Phối cảnh cầu Nhật Tân. (Hình: Internet) |
Bộ
Giao Thông Vận Tải Việt Nam đã đồng ý bồi thường cho công ty Tokyu 155
tỷ đồng Việt Nam (700 triệu yen Nhật). Tokyu là nhà thầu thi công cầu
Nhật Tân ở Hà Nội, theo Japan Times.
Cầu Nhật Tân là một
trong bảy cây cầu bắc qua sông Hồng, đoạn chạy ngang Hà Nội. Một đầu ở
phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, đầu kia là điểm giao với quốc lộ 3 ở xã
Vĩnh Ngọc, huyện Ðông Anh. Việc xây dựng cầu Nhật Tân nhằm rút ngắn
khoảng cách từ phi trường Nội Bài về trung tâm Hà Nội.
Cầu Nhật Tân dài 8.4
cây số (tính cả đường dẫn vào cầu), tổng vốn đầu tư khoảng 7,500 tỷ
đồng, đã được khởi công hồi tháng 3 năm 2009 nhưng tới nay vẫn chưa
xong, Nguyên nhân là do dân chúng phản đối mức bồi thường quá thấp,
không chịu di dời và chính quyền Việt Nam không thể dọn sạch được mặt
bằng để giao cho Tokyu thực hiện công trình.
Do chính quyền Việt
Nam vi phạm hợp đồng về thời hạn bàn giao mặt bằng, khiến công trình
ngưng trệ, Tokyu đã yêu cầu chính quyền Việt Nam phải bồi thường 200 tỷ
đồng Việt Nam.
Gần đây, trong khi hãng tin Jiji của Nhật loan báo
chính quyền Việt Nam đồng ý bồi thường cho Tokyu 155 tỷ đồng Việt Nam
thì báo giới Việt Nam cho biết, đây là “tiền bổ sung do thời gian kéo
dài, có công việc phát sinh nên Việt Nam phải trả bằng tiền vay của
Nhật.”
Cũng cần nói thêm là dự án cầu Nhật Tân còn được gọi là
“dự án hữu nghị Nhật-Việt.” Phần lớn chi phí thực hiện dự án là tiền vay
của Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA).
Cách đây ít lâu, báo chí Việt Nam đã từng đưa tin rằng, Tokyu đòi bồi thường vì chính quyền Việt Nam vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên sau cuộc gặp giữa bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Việt Nam và đại diện của Tokyu, cả viên bộ trưởng Giao Thông Vận Tải lẫn đại diện của Tokyu cùng tuyên bố hai bên “không có tranh chấp, không đòi bồi thường hay phạt vi phạm hợp đồng.”
Một viên chức của Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam nhấn mạnh rằng, chủ đầu tư đã tạo điều kiện tối đa để nhà thầu thi công. “Những phát sinh kinh phí chỉ là thay đổi phạm vi công việc và khối lượng so với ban đầu chứ không phải là bồi thường.”
Một số viên chức của chính quyền Việt Nam còn răn đe báo chí “phản ánh sai lệch, ảnh hưởng uy tín nhà thầu” và sẽ xử lý các phát ngôn “sai lệch” trước đó, trên hệ thống truyền thông Việt Nam.
Cũng vì vậy, tin do hãng tin Jiji loan báo, chính quyền Việt Nam đã đồng ý bồi thường cho Tokyu được chú ý đặc biệt.
Việc chính quyền Việt Nam phải bồi thường cho nhà thầu do vi phạm hợp đồng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tai hại tới uy tín của Việt Nam. Ðó cũng có thể là tiền lệ để một số nhà thầu nước ngoài khác cũng đòi bồi thường. Thậm chí dân chúng cũng có thể sử dụng yếu tố này để đòi tăng mức bồi thường. Ðây có thể là lý do “bồi thường” được thay bằng “hỗ trợ.”
Theo dự kiến, với tình hình như hiện nay, phải đến cuối năm 2014 công trình xây dựng cầu Nhật Tân mới hoàn tất, chậm hơn bốn năm so với kế hoạch. (G.Ð)
Cách đây ít lâu, báo chí Việt Nam đã từng đưa tin rằng, Tokyu đòi bồi thường vì chính quyền Việt Nam vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên sau cuộc gặp giữa bộ trưởng Giao Thông Vận Tải Việt Nam và đại diện của Tokyu, cả viên bộ trưởng Giao Thông Vận Tải lẫn đại diện của Tokyu cùng tuyên bố hai bên “không có tranh chấp, không đòi bồi thường hay phạt vi phạm hợp đồng.”
Một viên chức của Bộ Giao Thông Vận Tải Việt Nam nhấn mạnh rằng, chủ đầu tư đã tạo điều kiện tối đa để nhà thầu thi công. “Những phát sinh kinh phí chỉ là thay đổi phạm vi công việc và khối lượng so với ban đầu chứ không phải là bồi thường.”
Một số viên chức của chính quyền Việt Nam còn răn đe báo chí “phản ánh sai lệch, ảnh hưởng uy tín nhà thầu” và sẽ xử lý các phát ngôn “sai lệch” trước đó, trên hệ thống truyền thông Việt Nam.
Cũng vì vậy, tin do hãng tin Jiji loan báo, chính quyền Việt Nam đã đồng ý bồi thường cho Tokyu được chú ý đặc biệt.
Việc chính quyền Việt Nam phải bồi thường cho nhà thầu do vi phạm hợp đồng chắc chắn sẽ ảnh hưởng tai hại tới uy tín của Việt Nam. Ðó cũng có thể là tiền lệ để một số nhà thầu nước ngoài khác cũng đòi bồi thường. Thậm chí dân chúng cũng có thể sử dụng yếu tố này để đòi tăng mức bồi thường. Ðây có thể là lý do “bồi thường” được thay bằng “hỗ trợ.”
Theo dự kiến, với tình hình như hiện nay, phải đến cuối năm 2014 công trình xây dựng cầu Nhật Tân mới hoàn tất, chậm hơn bốn năm so với kế hoạch. (G.Ð)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét