(Minh họa: Ngọc
Diệp)
|
Bùi Hoàng
Tám
Báo chí những ngày này,
nhan nhản các thông tin phát giác tham nhũng, tiêu cực. Đây là tin buồn, rất
buồn nhưng nhìn ở góc độ nào đó, có thể lại là tin vui. Vui bởi nó thể hiện
quyết tâm chống tiêu cực, tham nhũng đã và đang được lan
tỏa.
Còn chuyện tiêu cực, tham nhũng ở quốc gia
mà bà Nguyễn Thị Doan, khi một trong hai người đứng đầu Nhà nước phải kêu lên
thảng thốt “người ta ăn không từ thứ gì” và vị Chủ tịch đồng nhiệm Trương Tấn
Sang than thở ngậm ngùi “cả một bầy sâu” thì có lẽ không khi nào và ở đâu không
có tham nhũng, tiêu cực.
Chỉ xin nhìn lại hai trong số nhiều, rất
nhiều vụ tiêu cực vừa được phát giác.
Thứ nhất là vụ bán hơn 800 giấy phép đưa
tên các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vào bản phụ lục sản phẩm để được lưu hành
tại Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản (Tổng cục
Thủy sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn).
Theo báo Dân trí, các sản phẩm này của
doanh nghiệp không cần phải đi qua khâu kiểm tra, xác minh chất lượng mà chỉ cần
bỏ ra 2 triệu đồng cho tiền môi giới, 5 triệu đồng/sản phẩm để trả cho Giám đốc
Trung tâm là "nghiễm nhiên" có tên trong danh sách lưu
hành.
Như vậy với hơn 800 sản phẩm, mỗi sản phẩm
có giá 7 triệu đồng, tổng số tiền “bán giấy phép” lên tới gần 6 tỉ
đồng.
Vụ thứ hai, xảy ra tại Cần
Thơ.
Ngày 20/7, Công an Cần Thơ đã bắt 4 đối
tượng Lý Hoàng Minh (SN 1985), Võ Hoàng Anh (SN 1982) - Đội phó và Đội trưởng
Đội 3 Thanh tra giao thông TP Cần Thơ phụ trách quận Ninh Kiều; Đoàn Vũ Duy (SN
1978) - Đội trưởng Đội số 11 phụ trách địa bàn quận Bình Thuỷ và Nguyễn Văn Cần
(SN 1987, ngụ xã Tân Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) - đối tượng ngoài xã
hội, chuyên môi giới nhận tiền, gom tiền đưa cho thanh tra giao
thông.
Theo thông tin từ Công an Cần Thơ, mỗi
tháng các chủ xe phải đóng tiền “bảo kê” cho mỗi đầu xe từ 1 đến 3 triệu đồng.
Xe nào đã chung chi thì không bị bắt, còn xe nào không “làm luật” thì sẽ bị lực
lượng thanh tra giao thông bắt. Các chủ doanh nghiệp, nhà xe hối lộ bằng cách
chuyển tiền vào 3 tài khoản của Cần, trong đó có 2 tài khoản Cần dùng tên giả.
Khi nhận được tiền, Cần rút ra và đưa cho các cán bộ thanh tra giao thông nói
trên.
Đến thời điểm bị bắt, cơ quan công an xác
định số tiền trong 3 tài khoản của Cần là gần 3,5 tỷ đồng. Ngoài ra, các cán bộ
thanh tra giao thông cũng nhận tiền “tươi” từ các nhà xe gần 100 triệu
đồng.
Trong thông tin này, có một chi tiết nhỏ
nhưng rất quan trọng, đó là nhân vật Nguyễn Văn Cần, người ngoài xã hội “chuyên
môi giới, nhận tiền, gom tiền đưa cho thanh tra giao thông”. Nói quan trọng bởi
cán bộ, công chức nhà nước cấu kết với người ngoài xã hội để thu tiền mãi lộ
phảng phất tính chất maphia của tội phạm có tổ chức.
Đối với hai vụ việc trên, không khó để
nhận thấy vụ việc ở Cần Thơ chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm, còn vụ việc ở Bộ Nông
nghiệp & Phát triển Nông thông thì không biết thế
nào?
Bởi tuy báo cáo của đoàn thanh tra đánh
giá sự việc khiến "người dân nói chung và người nuôi thuỷ sản nói riêng mất lòng
tin vào cơ quan quản lý nhà nước nói chung và Tổng cục Thuỷ sản nói riêng. Các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này có thể bị thiệt hại rất lớn
nếu đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này khi cơ quan quản lý nhà
nước thực hiện thu hồi các văn bản trái luật nêu trên”.
Thế nhưng về hình thức xử lý thì mới chỉ
“các cá nhân bị tố cáo và các cá nhân được phát hiện trong quá trình xác minh tố
cáo được yêu cầu thực hiện tự kiểm điểm trách nhiệm cá nhân tại đơn vị công tác
và trước hội đồng kỷ luật công chức, viên chức của Tổng cục Thuỷ
sản”.
Một kết luận “đúng qui trình” báo hiệu
hình thức kỉ luật cực kỳ… nghiêm khắc: “Rút (sợi dây) kinh
nghiệm”?!
Trở lại với hai vụ việc trên, có thể nói
đây là hai vụ việc nhỏ, rất nhỏ và diễn ra hàng ngày ở nơi mà “người ta ăn không
cách thứ gì” và “bán” cũng “không từ cái gì” miễn là… bán được và có quyền được
bán, phải không các bạn?
Bùi Hoàng
Tám
0 nhận xét:
Đăng nhận xét