Bãi biển Thiên Cầm, cách thành phố Hà Tĩnh 20 cây số trong mùa du lịch. Không chỉ ngư nghiệp chết mà du lịch cũng tắc tử. Tương lai của các thế hệ là ra ngoại quốc làm thuê. (Hình: Lao Ðộng) |
Ðó là nội dung của bài “Formosa Hà Tĩnh: Phát thải ‘siêu độc’, quản
lý ‘chưa tiên liệu’?” trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn. Vài giờ sau, báo
này “tự ý đục bỏ.”
Hôm 30 tháng 6, 2016, tại cuộc họp báo công bố về nguyên nhân và thủ
phạm gây ra thảm họa cá chết, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Tài Nguyên-Môi
Trường Việt Nam, từng bảo rằng, chính quyền Việt Nam “chưa tiên liệu
được các độc chất do Formosa thải ra.” Tuy nhiên Thời Báo Kinh Tế Sài
Gòn vừa chứng minh ông ta nói dối.
Biết từ lâu và biết rất rõ nhưng vì tiền nên gạt hết
Từ năm 2009, Cục Thẩm Ðịnh-Ðánh Giá tác động môi trường thuộc Tổng
Cục Môi Trường nằm trong Bộ Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt
Nam từng xuất bản tài liệu “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường dự án luyện gang thép.”
Tài liệu này phân tích rất chi tiết về công nghệ luyện gang thép, các
tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, các
chương trình phải thực hiện để quản lý và giám sát môi trường, tham vấn ý
kiến cộng đồng và hướng dẫn rất cặn kẽ về kỹ thuật lập “báo cáo đánh
giá tác động môi trường” cho những dự án xây dựng các nhà máy luyện gang
thép.
Theo tài liệu vừa kể thì chắc chắn cơ quan quản lý môi trường của
chính quyền Việt Nam đủ khả năng để tính được rằng, chỉ trong giai đoạn 1
(sản xuất với công suất 15 triệu tấn/năm), Nhà máy thép của Formosa tại
Hà Tĩnh sẽ thải ra 36 triệu tấn khí thải/năm, riêng trong nước thải sẽ
có 28,000 tấn các chất ô nhiễm/năm và khoảng 9 triệu tấn chất thải
rắn/năm. Toàn bộ các chất thải vào không khí và vào nước như vừa kể cần
được kiểm soát-xử lý chặt chẽ.
Dựa vào “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
luyện gang thép,” Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tính ra rằng, trong năm ngày
nhà máy thép của Formosa tại Hà Tĩnh “bị mất điện” nên hệ thống xử lý
nước thải không thể hoạt động, tổng lượng phenol và xyanua đã thải ra
biển 1.82 tấn phenol và cyanide. Lượng độc chất vừa kể đã phá hủy khoảng
50% trong số 400 hecta rạn san hô, xóa sổ nhiều loại hải sản, bãi cá,
tôm, cua, ốc,… ở vùng biển phía Bắc miền Trung (dài khoảng 250 cây số,
dọc bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế).
Nếu Formosa tiếp tục hoạt động, tiếp tục xả nước thải theo đúng giấy
phép đã được cấp (45,000 mét khối/ngày) và hoạt động xử lý nước thải đạt
tiêu chuẩn mà chính quyền Việt Nam đã cho phép thì mỗi năm, vẫn có tới
17.37 tấn phenol và cyanide được xả ra biển. Tổng lượng độc chất được xả
vào biển mỗi năm lớn gấp 9.5 lần so với lượng chất thải đã gây ra thảm
họa cá chết hồi đầu tháng 4.
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn thắc mắc, liệu hệ sinh thái biển miền Trung –
vốn đã bị hủy diệt gần như toàn bộ “chỉ” vì 1.82 tấn phenol và cyanide –
có tiếp tục chịu đựng nổi trong 70 năm tới khi đều đặn mỗi năm phải
tiếp nhận lượng phenol và cyanide lên tới 17.37 tấn?
Ðó là chưa kể Formosa dự trù sẽ nâng công suất nhà máy thép ở Hà Tĩnh
lên 1.5 lần nên tất nhiên lượng phenol và cyanide xả vào biển sẽ tăng
tương ứng?
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nêu thêm một thắc mắc khác rằng sắp tới, Bộ
Tài Nguyên-Môi Trường của chính quyền Việt Nam có áp dụng “Hướng dẫn về
môi trường, sức khỏe và an toàn” do Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế (IFC) đề
nghị đối với nước thải của các nhà máy sản xuất thép như Formosa với 25
thông số phải đạt hay vẫn chỉ áp dụng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải công nghiệp sản xuất gang thép” chỉ có 12 thông số, trong đó
bỏ qua yêu cầu xử lý rất nhiều chất thải rắn nguy hiểm, khi xét cấp giấy
phép xả nước thải cho Formosa?
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cảnh báo, còn một nguồn ô nhiễm cực lớn mà
công chúng chưa chú ý tới vì Formosa chỉ mới chạy thử một lò luyện thép,
đó là khí thải. Nếu nhà máy thép của Formosa ở Hà Tĩnh vận hành đúng
như thiết kế thì riêng lượng phát thải khí nhà kính của Formosa đã tương
đương 50.5% tổng lượng phát thải khí nhà kính của tất cả các nhà máy
trên toàn Việt Nam. Ðó là chưa kể tới CO2, bụi,… khoảng 1 triệu tấn/năm –
những tác nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có ung thư
phổi. Chưa kể tới SO2 (33,000 tấn/năm) và NOx (34,500 tấn/năm) – những
loại khí gây ra mưa acid làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng nước,
giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nêu thêm một chuỗi thắc mắc khác, tại sao
ITC đề nghị 18 thông số đối với khí thải của các nhà máy sản xuất thép
mà cơ quan quản lý môi trường của Việt Nam chỉ ấn định 11 thông số?
Tại sao lại nâng cao (cho phép xả nhiều hơn) các chỉ tiêu về
dioxin/furan, nồng độ bụi so với tiêu chuẩn mà ITC đề nghị? Tại sao để
đến đầu năm 2017 mới kiểm soát dioxin/furan và đầu năm 2018 mới kiểm
soát khí thải của các nhà máy sản xuất thép?
Bồi thường 500 triệu Mỹ kim nhưng Formosa vẫn còn lời lớn
Formosa thường nhấn mạnh rằng đã chi 45 triệu Mỹ kim để xử lý chất
thải. Tuy nhiên theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, muốn hạn chế ô
nhiễm của các dự án sản xuất thép thì phải chi khoảng 10% tổng vốn đầu
tư vào việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Nói cách khác, lẽ ra
Formosa phải chi khoảng 1 tỉ Mỹ kim cho việc xây dựng hệ thống xử lý
chất thải khi bỏ vào nhà máy thép ở Hà Tĩnh 10 tỷ Mỹ kim nhưng lại chỉ
vứt ra có 45 triệu Mỹ kim.
Bởi tiết kiệm được 955 triệu Mỹ kim cho hệ thống xử lý chất thải khi
đầu tư vào Việt Nam nên xem ra Formosa vẫn còn lời 455 triệu Mỹ kim khi
“cam kết” chi 500 triệu Mỹ kim “bồi thường” thảm họa cá chết.
Tuy hoãn khai trương lò số 1 vào ngày 25 tháng 6 song Formosa đã khẳng định sẽ sớm vận hành nhà máy thép ở Hà Tĩnh.
“Thảm họa cá chết” đã đẩy 260,000 dân ở bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế đến chỗ khốn cùng vì mất sinh kế. Họ vốn là
ngư dân, diêm dân hoặc những người kiếm sống bằng việc cung cấp đủ loại
dịch vụ cho ngư nghiệp như mua bán hải sản, sửa tàu, vá lưới hoặc dịch
vụ du lịch.
Cuối tháng vừa qua, sau khi xác định nước do nhà máy thép của tập
đoàn Formosa thải ra là nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa cá chết,
chính quyền Việt Nam cho biết đã đòi Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim
và hứa sẽ hỗ trợ các nạn nhân… “chuyển đổi nghề nghiệp.”
Một trong những điểm chính của kế hoạch hỗ trợ các nạn nhân “chuyển
đổi nghề nghiệp” mà ông Doãn Mậu Diệp, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng-Thương
Binh-Xã Hội vừa công bố là “ưu tiên” tuyển chọn các nạn nhân đưa đi làm
thuê ở ngoại quốc. Theo lời viên thứ trưởng này thì trước mắt, chính
quyền Việt Nam sẽ cố gắng đưa 3,500 nạn nhân đi làm thuê ở Nam Hàn.
G.Ð-Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét