Mài kiếm dưới trăng |
RFA
Trong
lịch sử VN, tại Trấn Nghệ An ngày xưa có một danh tướng nhà Hậu Trần và cũng là
thi nhân tên Đặng Dung trung kiên phò Vua Trùng Quang Đế, ra tay giúp nước,
nhưng sa cơ lỡ vận, khiến lâm cảnh “Thù trả chưa xong đầu đã bạc, Gươm mài
bóng nguyệt biết bao rày”.
Bài
tự sự “ Cảm Hoài” của thi nhân nói lên ý chí sắt đá của một anh hùng sinh bất
phùng thời, nhưng cũng thể hiện sự trách cứ về nhân tâm ly tán qua những vần
thơ, như:
(…)
Trời
đất vô cùng một cuộc say.
Bần
tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh
hùng lỡ bước ngẫm càng cay
Có
lẽ cảnh “ bần tiện gặp thời” và “anh hùng lỡ bước” ấy khiến blogger Minh Văn
không khỏi liên tưởng tới “Thế sự thời nay”, nhận xét rằng trong một xã hội mà
“Hiền Tài là nguyên khí quốc gia” thì bị nghi kỵ, bị gạt ra ngoài lề xã hội, khi
họ nói lên sự thật cho quê hương dân tộc thì bị gán cho là “thế lực thù địch”,
bị bỏ tù dài lâu trong khi những kẻ thấp hèn, nịnh bợ lại “thành đạt làm quan”.
Do đó, vẫn theo tác giả, chính vì “cái lẽ ngược đời” đó mà xã hội ngày nay sống
“không thật lòng mình”, sự dối gian trở thành “cẩm nang ứng xử”, và “hiền tài đi
vắng đâu cả” rồi. Tác giả Minh Văn cũng cho rằng “nguyên nhân phát xuất từ chế
độ độc tài, nó bắt con người ta phải cúi đầu tuân phục lãnh tụ và chủ nghĩa”
khiến “giết chết đi cái tôi cá tính của mình”!
Nhắc
tới “hiền tài” cùng “nguyên khí quốc gia” “đi vắng đâu cả” rồi và “cái tôi cá
tính của mình bị giết chết” có lẽ khiến người dân Việt lại liên tưởng đến, cách
nay hơn nửa thế kỷ, nhà ái quốc Phan Bội Châu, qua “Lưu cầu huyết lệ tân thư”,
cũng có lưu ý rằng “Dân khí nước ta bị suy giảm quá tệ. Trước kia sống bình
thường đã lâu. Khiếp sợ quen thói, nghe và thấy chật hẹp, tai như điếc, mắt
dường mù”.
Hai
khuôn mặt hiếm hoi của dũng khí quốc gia: Uyên và Kha
|
Qua
“Chuyện cướp bóc ở làng Vĩ Đại”, nhà văn Võ Thị Hảo từ Hà Nội cũng có đề cập tới
xã hội VN ngày nay, nơi “đa phần mọi người đều nói rằng tìm người có dũng khí và
trung thực bây giờ thật khó như mò kim đáy biển”. Nhưng sau khi kể “Chuyện cướp
bóc ở làng Vĩ Đại” với dân chúng “dở sống dở chết, chẳng còn ai cứu giúp” vì họ
chẳng dám “kêu lên”, “mặc kệ ân nhân bị hành hạ”, “làm chứng dối”, “ném đá tiếp
tay cho bọn cướp hãm hại người lành”, nhà văn cảnh báo rằng “ Chính bởi thế,
chúng ta là số đông, gần cả trăm triệu người, nhưng lại bị gọi là một đám đông
hèn yếu, thậm chí còn không dám mở miệng cất lời bảo vệ chính mình, cam tâm nô
lệ, còn nói gì đến việc bảo vệ người khác! Đó là sự suy đồi của dân khí”. Cho
nên, nhà văn Võ Thị Hảo lưu ý, “mỗi công dân không thể không nhìn lại trách
nhiệm của mình trong việc đã để cho dân khí suy đồi”, và “ bất kỳ công dân nào
cũng có trách nhiệm đương nhiên phải đấu tranh cho tự do, nhân quyền và công lý
cho mình và cho mọi người. Đó là khí chất làm người, là dân khí, là nhân tố cốt
lõi tạo nên nền công bằng và vững mạnh cho một đất nước”. Nhà văn khẳng
định:
"
Vấn đề thịnh suy của một đất nước, đương nhiên ở trách nhiệm nhà cầm quyền,
nhưng không thể không tính đến nguyên nhân dân khí. Khí chất và khí phách của
người dân thể hiện trong tính cộng đồng, trách nhiệm xã hội, trong sự lựa chọn,
dám tôn vinh sự thật, biết tri ân những người vì cộng đồng và công lý, dám chống
lại bất công, bạo ngược. Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử
đúng mực. Dân khí cũng khiến mỗi người có được sức mạnh tinh thần để thoát vòng
nô lệ luôn chờ chực bủa vây."
Sau
khi quả quyết rằng những tù nhân lương tâm ở VN là những “tráng sĩ” vì đấu tranh
cho quyền lợi chung mà phải bị giam cầm sau song sắt thì “ lẽ nào ta không nợ
họ?!”, nhà văn Võ Thị Hảo lưu ý rằng chỉ trong vòng nửa năm nay, danh sách tù
nhân VN “tăng theo mức độ đàn áp” khiến khoảng 50 nhà bất đồng chính kiến, nhất
là các bloggers, bị tù tội oan sai, từ tội “trốn thuế” cho tới “lợi dụng tự do,
dân chủ âm mưu lật độ chính quyền”…; Rồi cảnh tù đày đã khiến những tù nhân
lương tâm như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Lê Quốc Quân…liên tiếp tuyệt thực để phản
đối hành động sai trái vô nhân của các cấp quản lý trại giam, tạo nên cuộc “nổi
dậy bất đắc dĩ” của tù nhân ở trại tù Z30A Xuân Lộc…Thực trạng đó, theo nhà văn
Võ Thị Hảo, khiến công luận nêu lên câu hỏi rằng giới cầm quyền có khôn ngoan
không khi “chọn cách giải quyết những vấn nạn chính trị - kinh tế - xã hội bằng
súng và xiềng xích, đe nẹt tự do ngôn luận thay vì cải cách thể chế và cải cách
kinh tế ?”, và họ “ Chỉ tìm cách đổ lỗi cho các ‘thế lực thù địch diễn biến hòa
bình’ bên ngoài chứ không cắt bỏ khối ung bướu ngay trong thể chế…”.
Trong
khi nhà văn Võ Thị Hảo cảnh báo giới cầm quyền “không cắt bỏ khối ung bướu ngay
trong thể chế” này, thì nhà văn Thuỳ Linh báo động về nạn “dư luận viên”, hay
nói cách khác là “tuyên truyền viên”, được giới cầm quyền sử dụng để ra sức
“định hướng dư luận đi theo chủ trương của đảng và nhà nước”. Theo nhà văn Thuỳ
Linh, trong khi các “dư luận viên cấp thấp” chỉ biết “văn tục, chửi bới”, nói
những câu thuộc lòng như “thế lực thù địch”, “ bọn phản động, bán nước”, “kích
động chống phá nhà nước”, “diễn biến hoà bình”, “ăn bơ thừa sữa cặn”, “đảng
quang vinh”, “bác Hồ vĩ đại”.v.v…, thì những “dư luận viên cao cấp mới “thực sự
đáng sợ” khi họ có đủ khả năng sử dụng rất tốt những phương pháp tuyên truyền,
nhồi sọ và tẩy não được đúc kết từ các bậc “vĩ nhân” (của họ) như Stalin, Mao
Trạch Đông…; chẳng hạn những luận điểm thường thấy như “yêu tổ quốc là yêu đảng,
yêu CNXH”, “kiên định mục tiêu CNXH”, “nếu không có đảng CS và bác Hồ thì không
có đất nước ngày hôm nay”, “ Bỏ điều 4 là tự sát”, “đa nguyên đa đảng thì đất
nước sẽ loạn lạc”, “đất nước ta dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”,“đất nước
còn nghèo là do chiến tranh, bị cấm vận, do thiên tai…” và nhất là “ do các thế
lực thù địch”…, hoặc “đất nước ta đã thoát nghèo”, đang “ tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên CNXH”, “nhờ công ơn của đảng quang vinh và bác Hồ vĩ
đại”.
Có
lẽ “Đảng quang vinh” như vậy nên blogger Huỳnh Ngọc Chênh tâm sự rằng “Tôi khát
khao vào đảng”. Mở đầu tâm trạng “khát khao vào đảng” ấy, nhà báo Huỳnh Ngọc
Chênh cho biết:
"
Tôi vẫn hay nói đùa với bạn bè, 61 năm qua đời tôi không có đảng. Nói đùa cho
vui vậy nhưng trong lòng tôi chua xót lắm. Khi tôi bước vào lứa tuổi hai mươi
thì đất nước cũng vừa thống nhất, cả nước đặt dưới quyền lãnh đạo của một đảng
duy nhất đó là đảng CSVN. Tôi có điều kiện và rất hăm hở tìm hiểu, nghiên cứu lý
tưởng, chủ thuyết và đường lối của đảng nầy. Sau một thời gian nghiên cứu chủ
nghĩa Mác Lê Nin cũng như tiếp xúc với thực tế qua các đảng viên, tôi thấy rằng
với quan điểm sống và phương pháp tư duy của tôi, tôi không thích hợp với đảng
nầy, từ đó tôi từ bỏ ý định phấn đấu vào đảng…"
Như
vậy là, theo nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông “phải cắn răng chấp nhận cuộc sống
không có đảng”, nghĩa là ông phải “lầm lũi cô độc sống giữa cuộc đời. Và phải
sống như thế qua gần 40 năm!”, luôn khát khao có một tổ chức chính trị hợp pháp
nào đó phù hợp với lý tưởng sống, với phương pháp tư duy của ông để ông có thể
gia nhập, để “có những người đồng chí bên cạnh cùng nhau bàn bạc về lý tưởng, hỗ
trợ nhau trong cuộc sống, kề vai sát cánh với nhau trong hoạt động cộng đồng,
giúp ích đất nước…”. Nhưng rồi tác giả “đau xót lắm chứ, thiệt thòi lắm chứ”.
Tại sao ? Tại vì, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giải thích, “Làm sao mình bàn bạc lý
tưởng sống, chính kiến của mình với những người bạn ‘thời vụ’ như bạn đồng
nghiệp, bạn láng giềng, bạn nhậu, bạn bóng đá, bạn ăn chơi...?”. Sau khi “than
thân trách phận” như vậy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh bày tỏ âu lo rằng “những thế
hệ tiếp sau, những bạn trẻ, những thế hệ tương lai của đất nước thì sao? Chẳng
lẽ vẫn cứ để họ tiếp tục sống đơn độc lầm lũi cho đến hết cuộc đời khi họ không
muốn vào tổ chức của đảng CSVN như thế hệ chúng tôi hay sao?”. Tác giả tâm sự
tiếp:
"Chúng
ta đang đối mặt với nguy cơ xã hội càng lúc càng suy đồi, càng bất an; chúng ta
đang phiền trách giới trẻ càng ngày càng sống xa rời lý tưởng. Nhưng thử hỏi
đảng CSVN có lo được lý tưởng cho toàn bộ giới trẻ? Thử hỏi chúng ta có chính
đảng nào khác để góp phần lo cho giới trẻ chưa có đảng? Làm sao trách họ sống
sao lầm lạc, vô nghĩa...?"Nhưng
trong bối cảnh hiện nay, xem chừng như ngày càng có nhiều người trong giới trẻ
không sống “lầm lạc, vô nghĩa” khi họ ngày càng quan tâm nhiều hơn cho quê
hương, dân tộc, ý thức rõ hiểm hoạ phương Bắc, mà điển hình là Nguyễn Phương
Uyên, Đinh Nguyên Kha, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, các thanh niên Công Giáo,
Tin Lành…đang trong vòng lao lý. Thế hệ trẻ trong nước ngày nay cũng ý thức được
sức mạnh của Internet, mạng xã hội cùng sự nguy hiểm của “kẻ thù của Internet”
như nghị định 285, nghị định 72 mà giới cầm quyền đã áp dụng hay sắp sữa áp dụng
để bỏ tù những người yêu nước, ngăn chận thông tin trên mạng. Do đó:
"
Ngày 31 tháng 7 một nhóm nam nữ thanh niên rất trẻ gồm Nguyễn Thảo Chi, Phạm
Đoan Trang (Hà Nội), Nguyễn Nữ Phương Dung (Sài Gòn), Nguyễn Anh Tuấn (Đà Nẵng),
Nguyễn Lân Thắng (Hà Nội) đã sang Bangkok gặp gỡ với cơ quan nhân quyền Liên
Hiệp quốc và Human Rights Watch để trao cho họ thông báo chống lại điều
258.
Một
tuần lễ sau sự việc Bangkok, sáng ngày 7 tháng 8, năm blogger khác đã có mặt
trong Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội để trao cho Bà Phó Đại sứ Elenore Kanter
bản tuyên bố 258 và đồng thời chia sẻ với bà tất cả những thông tin mà chính phủ
đang cố thực hiện nhằm chống lại tự do ngôn luận cũng như đàn áp nhân quyền tại
Việt Nam. Năm bạn trẻ Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Đình Hà, Lê Hồng Phong, Nghiêm
Ngọc Trai và Nguyễn Văn Viên như những chú chim câu đã thành công trong việc
mang những thông tin cần thiết ra thế giới bên ngoài một cách thông minh và khôn
khéo."
Trong
hoàn cảnh đất nước hiện nay, khi nhà cầm quyền siết chặt quyền kiểm soát mọi mặt
xã hội, kể cả phương tiện Internet, đàn áp người yêu nước chống phương Bắc xâm
lược…, nhưng liệu họ có hoàn toàn làm im hơi bặt tiếng được người dân, nhất là
giới trẻ đang chiếm đa số ở VN, trong thời đại bùng nổ thông tin này hay không
?
RFA
Nguồn :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét