Minh Châu
Tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) cuối tuần trước, một cuộc đối thoại đặc biệt về tương lai đất nước giữa Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra.
Bà Kwakwa, sau khi nêu hàng loạt băn khoăn về các vấn đề phát triển của Việt Nam, đặt câu hỏi: “Câu hỏi cuối cùng là Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong năm năm tới?”.
Bà Kwakwa có lý do để đặt ra câu này. Hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Nhưng tỷ lệ thu trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong năm năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
Tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) cuối tuần trước, một cuộc đối thoại đặc biệt về tương lai đất nước giữa Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã diễn ra.
Bà Kwakwa, sau khi nêu hàng loạt băn khoăn về các vấn đề phát triển của Việt Nam, đặt câu hỏi: “Câu hỏi cuối cùng là Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu ra để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong năm năm tới?”.
Bà Kwakwa có lý do để đặt ra câu này. Hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Nhưng tỷ lệ thu trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong năm năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
Một báo cáo của WB công bố trước diễn đàn đã cảnh báo về tình trạng “nóng bỏng” của tài khóa: “Trong chín tháng đầu năm áp lực tài khóa vẫn rất nóng. Giá dầu giảm và thuế suất thu nhập doanh nghiệp giảm đã dẫn đến giảm thu ngân sách. Đồng thời, chi lại tăng nhanh hơn thu do phải tăng chi thường xuyên.
Nếu tiếp tục tình trạng mất cân đối tài khóa như hiện nay thì nợ công sẽ gia tăng nhanh chóng và tổng nợ công sẽ chạm ngưỡng giới hạn 65% GDP trong trung hạn”. Báo cáo này cho rằng, mức độ thâm hụt lớn đã “gây quan ngại” về bền vững tài khóa trung hạn và nợ công.
Những cảnh báo của WB là đáng lưu tâm trong bối cảnh có những cơ quan Đảng vừa công khai tình trạng không còn tiền chi tiêu, hay có bệnh viện công không còn tiền trả lương bác sĩ. Đây rõ ràng là trách nhiệm không của riêng Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Việt Nam lấy vốn đâu để phát triển nhanh và bền vững? Đó chính là thực hiện đầy đủ thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hiệu quả. [Điều đó] sẽ huy động được nguồn lực cả trong nước với 92 triệu người dân; 4,5 triệu người định cư ở nước ngoài; và bạn bè quốc tế. Nếu không hoàn thiện được thể chế kinh tế thị trường thì không huy động được nguồn lực...
Nhân dân là quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển. Vì thế, chúng tôi tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đây là nguồn lực của nền kinh tế”.
Về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn gây tranh luận, trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội hôm 18-11-2015, ông Dũng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đồng thời, ông cho rằng, Nhà nước sử dụng thể chế, luật pháp, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội...
Nhưng ở góc nhìn của quốc tế, bà Kwakwa cho rằng tiến trình này cần được đẩy nhanh. Bà thúc giục Việt Nam tạo khuôn khổ cho một sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh thực chất và bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
Chương trình nghị sự cải cách thể chế thị trường của Việt Nam cần đẩy mạnh đáng kể thì mới có thể đạt được mục tiêu này.
Ngoài ra, cần thực hiện tiếp cận đất và vốn dựa trên thị trường hơn nữa nhằm đảm bảo rằng nguồn lực được phân bổ cho đúng mục đích sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Cần tạo điều kiện hình thành và vận hành trôi chảy một thị trường đất đai.
Nếu làm được điều đó thì đây sẽ là một thành tích đáng kể, mang lại ích lợi to lớn về kinh tế và xã hội cho người dân, có thể đưa vào tổng kết khi kết thúc thực hiện kế hoạch.
Vấn đề không kém quan trọng nữa là phân tách rạch ròi giữa hoạt động quản lý và hoạt động thương mại của nhà nước, bằng cách thay đổi vai trò của Nhà nước từ một nhà sản xuất sang vai trò kiến tạo và quản lý.
Chính phủ cũng cần phải rút khỏi các lĩnh vực mà Chính phủ không cần thiết tham gia, nhằm tạo khoảng trống cho doanh nghiệp tư nhân nhập cuộc.
Tất cả những hành động như vậy sẽ giúp hình thành một khu vực kinh tế tư nhân năng động mà Nhà nước coi là một mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.
Vấn đề còn lại là ông Nguyễn Tấn Dũng có ngồi tiếp vào chính phủ nhiệm kỳ mới để có thể thực hiện những gì mà ông cam kết với bà Victoria Kwakwa, về cái gọi là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.
Minh Châu
Nếu tiếp tục tình trạng mất cân đối tài khóa như hiện nay thì nợ công sẽ gia tăng nhanh chóng và tổng nợ công sẽ chạm ngưỡng giới hạn 65% GDP trong trung hạn”. Báo cáo này cho rằng, mức độ thâm hụt lớn đã “gây quan ngại” về bền vững tài khóa trung hạn và nợ công.
Những cảnh báo của WB là đáng lưu tâm trong bối cảnh có những cơ quan Đảng vừa công khai tình trạng không còn tiền chi tiêu, hay có bệnh viện công không còn tiền trả lương bác sĩ. Đây rõ ràng là trách nhiệm không của riêng Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Việt Nam lấy vốn đâu để phát triển nhanh và bền vững? Đó chính là thực hiện đầy đủ thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hiệu quả. [Điều đó] sẽ huy động được nguồn lực cả trong nước với 92 triệu người dân; 4,5 triệu người định cư ở nước ngoài; và bạn bè quốc tế. Nếu không hoàn thiện được thể chế kinh tế thị trường thì không huy động được nguồn lực...
Nhân dân là quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển. Vì thế, chúng tôi tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đây là nguồn lực của nền kinh tế”.
Về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn gây tranh luận, trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội hôm 18-11-2015, ông Dũng: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đồng thời, ông cho rằng, Nhà nước sử dụng thể chế, luật pháp, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội...
Nhưng ở góc nhìn của quốc tế, bà Kwakwa cho rằng tiến trình này cần được đẩy nhanh. Bà thúc giục Việt Nam tạo khuôn khổ cho một sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh thực chất và bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
Chương trình nghị sự cải cách thể chế thị trường của Việt Nam cần đẩy mạnh đáng kể thì mới có thể đạt được mục tiêu này.
Ngoài ra, cần thực hiện tiếp cận đất và vốn dựa trên thị trường hơn nữa nhằm đảm bảo rằng nguồn lực được phân bổ cho đúng mục đích sử dụng hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Cần tạo điều kiện hình thành và vận hành trôi chảy một thị trường đất đai.
Nếu làm được điều đó thì đây sẽ là một thành tích đáng kể, mang lại ích lợi to lớn về kinh tế và xã hội cho người dân, có thể đưa vào tổng kết khi kết thúc thực hiện kế hoạch.
Vấn đề không kém quan trọng nữa là phân tách rạch ròi giữa hoạt động quản lý và hoạt động thương mại của nhà nước, bằng cách thay đổi vai trò của Nhà nước từ một nhà sản xuất sang vai trò kiến tạo và quản lý.
Chính phủ cũng cần phải rút khỏi các lĩnh vực mà Chính phủ không cần thiết tham gia, nhằm tạo khoảng trống cho doanh nghiệp tư nhân nhập cuộc.
Tất cả những hành động như vậy sẽ giúp hình thành một khu vực kinh tế tư nhân năng động mà Nhà nước coi là một mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.
Vấn đề còn lại là ông Nguyễn Tấn Dũng có ngồi tiếp vào chính phủ nhiệm kỳ mới để có thể thực hiện những gì mà ông cam kết với bà Victoria Kwakwa, về cái gọi là nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.
Minh Châu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét