có vấn đề”,
chỉ cần được “phạt” là có thể hợp thức hóa. Phạt xong là phây phây coi
như mọi chuyện đương nhiên được hợp pháp hóa, chẳng anh nào làm gì được.
Hoặc cũng liên quan đến nhà cửa, nếu bạn cần sửa chữa nhà hay cơi nới
thêm một chút, nếu làm đơn xin bình thường để được cho phép thì vô cùng
rắc rối, có khi mất tiền “chạy cửa trước, lòn cửa sau” mà còn phải đợi
và đợi hoặc có khi bị từ chối là xôi hỏng bỏng không mà vẫn phải ngậm
miệng.
Thế nên rất nhiều người ở
thành phố có kiểu “lách luật” là cứ việc làm, sau đó “tự thú” bằng cách
“xin được phạt”. Đóng phạt xong, cầm biên lai xem như đã được hợp thức
hóa.
Cách đây không lâu ở quận Tân Bình có chuyện người dân làm
đơn tập thể “xin đi ngược chiều” trên đường một chiều! Lý do nếu đi vòng
rất xa xôi và gây thêm nạn kẹt xe, còn nếu được đi “ngược chiều” thì
rất gần và giảm bớt kẹt xe!
Chẳng biết đơn này có được chấp thuận
không. Lẽ ra việc này các ông được gọi là “đại biểu dân” hoặc các ông
bà làm trong các cơ quan đoàn thể đề nghi lên cấp trên giải quyết cho
người dân chắc sẽ gọn và có hiệu quả hơn nhiều.
Đơn xin nghỉ học của mấy anh học trò tinh nghịch
Cũng vì chuyện người dân phải làm đơn đủ kiểu này mà mấy cậu học trò bày ra những kiểu viết đơn xin nghỉ học vì đủ thứ lý do khôi hài đăng trên các trang báo. Nào là đơn xin nghỉ học để cưới vợ, đơn xin nghỉ học vì đi thăm vợ đẻ, đơn xin nghỉ học vì.., đến ngày tận thế rồi. Có lẽ đây là một kiểu mỉa mai của mấy anh nhóc đã sớm nhìn ra những “hệ lụy” của cuộc đời trước mặt.
Cũng vì chuyện người dân phải làm đơn đủ kiểu này mà mấy cậu học trò bày ra những kiểu viết đơn xin nghỉ học vì đủ thứ lý do khôi hài đăng trên các trang báo. Nào là đơn xin nghỉ học để cưới vợ, đơn xin nghỉ học vì đi thăm vợ đẻ, đơn xin nghỉ học vì.., đến ngày tận thế rồi. Có lẽ đây là một kiểu mỉa mai của mấy anh nhóc đã sớm nhìn ra những “hệ lụy” của cuộc đời trước mặt.
Đơn xin nghỉ học bằng thơ.
Một lá đơn xin nghỉ học đậm chất thơ đang được cư dân mạng thích thú
truyền tay nhau. Mới đây, trên diễn đàn giải trí dành cho giới trẻ có
chia sẻ một lá đơn xin nghỉ học của em học sinh lớp 10, có tên Phạm
Nguyên Vũ.
Nguyên văn lá đơn:
"Hôm nay em viết đơn này
Để xin được nghỉ một ngày dưỡng thương
Mặc dù nhớ lớp nhớ trường
Nhưng mà sức khỏe khó lường hiểm nguy
Tối qua nằm sốt li bì
Đi đứng không được nên chi phải nằm
Mong thầy và lớp đến thăm
Cho em mau khỏe để chăm học bài”
Để xin được nghỉ một ngày dưỡng thương
Mặc dù nhớ lớp nhớ trường
Nhưng mà sức khỏe khó lường hiểm nguy
Tối qua nằm sốt li bì
Đi đứng không được nên chi phải nằm
Mong thầy và lớp đến thăm
Cho em mau khỏe để chăm học bài”
Người viết đơn ký tên: Phạm Nguyên Vũ; có cả chữ ký của phụ huynh đàng hoàng.
- Xin nghỉ vì thích chơi game hoặc lấy vợ
“Em viết đơn này xin phép thầy cô bộ môn cô giáo chủ nhiệm được nghỉ học càng lâu càng tốt vì chán đi học, thích ở nhà chơi game và lên mạng xã hội chém gió... Nếu một tuần sau mà em chưa đi học thì tức là em đã ở nhà lấy vợ”.
“Em viết đơn này xin phép thầy cô bộ môn cô giáo chủ nhiệm được nghỉ học càng lâu càng tốt vì chán đi học, thích ở nhà chơi game và lên mạng xã hội chém gió... Nếu một tuần sau mà em chưa đi học thì tức là em đã ở nhà lấy vợ”.
- Xin nghỉ học vì đến ngày tận thế
“Trò viết đơn này kính mong Ban giám hiệu và thầy cô giáo cho phép trò và các bạn được nghỉ học từ ngày 20/12/2012 vì ngày 21/12/2012 là ngày tận thế...”.
“Trò viết đơn này kính mong Ban giám hiệu và thầy cô giáo cho phép trò và các bạn được nghỉ học từ ngày 20/12/2012 vì ngày 21/12/2012 là ngày tận thế...”.
Đúng là những chuyện lạ chỉ có ở thời đại này.
Văn Quang
Viết từ Sài Gòn ngày 05.10.2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét