DỰ ÁN CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG |
Ngọc Anh
Hàng loạt dự án trọng điểm của nhà thầu Trung Quốc tại VN chậm trễ, đội vốn khiến nhiều người lo lắng cho dự án đường ống nước sông Đà 2.
Không phải tự dưng mà dư luận dị ứng với nhà thầu Trung Quốc sau thông
tin Trung Quốc trúng thầu đường ống nước Sông Đà 2. Thực tế, trong những
năm qua chúng ta đã chứng kiến một thực tế đắng lòng là các công trình
do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều chung một giuộc: Thi công ì ạch,
luộm thuộm, gây tai nạn; chất lượng kĩ thuật kém, máy móc lạc hậu; dùng
mọi thủ đoạn, chiêu trò để đẩy giá nhiều lần so với giá bỏ thầu…Dưới đây
là những minh chứng cụ thể:
DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO
Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với tổng mức đầu tư 552 triệu USD (thời giá năm 2008). Trong đó vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và đối ứng của Việt Nam là 133 triệu USD. Dự án gồm các hạng mục 13 km đường sắt trên cao, 1,7 km ra vào khu depot (sửa chữa), đường sắt đôi, 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Công trình do Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là tư vấn thiết kế. Gói thầu chính (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Theo báo Tiền Phong, nhà thầu Trung Quốc chuyên về xây lắp và lần đầu tiên làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị. Dù đã biết rõ năng lực của nhà thầu, nhưng do những ràng buộc trong hiệp định vay ODA, chủ đầu tư vẫn phải chấp nhận đơn vị này. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cũng đang tìm hiểu Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Thời gian triển khai của dự án Cát Linh - Hà Đông được đề ra lúc đầu là từ tháng 8/2008 đến 11/2013. Do chậm tiến độ, công trình giãn đến cuối năm 2015 mới hoàn thiện. Nguyên nhân được đưa ra là gần 2 km đường sắt đi qua các tuyến phố Đê La Thành - Hoàng Cầu - Láng quận Đống Đa vẫn chưa đổ trụ bê tông. Tại khu vực quận Hà Đông, 2 trong số 6 nhà ga chưa giải phóng xong mặt bằng…
Việc chậm giải phóng mặt bằng, cùng với nhiều hạng mục thay đổi, biến động về giá nguyên vật liệu… đã khiến tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.
DỰ ÁN CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng với chiều dài 105,5km từ đường vành đai 3 qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe lưu thông và 2 làn dừng xe khẩn cấp, vận tốc thiết kế đạt 120 km mỗi giờ.
Chủ đầu tư là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI). Dự án có 10 gói thầu trong đó Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EX 8-9, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc) phụ trách gói thầu EX-5.
Công trình khởi công năm 2008 và dự kiến thông xe vào tháng 10/2015, nhưng đến nay vẫn vướng mắc ở nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng , thi công và tài chính. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiến độ khó hoàn thành là thiếu vốn.
NHÀ MÁY GANG THÉP LÀO CAI
DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO
Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với tổng mức đầu tư 552 triệu USD (thời giá năm 2008). Trong đó vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và đối ứng của Việt Nam là 133 triệu USD. Dự án gồm các hạng mục 13 km đường sắt trên cao, 1,7 km ra vào khu depot (sửa chữa), đường sắt đôi, 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Công trình do Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là tư vấn thiết kế. Gói thầu chính (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.
Theo báo Tiền Phong, nhà thầu Trung Quốc chuyên về xây lắp và lần đầu tiên làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị. Dù đã biết rõ năng lực của nhà thầu, nhưng do những ràng buộc trong hiệp định vay ODA, chủ đầu tư vẫn phải chấp nhận đơn vị này. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cũng đang tìm hiểu Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Thời gian triển khai của dự án Cát Linh - Hà Đông được đề ra lúc đầu là từ tháng 8/2008 đến 11/2013. Do chậm tiến độ, công trình giãn đến cuối năm 2015 mới hoàn thiện. Nguyên nhân được đưa ra là gần 2 km đường sắt đi qua các tuyến phố Đê La Thành - Hoàng Cầu - Láng quận Đống Đa vẫn chưa đổ trụ bê tông. Tại khu vực quận Hà Đông, 2 trong số 6 nhà ga chưa giải phóng xong mặt bằng…
Việc chậm giải phóng mặt bằng, cùng với nhiều hạng mục thay đổi, biến động về giá nguyên vật liệu… đã khiến tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.
DỰ ÁN CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng với chiều dài 105,5km từ đường vành đai 3 qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe lưu thông và 2 làn dừng xe khẩn cấp, vận tốc thiết kế đạt 120 km mỗi giờ.
Chủ đầu tư là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI). Dự án có 10 gói thầu trong đó Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EX 8-9, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc) phụ trách gói thầu EX-5.
Công trình khởi công năm 2008 và dự kiến thông xe vào tháng 10/2015, nhưng đến nay vẫn vướng mắc ở nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng , thi công và tài chính. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiến độ khó hoàn thành là thiếu vốn.
NHÀ MÁY GANG THÉP LÀO CAI
Dự án
Nhà máy gang thép Lào Cai được khởi công vào cuối tháng 4/2008, với công
suất một triệu tấn mỗi năm (lớn gấp 4 lần Nhà máy gang thép Thái Nguyên
trước khi mở rộng) do Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung
làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 340 triệu đôla, trong
đó Việt Nam góp 55%. Đơn vị trúng thầu thi công xây dựng là Công ty TNHH
khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (Trung Quốc).
Dự án được chia thành 3 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 (2008 - 2009) xây dựng và vận hành phân xưởng luyện gang với công suất 1 triệu tấn mỗi năm; giai đoạn 2 (năm 2012) xây dựng xưởng luyện thép công suất 500.000 tấn phôi thép mỗi năm; giai đoạn 3 (năm 2015) xây dựng dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn thép một năm. Khi đi vào hoạt động cùng với mỏ Quý Sa, nhà máy sẽ tạo việc làm cho trên 1.200 lao động. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, hiện dự án này đang chậm tiến độ.
Tháng 3/2013, Dự án nhà máy Dự án nhà máy gang thép Lào Cai gây xôn xao dư luận với thông tin nhà thầu Trung Quốc “bùng” tiền. Một nhà thầu phụ Trung Quốc sau khi ký hợp đồng mua vật liệu và thuê nhân công san ủi mặt bằng đã lặng lẽ rời khỏi công trường, để lại khoản nợ các cá nhân, đơn vị Việt Nam gần 5 tỷ đồng.
Chủ đầu tư nhận định, lỗi thuộc đơn vị thi công, trong khi đó, phía Côn Minh cho rằng, hoạt động nhà thầu phụ do chủ đầu tư kiểm soát, không phải lỗi tại tổng thẩu.
BÔ XÍT TÂY NGUYÊN
Tổ hợp bô xít Tây Nguyên gồm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ có công suất thiết kế giai đoạn I là 650.000 tấn alumin mỗi năm do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN làm chủ đầu tư. Nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công.
Nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt được khởi công vào năm 2008-2010 với tổng mức đầu tư lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng, tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.
Dự án bô xít Tây Nguyên ngay từ khi bắt đầu triển khai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận bởi có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng.
Dự án Tây Nguyên còn gây không ít quan ngại khi xuất hiện nhiều công nhân Trung Quốc tại công trường. Khu vực Lâm Đồng có khoảng 255 công nhân người Trung Quốc và cao điểm có khoảng 500 người sống tại khu nhà dành cho lãnh đạo nhà thầu, và công nhân. Ban quản lý dự án giải thích, sở dĩ dự án có lao động Trung Quốc vì đây là gói thầu EPC.
Việc sử dụng, chọn lựa lao động do nhà thầu quyết định. Mặt khác dự án bô xít cũng khó tuyển lao động, do đó, công nhân Trung Quốc làm phù hợp hơn vi có công nghệ của Trung Quốc. Một số ý kiến lo ngại khả năng hình thành làng người Trung Quốc tuy nhiên ban quản lý khẳng định "đây là dự án của Việt Nam, tiền của Việt Nam, người Trung Quốc chỉ làm thuê".
Ngoài ra, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm. Dự án alumin Tân Rai chính thức vận hành vào cuối tháng 9/2013 sau hơn một năm chạy thử. Theo chủ đầu tư, chất lượng cỡ hạt chưa phù hợp với nhu cầu thế giới và nhà máy đang trong gia đoạn chạy thử chưa ổn định cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận không được như kỳ vọng.
Vinacomin cho rằng, khi cỡ hạt alumin được cải thiện, tương đương với cỡ hạt alumin giao dịch trên thị trường thế giới, giá bán sẽ được tăng lên. Do đó, hai dự án bô xít theo kế hoạch sẽ hoàn vốn trong 13 năm.
Vinacomin khẳng định, thị trường tiêu thụ sản phẩm alumin cũng không đáng lo ngại, bởi năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni (Nhật Bản); Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) và tiếp tục bán cho các đối tác khác.
TQ TRÚNG THẦU ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC SÔNG ĐÀ 2
Liên quan đến việc Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) trúng thầu dự án Đường ống nước sông Đà 2 đang khiến dư luận xôn xao. Dư luận bức xúc không phải vì con số 5.000 tỉ đồng sẽ đổ vào dự án đường ống sông Đà số 2 mà vì đối tác trúng thầu là công ty XinXing của Trung Quốc mà theo lãnh đạo Vinaconex là "nhà thầu duy nhất đã vượt qua khâu kiểm định kỹ thuật".
Dư luận phản ứng còn vì đây là dự án liên quan đến sức khỏe hàng triệu người dân ở thủ đô Hà Nội. Ai đảm bảo đường ống dẫn nước sạch bằng gang dẻo này không ảnh hưởng tới sức khỏe con người?
Cụ thể, mới đây, Công ty Viwasupco đã lựa chọn Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Theo thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) về kết quả triển khai công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp ống Gang dẻo – Dự án nước sông Đà, giai đoạn II, đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện tuyến ống số 1, công ty Viwasupco đã thận trọng cân nhắc và quyết định lựa chọn vật liệu ống gang dẻo cho tuyến ống số 2 của Giai đoạn II (đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).
Viwasupco cho biết, sau thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu đã lựa chọn nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Ngọc Anh
Dự án được chia thành 3 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 (2008 - 2009) xây dựng và vận hành phân xưởng luyện gang với công suất 1 triệu tấn mỗi năm; giai đoạn 2 (năm 2012) xây dựng xưởng luyện thép công suất 500.000 tấn phôi thép mỗi năm; giai đoạn 3 (năm 2015) xây dựng dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn thép một năm. Khi đi vào hoạt động cùng với mỏ Quý Sa, nhà máy sẽ tạo việc làm cho trên 1.200 lao động. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, hiện dự án này đang chậm tiến độ.
Tháng 3/2013, Dự án nhà máy Dự án nhà máy gang thép Lào Cai gây xôn xao dư luận với thông tin nhà thầu Trung Quốc “bùng” tiền. Một nhà thầu phụ Trung Quốc sau khi ký hợp đồng mua vật liệu và thuê nhân công san ủi mặt bằng đã lặng lẽ rời khỏi công trường, để lại khoản nợ các cá nhân, đơn vị Việt Nam gần 5 tỷ đồng.
Chủ đầu tư nhận định, lỗi thuộc đơn vị thi công, trong khi đó, phía Côn Minh cho rằng, hoạt động nhà thầu phụ do chủ đầu tư kiểm soát, không phải lỗi tại tổng thẩu.
BÔ XÍT TÂY NGUYÊN
Tổ hợp bô xít Tây Nguyên gồm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ có công suất thiết kế giai đoạn I là 650.000 tấn alumin mỗi năm do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN làm chủ đầu tư. Nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công.
Nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt được khởi công vào năm 2008-2010 với tổng mức đầu tư lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng, tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.
Dự án bô xít Tây Nguyên ngay từ khi bắt đầu triển khai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận bởi có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng.
Dự án Tây Nguyên còn gây không ít quan ngại khi xuất hiện nhiều công nhân Trung Quốc tại công trường. Khu vực Lâm Đồng có khoảng 255 công nhân người Trung Quốc và cao điểm có khoảng 500 người sống tại khu nhà dành cho lãnh đạo nhà thầu, và công nhân. Ban quản lý dự án giải thích, sở dĩ dự án có lao động Trung Quốc vì đây là gói thầu EPC.
Việc sử dụng, chọn lựa lao động do nhà thầu quyết định. Mặt khác dự án bô xít cũng khó tuyển lao động, do đó, công nhân Trung Quốc làm phù hợp hơn vi có công nghệ của Trung Quốc. Một số ý kiến lo ngại khả năng hình thành làng người Trung Quốc tuy nhiên ban quản lý khẳng định "đây là dự án của Việt Nam, tiền của Việt Nam, người Trung Quốc chỉ làm thuê".
Ngoài ra, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm. Dự án alumin Tân Rai chính thức vận hành vào cuối tháng 9/2013 sau hơn một năm chạy thử. Theo chủ đầu tư, chất lượng cỡ hạt chưa phù hợp với nhu cầu thế giới và nhà máy đang trong gia đoạn chạy thử chưa ổn định cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận không được như kỳ vọng.
Vinacomin cho rằng, khi cỡ hạt alumin được cải thiện, tương đương với cỡ hạt alumin giao dịch trên thị trường thế giới, giá bán sẽ được tăng lên. Do đó, hai dự án bô xít theo kế hoạch sẽ hoàn vốn trong 13 năm.
Vinacomin khẳng định, thị trường tiêu thụ sản phẩm alumin cũng không đáng lo ngại, bởi năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni (Nhật Bản); Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) và tiếp tục bán cho các đối tác khác.
TQ TRÚNG THẦU ĐƯỜNG ỐNG NƯỚC SÔNG ĐÀ 2
Liên quan đến việc Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) trúng thầu dự án Đường ống nước sông Đà 2 đang khiến dư luận xôn xao. Dư luận bức xúc không phải vì con số 5.000 tỉ đồng sẽ đổ vào dự án đường ống sông Đà số 2 mà vì đối tác trúng thầu là công ty XinXing của Trung Quốc mà theo lãnh đạo Vinaconex là "nhà thầu duy nhất đã vượt qua khâu kiểm định kỹ thuật".
Dư luận phản ứng còn vì đây là dự án liên quan đến sức khỏe hàng triệu người dân ở thủ đô Hà Nội. Ai đảm bảo đường ống dẫn nước sạch bằng gang dẻo này không ảnh hưởng tới sức khỏe con người?
Cụ thể, mới đây, Công ty Viwasupco đã lựa chọn Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Theo thông cáo báo chí của Công ty Cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) về kết quả triển khai công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp ống Gang dẻo – Dự án nước sông Đà, giai đoạn II, đúc rút kinh nghiệm từ việc thực hiện tuyến ống số 1, công ty Viwasupco đã thận trọng cân nhắc và quyết định lựa chọn vật liệu ống gang dẻo cho tuyến ống số 2 của Giai đoạn II (đây là vật liệu truyền thống, thường được dùng trong ngành nước).
Viwasupco cho biết, sau thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu đã lựa chọn nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH sản xuất ống gang dẻo Xinxing (địa chỉ: Lạc Dương Bắc, thành phố Vũ An, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
Ngọc Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét