Nông dân Tân Hòa, Gò Công Ðông trong niềm vui thu hoạch lúa kịp chạy hạn-mặn. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Rời Ba Tri, quay lại Bến Tre, chúng tôi qua cầu Rạch Miễu (trước kia là bến phà Rạch Miễu). Xuôi về thị trấn Gò Công, của tỉnh Tiền Giang. Nơi mà hạn hán cũng đang hoành hành dữ dội, lúa và người đều trong cơn khát.
Tới thị trấn Gò Công vào lúc đúng trưa, nắng chang chang. Thị trấn vắng, dường như đang thiêm thiếp giấc nồng trong cái nóng, oi ả...
Thị trấn Gò Công là “cột mốc” phân ranh giữa Gò Công Ðông và Gò Công Tây.
Ði về hướng Ðông, hướng của biển, tức là đi về Gò Công Ðông - Nơi nắng và hạn mặn đang quét lưỡi hái lửa trên những cánh đồng lúa khô, mặn.
Qua khỏi thị trấn một đoạn, về hướng Tân Tây. Chúng tôi bắt gặp những người thợ xây dựng đang xách nước trộn hồ.
Hỏi thăm, những người thợ hồ cho biết nước lấy từ hệ thống nước máy của thị trấn, với giá là 10 ngàn đồng/một mét khối (theo giá chung). Và hệ thống nước cũng chỉ mới tốt trở lại hơn một tuần nay. Khi tỉnh tập trung hệ thống bơm nước công suất lớn đưa nước từ Ðồng Tâm-Mỹ Tho về cứu lửa cho thị trấn Gò Công, cùng các xã như: Tân Tây, Tân Ðông, Tân Hòa, Gia Thuận và Tân Phước.
Tới thị trấn Gò Công vào lúc đúng trưa, nắng chang chang. Thị trấn vắng, dường như đang thiêm thiếp giấc nồng trong cái nóng, oi ả...
Thị trấn Gò Công là “cột mốc” phân ranh giữa Gò Công Ðông và Gò Công Tây.
Ði về hướng Ðông, hướng của biển, tức là đi về Gò Công Ðông - Nơi nắng và hạn mặn đang quét lưỡi hái lửa trên những cánh đồng lúa khô, mặn.
Qua khỏi thị trấn một đoạn, về hướng Tân Tây. Chúng tôi bắt gặp những người thợ xây dựng đang xách nước trộn hồ.
Hỏi thăm, những người thợ hồ cho biết nước lấy từ hệ thống nước máy của thị trấn, với giá là 10 ngàn đồng/một mét khối (theo giá chung). Và hệ thống nước cũng chỉ mới tốt trở lại hơn một tuần nay. Khi tỉnh tập trung hệ thống bơm nước công suất lớn đưa nước từ Ðồng Tâm-Mỹ Tho về cứu lửa cho thị trấn Gò Công, cùng các xã như: Tân Tây, Tân Ðông, Tân Hòa, Gia Thuận và Tân Phước.
Bia di tích Ao Dinh nơi anh hùng Trương Ðịnh tuẫn tiết. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Hỏi sao không dùng nước giếng? Họ bật cười, rồi cho biết, vùng biển khoan xuống chỉ toàn nước mặn. Dân xài nước máy, các xã thì có thêm kênh nước ngọt nội đồng, ao, đìa...Vậy thì hên cho Gò Công quá, vì tại thành phố Bến Tre dù nước máy cũng chỉ 10 ngàn đồng/một mét khối, nhưng đều đã bị nhiễm mặn. Có những gia đình đang xây nhà dang dở, phải bỏ thêm ra 6 triệu đồng tiền mua nước ngọt (từ sông) để trộn hồ. Vì không có nhà thầu nào dám dùng nước nhiễm mặn để xây nhà. Ngay như với những công trình công cộng đang xây dở của Bến Tre, tỉnh cũng phải bỏ thêm tiền trợ giá nước ngọt cho các nhà thầu.
Xuống tới Tân Hòa, thấy những người dân đang xúc lúa đã phơi khô vô bao. Dân Tân Hòa cho chúng tôi biết, nhờ họ xuống giống sớm, xã cũng khá xa biển, tốc độ nhiễm mặn không quá nhanh. Do vậy họ kịp thu hoạch trước khi “ông thần nước mặn” kịp tới. Dù cũng có một số ruộng lúa bị “sặc phèn,” lúa trổ không đều, nhưng mười phần thì cũng vớt vát được ba phần. Không đến nỗi phải trắng tay như dân trong hai xã Gia Thuận và Tân Phước.
Hệ
thống dẫn nước đã về tận nhà dân, sâu trong đồng tại ấp 3, xã Tân
Phước, nhưng dân vẫn dài cổ khát nước, vì nước xa nguồn chưa thể chảy
tới. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Theo chỉ dẫn của những người dân Tân Hòa, chúng tôi quyết định đi thẳng xuống Gia Thuận và Tân Phước, dù trời nắng chang chang đường xa bụi mù. Nhưng dù gì chúng tôi cũng muốn tới được những “đám lá tối trời” - thủa xưa từng che giấu cho nghĩa quân của Lãnh Binh Trương Ðịnh. Và con kênh Rạch Già, nơi tận cùng của Gò Công Ðông.Dọc đường đi, trước khi tới Gia Thuận. Lác đác ven đường, chúng tôi thấy người dân vẫn dùng máy bơm gắn vòi hoa sen tưới cho những ruộng rau, những vườn ớt.
Người tưới rau ven đường cho biết nhờ kênh nội đồng mới có nước lại, do trạm bơm Ðồng Tâm chuyển xuống, nên tranh thủ tưới. Còn tiền nước thì đất ruộng quy theo diện tích, tính tiền năm. Ðất gò thì được miễn phí. Chúng tôi nghĩ thầm trong bụng - So với bên Ba Tri, Bến Tre thì dân bên đây đúng là đang hưởng cảnh... thần tiên.
Nhưng xuống tới Gia Thuận thì tình hình lại khác.
Con
kênh Rạch Già có tác dụng dẫn ngọt, rửa mặn cho nội đồng ấp 3, xã Tân
Phú, Gò Công Ðông, nay chỉ còn chút nước nhiễm mặn đầy xác lục bình.
(Hình: Văn Lang/Người Việt)
Ghé quán nước mía ven đường, thuộc địa phận ấp 2, xã Gia Thuận. Ngay ngã ba, trước cổng đền thờ Trương Ðịnh, nơi mở tầm mắt nhìn ra cánh đồng rộng mênh mông, nơi bạt ngàn những hàng hàng lúa chết, biến một vùng bức tranh quê thành màu đỏ - xám bầm. Trong không gian không một ngọn cỏ xao động, nắng tưới lửa trên khắp một vùng quê.Bà chủ quán nước mía cho biết. Nước máy từ Gò Công xuống tới đây, chỉ còn chảy rỉ rỉ cỡ như... thằn lằn đái. Ao, đìa dưới này từ trước Tết đều đã khô cạn. Ðêm nào cũng phải thức hứng từng xô nước, trữ cho những ngày sắp tới.
Chúng tôi đi thăm Ao Dinh, một địa danh lịch sử. Nơi đây là căn cứ địa trong đám lá tối trời của nghĩa quân Trương Ðịnh. Tại cái ao này, Lãnh Binh Trương Ðịnh đã tuốt gươm tự sát, khi ông bị kẻ phản bội dẫn đường cho quân giặc tới bao vây. Trong một trận chiến không cân sức, thế cùng lực kiệt, ông đành chọn cái chết để vẹn nợ với núi sông.
Không biết ao xưa to cỡ nào? Giờ di tích chỉ là một cái ao nhỏ xíu với chút nước đục lờ nhờ váng xanh, trong cơn khô hạn của cả vùng. Bên ngoài hàng rào đơn sơ của di tích Ao Dinh, là những ruộng lúa đất đai nứt nẻ, lúa cháy xám một màu khô khốc.
Những đứa trẻ tìm bắt cua trong những ao đìa khô cạn nước. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Quanh khu di tích, thấp thoáng một vài mái nhà tranh, nhưng tịnh không thấy một bóng người.Chúng tôi đi vô một ngôi nhà mái lá lụp xụp, phía trước có để một hàng lu. Gọi hoài không thấy ai trong nhà lên tiếng. Mãi mới có một người thanh niên ở trần gần đó chạy qua. Anh ta cho biết chủ nhà là anh ruột, đã lên thành phố mần thợ hồ rồi. Còn bản thân anh ta thì đang bận thuê xe chở đất tới lấp cái đìa cũ.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên, anh ta chỉ cái vòi nước gắn trên miệng lu, nói: “Nước đã về tới đây rồi, dù xã chưa mở máy, nhưng cái đìa lâu nay cũng đã cạn kiệt. Sẵn đang mùa khô, lấp luôn cho rồi.”
Nghe tiếng người lao xao, một bác lớn tuổi ở trần vội chạy tới. Dù chúng tôi đã trả lời bác mấy lần, là chúng tôi không phải là người của công ty cấp nước. Bác vẫn nhắc đi nhắc lại câu hỏi: “Sao tôi xin vô nước từ trước Tết, có người đã có mà nhà tôi chưa có?”
Những cánh đồng lúa chết khô ở xã Tân Phước, huyện Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Hồi lâu, có lẽ đã tĩnh tâm lại, bác mới kể cho chúng tôi biết. Là hơn một mẫu lúa của bác đã chết khô vì ở xa kênh nội đồng nên không có nước tưới. Nước sinh hoạt thì bác phải đi xin bên nhà hàng xóm. Còn về cái gọi là “nước máy” - theo như ngôn ngữ “tân thời” bây giờ, thực ra chỉ là nước bơm “đuổi” qua các trạm chuyển tiếp tận trên Ðồng Tâm. Xã bơm vô bể chứa của xã, rồi phân cho các hộ thông qua một hệ thống các ống dẫn lớn-nhỏ, đều bằng ống mủ, cho tới nhà dân.Nhìn con mương rộng trước nhà bác lão nông, giờ chỉ là nơi chứa toàn cát trắng. Nhớ lại cảnh người trên Tân Hòa bơm nước tưới vườn rau mùa nắng hạn, mới biết tại sao nước không về nổi vùng Tân Phước xa xôi, nơi cây và người đều đang chết khát.
Về ấp 3, xã Tân Phước, nơi có con kênh Rạch Già, nơi xưa kia dày đặc những rừng dừa nước - tạo ra địa danh huyền thoại thời Trương Ðịnh - “căn cứ đám lá tối trời.” Nay chỉ le ngoe vài ba tàu lá, phất phơ ven sông Soài Rạp - xám một màu nước tro của biển mặn.
Ðứng trên đường bờ bao đê, nhìn qua bên phía những cánh đồng lúa chết, sát bên con rạch được “ngọt hóa” là dòng nước cạn,với đầy xác lục bình. Với bên này đê là những đìa nuôi tôm nước mặn, tiếng quạt nước trên đầm tôm chạy rào rào - êm tai. Nắng lao xao trên những bọt sóng vuông tôm, như khúc múa thanh bình.
Mới nhớ, người nông dân ở Kiên Giang từng nói: “Chánh phủ dở quá, vài tấn lúa đâu có hơn hai tay người nông dân xách vài ba con tôm hùm?”
Người cán bộ miền Tây thì nói: “Hãy để cho người nông dân tự quyết định trồng cây gì, nuôi con gì.”
Một giáo sư nông nghiệp Viện Ðại Học Cần Thơ, nói: “Hãy nghĩ tới tác hại của việc đắp đập ngăn dòng Cửu Long Giang, trước khi nói tới chuyện đập thủy điện của Trung Quốc, Lào hay Cambodia.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét