Nguyễn Hồn Việt
Khi điều tra sai phạm, thì cán bộ điều tra cần thiết phải tìm ra thủ phạm gây ra sai sót, sau đó phải quy kết được là sai sốt đó do vô tình vướng phải, hay do yếu kém về năng lực, trang thiết bị hay do chủ động sai để thực hiện một ý đồ nào đó? Như vậy, cho tới nay Chính Phủ Việt Nam mới chỉ “tìm ra thủ phạm gây ra sai sót” mà thôi! Còn câu hỏi sai sót đó do vô tình vướng phải, hay do yếu kém về năng lực, trang thiết bị hay do chủ động sai để thực hiện một ý đồ nào đó? Thì hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng ta cùng xét các khả năng có thể xảy ra.
*
Khi điều tra sai phạm, thì cán bộ điều tra cần thiết phải tìm ra thủ phạm gây ra sai sót, sau đó phải quy kết được là sai sốt đó do vô tình vướng phải, hay do yếu kém về năng lực, trang thiết bị hay do chủ động sai để thực hiện một ý đồ nào đó? Như vậy, cho tới nay Chính Phủ Việt Nam mới chỉ “tìm ra thủ phạm gây ra sai sót” mà thôi! Còn câu hỏi sai sót đó do vô tình vướng phải, hay do yếu kém về năng lực, trang thiết bị hay do chủ động sai để thực hiện một ý đồ nào đó? Thì hiện vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng ta cùng xét các khả năng có thể xảy ra.
*
I. Formosa - nhận lỗi
“Chiều 29/6, bảy đại diện đến từ Formosa hai lần gập người xin lỗi
nhân dân Việt Nam, thừa nhận công ty là thủ phạm gây ra thảm họa môi
trường tại 4 tỉnh miền Trung.
"Chúng tôi tha thiết mong người dân rộng lượng và tha thứ. Bằng sự
chân thành từ trái tim, sự nỗ lực tối đa trong giải quyết sự cố, chúng
tôi mong sẽ nhận được sự cảm thông của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt
Nam", ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH
Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) nói.
Chiều 29/6, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, gần 50 đại diện
các bộ, ngành cùng các nhà khoa học đã chứng kiến Formosa nhận lỗi, cam
kết các trách nhiệm liên quan đến xử lý ô nhiễm, bồi thường kinh tế cho
người dân vùng cá chết.” (1).
“Thay mặt hơn 6.300 cán bộ, nhân viên, ông Trần Nguyên Thành cùng 6
đại diện công ty đi lên phía trên bục phát biểu để đọc bản xin lỗi dài
gần 7 phút.
Mở đầu theo ông Thành, Formosa đến Việt Nam với mong muốn đầu tư và
phát triển bền vững, lâu dài để đóng góp cho sự phát triển kinh tế Hà
Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhưng trong quá trình vận hành
thử, kết quả của Đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường
cho thấy sự cố trong nhà máy chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng hải
sản chết tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam.
"Chúng tôi xin nhận trách nhiệm và thành thật xin lỗi nhân dân Việt
Nam, đặc biệt là nhân dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế. Chúng tôi xin lỗi Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng
Việt Nam vì đã gây ra sự cố môi trường thời gian qua, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, việc làm của người dân và môi trường
4 tỉnh miền Trung", ông Thành nói.
Nói đến đây, ông Thành và 6 đại diện công ty cùng cúi gập người xin lỗi…” (1).
“Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè
gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan
đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế khiến đời sống người dân 4
tỉnh miền Trung lao đao.
Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa
học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Bộ Tài nguyên và Môi trường công
bố kết quả điều tra sơ bộ, khoanh vùng hai nhóm nguyên nhân là độc tố
hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa. Tuy
nhiên, nguyên nhân tảo nở hoa vấp phải sự phản ứng của giới khoa học và
người dân.” (1).
II. Nhỡ sai hay chủ động sai?
Khi điều tra sai phạm, thì cán bộ điều tra cần thiết phải tìm ra thủ
phạm gây ra sai sót, sau đó phải quy kết được là sai sốt đó do vô tình
vướng phải, hay do yếu kém về năng lực, trang thiết bị hay do chủ động
sai để thực hiện một ý đồ nào đó?
Như vậy, cho tới nay Chính Phủ Việt Nam mới chỉ “tìm ra thủ phạm gây ra sai sót” mà thôi!
Còn câu hỏi sai sót đó do vô tình vướng phải, hay do yếu kém về năng
lực, trang thiết bị hay do chủ động sai để thực hiện một ý đồ nào đó?
Thì hiện vẫn còn bỏ ngỏ.
Chúng ta cùng xét các khả năng có thể xảy ra.
III. Nhỡ sai?
Một nhà máy chỉ là nhỡ tay làm sai mà ảnh hưởng đến việc cá chết tận tầng đáy biển của 4 tỉnh “Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (số km bờ biển bị ảnh hưởng – theo Chính phủ Vn là 208 km) thì việc nhỡ tay này thật là… đáng sợ!
Và không có gì để đảm bảo là năm sau, 3 năm sau… họ lại không nhỡ tay một lần nữa?
Nếu đúng là nhỡ tay thì Chính Phủ Việt Nam cũng cần miêu tả tỷ mỷ xem họ
đã nhỡ tay như thế nào? Và các việc cần triển khai giám sát công việc
của họ để có thể bớt được số lần nhỡ tay của họ!
IV. Nhỡ sai hay quan hệ Địch - Ta?
Theo bài “Formosa thải ra môi trường những gì” đăng trên – VnExpress, ngày 26/4/2016 có ghi nhận: “Công
ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi doanh nghiệp này có
đường ống xả thải chôn dưới đáy biển. Vài ngày trước khi xảy ra cá chết
hàng loạt, công ty đã tiến hành súc rửa đường ống. Khoảng 300 tấn hóa
chất nhập về để làm việc này được đánh giá là cực độc.” (2)
Như vậy Chính phủ Việt Nam cần kiểm tra và công khai cho người dân biết:
1. “300 tấn hóa chất nhập… được đánh giá là cực độc” kia có tên hóa học là gì?
Có đúng là chỉ có “300 tấn hóa chất” hay nhiều hơn?
2. Khi họ nhập “300 tấn hóa chất nhập… được đánh giá là cực độc” kia thì họ có nhập kèm thêm bao nhiêu tấn hóa chất khác để làm trung hòa số độc dược trên hay không?
Nếu không tức là họ đã cố tình đầu độc biển Việt Nam!
3. Khi họ súc rửa đường ống thì cụ thể đã sai ở khâu nào mà để sảy ra nông nỗi?
4. Định mức mỗi lần họ súc rửa đường ống theo thiết kế thì cần bao nhiêu
hóa chất? và thực tế họ đã dùng cho lần này là bao nhiêu?
Tôi không thể hình dung được việc một nhà máy mà khi súc rửa đường ống
thì chỉ nhỡ sai mà đã giết chết một vùng biển của 4 tỉnh với độ dài 208
km!
Để làm được việc đó thì cần rất nhiều độc tố!
Điều gì ở đây?
V. Thử lý giải theo hướng quan hệ Địch - Ta!
Một lượng hóa chất đã giết chết một vùng biển của 4 tỉnh với độ dài 208
km là cực kỳ lớn! Không phải khả năng tài chính của một tập đoàn kinh
tế!
Ai, tổ chức nào đứng sau vụ này?
Suy nghĩ như vậy thì thấy nghi ngờ rằng: Có một tổ chức tầm cỡ Quốc gia
lớn đứng sau để đầu độc biển Việt Nam là có rất nhiều cơ sở!
Để củng cố giả thuyết này cần tìm hiểu: Ai, tổ chức nào được lợi khi biển Việt Nam chết?
VI. Ai, tổ chức nào được lợi khi biển Việt Nam chết?
Khi biển Việt Nam chết thì dân Việt sẽ không đi đánh cá ngoài biển nữa, mà ai cũng biết rằng: “Ngư dân trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc”!
“Từ xa xưa, người Việt Nam đã gắn bó mật thiết với biển. Cùng với
trồng trọt, chăn nuôi, việc đánh bắt, khai thác sản vật biển là một nghề
sinh sống của người Việt, tạo nên tầng lớp ngư dân đông đảo, ngày đêm
bám biển, giữ vững cương vực và nghề truyền thống của ông cha. Hình
chiếc thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn cho thấy, cư dân Việt cổ đã
gắn bó với sông, biển từ rất sớm, lấy thuyền làm phương tiện giao thông,
khai thác thủy sản phục vụ cho cuộc sống. Lịch sử phát triển của dân
tộc cho thấy, các triều đại phong kiến nước ta đã chăm lo, phát huy vai
trò ngư dân bảo vệ và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên các vùng
biển, đảo.” (3)
Khi ngư dân không ra biển có nghĩa là vùng biển đó vô chủ!
Đây mới là mục đích thực của việc đầu độc biển Việt Nam!
Vậy: Ai, tổ chức nào được lợi khi biển Việt Nam chết?
Các bạn cùng suy ngẫm!
Để làm cho biển Việt Nam chết không phải tiềm năng kinh tế của một tập đoàn có thể làm được!
Vậy: Ai, tổ chức nào có khả năng giết chết biển Việt Nam?
Các bạn cùng suy ngẫm!
Vậy: Formosa giết biển VN – Vấn đề Dân sự hay Quân sự?
Các bạn cùng suy ngẫm!
____________________________________
Chú thích:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét