Ads 468x60px

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Mắt Nhìn Về Biển Đông

Phi cơ do thám EP-3 của Hải Quân Mỹ
Trần Khải 
Thù dai là đặc tính của người cộng sản -- đặc biệt là cộng sản Tàu. Và do vậy, rất nhiều khi chúng ta không thể suy đoán theo lẽ thường tình, vì các xung động cảm xúc có thể lèo lái lý trí của mấy anh cộng sản Bắc Kinh theo những “lý lẽ của con tim”... Những xung đột quá khứ đã từng có, lâu lâu lại thấy nhà nước Bắc Kinh moi ra kể lại. Không cần kể chuyện Việt Nam, vì các lãnh đạo Hà Nội đã rất mực mềm mỏng, nên nhiều khi các xung khắc khó lộ ra cho chúng ta biết. Cũng cần ghi nhớ rằng, Mỹ ngay cả trong thời kỳ ưu tiên hỏa lực hướng về Trung Đông và các lực lượng Hồi Giáo cực đoan, cũng vẫn không rời mắt ở Biển Đông.
Do vậy, mới có chuyện xảy ra năm 2001 ở đảo Hainan (Việt Nam thường phiên âm là Đảo Hải Nam), trên bầu trời đụng nhau chiếc phi cơ do thám EP-3 của Hải Quân Mỹ và chiến đấu cơ F-8 của Hải Quân Trung Quốc.
Thế rồi chuyện năm 2009 với chiếc tàu Hải quân Mỹ Impeccable bị nhiều tàu chiến TQ bao vây, quậy phá.
Nhưng dĩ nhiên, lúc đó Mỹ bận tay ở nhiều nơi khác, nhưng vẫn ghìm mắt vào Biển Đông.
Nhà nước Bắc Kinh cũng thù dai (y hệt nhà nước Hà Nội khi kể tội quân dân Miền Nam VN dám từ chối chủ nghĩa CS), khi mỗi năm lại kể tội Nhật Bản: Hôm Thứ Tư 18-9-2013 là ngày TQ tưởng niệm cuộc chiếm đóng tàn bạo của quân đội Nhật. Một bảo tàng quốc doanh TQ tưởng niệm tội ác Nhật Bản hôm Thứ Tư 18-9 đã kêu gọi chính phủ Nhật bồi thường về các tội ác Nhật bản trên đất TQ thời Thế Chiến 2.
Nghĩa là, chúng ta có thể suy đoán rằng chuyện TQ quậy phá Biển Hoa Đông cũng là để trả thù Nhật? Và TQ quậy phá Biển Đông chỉ là thuần túy kinh tế, muốnc hiếm các mỏ dầu ngoaì khơi này, hay cũng là muốn biểu diễn bắp thịt, đồng thời muốn chiếm VN?
Nhưng tiện nhất, là bẻ đũa từngc hiếc. Do vậy, có vẻ như TQ muốn quậy phá vùng Biển Đông ở phía Philippines trước.
Đó cũng là ly1ý do, Philippines muốn nhờ Mỹ giúp giữ biển...
Bản tin BBC hôm Thứ Tư 18-9-2013 ghi nhận:
“Chuyến viếng thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào ngày 11-12/10 tới đây là sự kiện đã được Manila trông đợi từ lâu.
Philippines hy vọng chuyến đi sẽ "đem lại động lực mới" cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Philippines, đồng minh lâu năm đồng thời là thuộc địa cũ của Mỹ tại Á châu, Ngoại trưởng Albert del Rosario được trang tin Bấm globalnation.inquirer.net của nước này dẫn lời.
Đây sẽ là chặng cuối chuyến công du Á châu của ông Obama, bắt đầu từ 6/10, tới bốn nước gồm Indonesia, Brunei, Malaysia và Philippines, theo thông báo của Tòa Bạch ốc hôm 13/9.
Tới theo lời mời của Tổng thống Aquino, chuyến đi của ông Obama diễn ra giữa lúc hai nước đang có các cuộc thảo luận nhằm mở rộng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại quốc gia Á châu này, vào lúc Philippines đang muốn có đối trọng trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.
Vào 14/9, chỉ một ngày sau tuyên bố chính thức của Tòa Bạch ốc về chuyến công du Á châu, Trợ lý Phát ngôn nhân Văn phòng Tổng thống Philippines Abigail Valte nói bà không chắc liệu hai nhà lãnh đạo có thảo luận về tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với Trung Quốc hay không.
Tuy nhiên, bà nói, Bộ Ngoại giao Philippines sẽ "trình bày vắn tắt" với Tổng thống Hoa Kỳ về vấn đề này, theo trang tin philstar.com.
Tăng hiện diện của Mỹ ở Á châu
Thỏa thuận đang được đàm phán có nội dung cho phép có thêm binh lính, máy bay và tàu bè của Mỹ được tạm thời đi ngang qua Philippines, trong lúc Washington muốn tái tập trung mối quan tâm của mình vào Á châu...”(hết trích)
Điều có thể thấy rằng, Mỹ ưa thích hiện diện khắp thế giới. Đó là tác phong đàn anh lớn. Nhưng cụ thể, việc Philippines và Mỹ sẽ có cam kết thân tới muưc nào cũng còn là điểm cần quan sát.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận về diễn biến mới: Mỹ-Philippines bắt đầu tập trận tại Biển Đông...
Bản tin RFI viết:
“Hôm nay 18/09/2013 Hoa Kỳ và Philippines khởi đầu cuộc tập trận chung, được tổ chức từ một căn cứ Hải quân ở vùng duyên hải đảo Luzon tại Biển Đông, gần khu vực tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Đối mặt trước những sóng gió từ yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc, hai nước đồng minh muốn nhấn mạnh việc Mỹ-Phi mở rộng hợp tác về quân sự.
Khoảng 2.000 thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines tham gia cuộc tập trận thường niên, năm nay diễn ra tại Biển Đông và ngay trước chuyến công du chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Philippines vào ngày 11 và 12/10 tới.
Manila vốn đang tìm kiếm sự hỗ trợ của Washington để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Kinh tại Biển Đông, rất hồ hởi với cuộc tập trận chung này, trong lúc đang chuẩn bị một hiệp ước quan trọng nhằm tăng cường năng lực quốc phòng.
Căn cứ Hải quân trên đây nằm ở San Antonio, một thành phố thuộc vùng duyên hải phía tây đảo Luzon, chỉ cách bãi cạn Scarborough 220 km. Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, và cách đảo gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam đến 650 km. Nhưng Bắc Kinh đã cho các chiến hạm đến trấn giữ từ năm 2012, ngăn cản ngư dân Philippines đến đây. Manila cũng vừa phản đối việc Bắc Kinh cho dựng những cọc bê-tông tại Scarborough, bắt đầu công việc chiếm đóng thường trực bãi cạn này.
Chuẩn đô đốc Jaime Bernardino, Tư lịnh phó Hải quân Philippines trong diễn văn khai mạc tuyên bố: “Những cuộc tập trận đa phương và các hiệp ước là rất cần thiết cho việc hợp tác và sẵn sàng hoạt động như một lực lượng đa năng, có thể bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ».
Cuộc tập trận Hoa Kỳ - Philippines Amphibious Landing Exercises (Phiblex) kéo dài ba tuần lễ với sự tham gia của hai chiến hạm Mỹ và tập trận bắn đạn thật trên đất liền. Thiếu tướng Remigio Valdez, chỉ huy cuộc tập trận phía Philippines cho các nhà báo biết cũng sẽ có các cuộc thực tập tấn công đổ bộ để chiếm lại các đảo bị quân địch chiếm đóng, tuy nhiên không nêu rõ tên quốc gia thù địch...”(hết trích)
Thế còn Việt Nam đứng ở đâu? Tất nhiên là đứng chung với khối ASEAN.
Nhưng có thực ASEAN sẵn sàng bênh vực VN hay không?
Báo Đất Việt trong bản tin tưạ đề “ASEAN trước thách thức xây dựng COC màu sắc Trung Quốc” đã ghi nhận:
“...Trước đây, nội bộ của nhóm này đã có những rạn nứt ban đầu khi Campuchia đã thẳng thừng công khai ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc. Hồi tháng 8, các quốc gia ASEAN đã họp kín để thống nhất các nội dung trong COC để chuẩn bị cho chuyến đi Tô Châu vừa qua. Tuy nhiên, một mình Campuchia đã không tham gia cuộc họp này.
Tháng 12/2012, Campuchia với tư cách là chủ tịch luân phiên của ASEAN đã khiến cho những bất đồng xảy ra giữa các bên, lần đầu tiên trong lịch sử, ASEAN không thể ra được một tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh.
Còn hiện tại, thêm một tín hiệu không tốt khi cuối tháng 8, Malaysia đã cho thấy một cách tiếp cận riêng của họ về vấn đề Biển Đông và Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nói rằng: "Chỉ vì bạn có kẻ thù, điều đó không có nghĩa kẻ thù của bạn cũng là kẻ thù của tôi" và cho rằng các cuộc tuần tra bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng lãnh thổ tranh chấp không phải "mối đe dọa đáng chú ý".
Đây là một động thái bất ngờ bởi các tàu hải quân Trung Quốc đã áp sát bờ biển Malaysia chỉ cách 80 km khi đổ bộ bất hợp pháp lên bãi ngầm Jame phía Nam quần đảo Trường Sa chỉ mới vài tháng trước...”(hết trích)
Thế đấy. Không lẽ Việt Nam mời Nga, mời Cuba vào giúp ở Biển Đông? Hay là mời Syria, mời Iran... vào giúp VN?
Hãy nhớ, TQ thù dai... Họ không quên mối thù bỏ chạy khỏi Việt Nam từ thời nhà Trần, từ thời Vua Quang Trung...
Trần Khải

0 nhận xét:

Đăng nhận xét