Cổng khu chợ Mơ ở Hà Nội. Người đi chợ thường “ăn chửi” nếu chuyện trả giá, mua bán giữa hai bên không giúp người bán bán được hàng. (Hình: Nguyên Lê) |
Nguyên Lê
Ở Hà Nội, người dân nơi đây đều bảo nhau đi chợ phải hết sức cẩn thận lời ăn tiếng nói vì những người bán hàng rất ghê gớm.
Khi chuyện mua bán
bất thành, người bán hàng sẵn sàng chửi xối xả vào khách mua hàng bằng
những từ ngữ rất tục tĩu. Thậm chí có những người bán hàng còn sẵn sàng
nhảy bổ ra đánh khách mua hàng một cách rất dã man chỉ vì “dám trả giá
quá rẻ”.
Đặc biệt là vào buổi sáng, khi những người bán hàng mới đi chợ, người
dân Hà Nội rất sợ đi mua hàng vào thời điểm này vì dễ bị ăn chửi. Với
quan niệm mua may bán đắt, khi mở hàng, người bán hàng gặp khách mua khó
tính hoặc không vừa ý họ, họ sẵn sàng chửi um lên rồi đốt vía.
Chửi vỗ mặt khách vì dám trả giá.
Hầu hết ở các chợ, người bán hàng thường nói thách với giá rất cao. Nhiều người đi mua hàng thường mách nhau chỉ trả giá một phần ba so với giá người bán hàng đưa ra. Vì thế nên hầu hết người dân Hà Nội khi đi chợ đều trả giá hay còn gọi là mặc cả để mua được hàng với giá tốt nhất.
Từ đó dẫn đến nhiều cuộc mua bán bất thành vì không thỏa thuận được giá cả. Và ngay lập tức, những người bán hàng sẵn sàng dùng những lời lễ thô tục, gớm ghiếc vỗ vào mặt người mua hàng một cách xối xả.
Chị Thục Anh, nhà ở đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng kể lại: “Có hôm tôi đến chợ mua đôi giầy, người bán hàng nói thách 300,000 đồng (khoảng 15$). Tôi trả giá 150,000 đồng (khoảng 7.5$). Chị bán hàng bảo giá đấy rẻ quá chị ấy không bán được nên bảo tôi trả giá thêm. Vì tôi mua nhiều lần với giá đó rồi nên không muốn trả giá cao hơn rồi mua đắt nên từ chối.”
“Ngay lập tức tôi bị chị bán hàng chửi là ‘Bố con đĩ, đéo có tiền mua mà còn làm trò. Mày tưởng tao đi nhặt được giầy về bán cho mày với cái giá đấy chắc. Hay mày đi ngủ với trai nó cho không giầy để dùng quen rồi’.
“Không chỉ thế mà chị bán hàng còn chửi rất nhiều những câu tục tĩu khác. Thậm chí khi tôi đi rồi, chị ấy còn với theo để chửi um cả chợ lên khiến tôi cảm thấy rất khó chịu nhưng không dám nói gì vì biết mấy bà bán hàng ai cũng rất ghê gớm”.
Người viết từng chứng kiến cảnh một người bán hàng quần áo, sau khi không thỏa thuận được với khách mua hàng ngay lập tức chửi người mua không kịp vuốt mặt với những từ ngữ tục tĩu như con phò, con cave nghèo… Thế nhưng ngay sau đó, chị ta lại niềm nở mời chào khách khác như không có chuyện gì.
Thậm chí, người bán hàng cũng chẳng cần phân biệt nam hay nữ, chỉ cần khách mua hàng trả giá không vừa ý họ là họ chửi. Anh Minh Đức đi chợ mua rau cho gia đình, sau khi mặc cả liền bị người bán hàng chửi mỉa mai: “Cái loại đàn ông mặc váy, trả giá còn hơn đàn bà. Đéo mua được thì về nhà trồng lấy mà ăn, lại còn đòi ra chợ ăn rau ngon, có mà ăn l...”.
Việc đi chợ bị ăn
chửi không còn lạ lẫm gì đối với người dân Hà Nội. Thậm chí ở đây còn
tồn tại hẳn những chợ chửi như chợ Đồng Xuân, chợ Ngã Tư Sở, chợ Mơ… Đến
những chợ này, ngày nào cũng bắt gặp những cảnh người bán hàng chửi
khách mua rất nặng nề và tục tĩu.
Thế nhưng người mua hàng ở những chợ này đa phần là dân lao động có thu nhập thấp hoặc sinh viên nghèo, mà mặt hàng ở đây lại đa dạng, rẻ hơn so với các chợ khác dù giá vẫn cao (so với giá thật, được bán ra sau nhiều lần mặc cả) nên vẫn thu hút được khá nhiều người mua chấp nhận bị ăn chửi. Để chửi khách hàng, người bán hàng còn dùng đủ thứ bậy bạ trên đời.
Chị Quỳnh Nga, chủ một cửa hàng lý giải về việc chửi khách mua hàng rằng: “Cả ngày đi chợ tôi cũng rất mệt mỏi. Gặp mấy con khách mua hàng õng ẹo, mặc cả xong rồi bỏ đi khiến nhiều lúc tôi bị ức chế, phải chửi để bọn nó còn biết lần sau cạch đến già. Với cả đi chợ nhiều năm nó cũng thành thói quen rồi, gặp mấy khách hàng không mua nhưng vẫn cứ trả giá, nhất là vào buổi sáng thì tôi điên tiết lắm”.
Không chỉ chửi khách hàng, nhiều người bán còn xông ra đánh khách mua hàng một cách dã man vì trót trả giá xong không mua.
Với tình trạng trên, nhiều người dân Hà Nội định hình tâm lý sợ và kiêng đi chợ đầu giờ sáng và đầu giờ chiều, thời điểm những người bán mở hàng (bán cho người đầu tiên) để tránh bị ăn chửi.
Hầu hết ở các chợ, người bán hàng thường nói thách với giá rất cao. Nhiều người đi mua hàng thường mách nhau chỉ trả giá một phần ba so với giá người bán hàng đưa ra. Vì thế nên hầu hết người dân Hà Nội khi đi chợ đều trả giá hay còn gọi là mặc cả để mua được hàng với giá tốt nhất.
Từ đó dẫn đến nhiều cuộc mua bán bất thành vì không thỏa thuận được giá cả. Và ngay lập tức, những người bán hàng sẵn sàng dùng những lời lễ thô tục, gớm ghiếc vỗ vào mặt người mua hàng một cách xối xả.
Chị Thục Anh, nhà ở đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng kể lại: “Có hôm tôi đến chợ mua đôi giầy, người bán hàng nói thách 300,000 đồng (khoảng 15$). Tôi trả giá 150,000 đồng (khoảng 7.5$). Chị bán hàng bảo giá đấy rẻ quá chị ấy không bán được nên bảo tôi trả giá thêm. Vì tôi mua nhiều lần với giá đó rồi nên không muốn trả giá cao hơn rồi mua đắt nên từ chối.”
“Ngay lập tức tôi bị chị bán hàng chửi là ‘Bố con đĩ, đéo có tiền mua mà còn làm trò. Mày tưởng tao đi nhặt được giầy về bán cho mày với cái giá đấy chắc. Hay mày đi ngủ với trai nó cho không giầy để dùng quen rồi’.
“Không chỉ thế mà chị bán hàng còn chửi rất nhiều những câu tục tĩu khác. Thậm chí khi tôi đi rồi, chị ấy còn với theo để chửi um cả chợ lên khiến tôi cảm thấy rất khó chịu nhưng không dám nói gì vì biết mấy bà bán hàng ai cũng rất ghê gớm”.
Người viết từng chứng kiến cảnh một người bán hàng quần áo, sau khi không thỏa thuận được với khách mua hàng ngay lập tức chửi người mua không kịp vuốt mặt với những từ ngữ tục tĩu như con phò, con cave nghèo… Thế nhưng ngay sau đó, chị ta lại niềm nở mời chào khách khác như không có chuyện gì.
Thậm chí, người bán hàng cũng chẳng cần phân biệt nam hay nữ, chỉ cần khách mua hàng trả giá không vừa ý họ là họ chửi. Anh Minh Đức đi chợ mua rau cho gia đình, sau khi mặc cả liền bị người bán hàng chửi mỉa mai: “Cái loại đàn ông mặc váy, trả giá còn hơn đàn bà. Đéo mua được thì về nhà trồng lấy mà ăn, lại còn đòi ra chợ ăn rau ngon, có mà ăn l...”.
Một khu chợ rau ở trung tâm thành phố Hà Nội. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) |
Thế nhưng người mua hàng ở những chợ này đa phần là dân lao động có thu nhập thấp hoặc sinh viên nghèo, mà mặt hàng ở đây lại đa dạng, rẻ hơn so với các chợ khác dù giá vẫn cao (so với giá thật, được bán ra sau nhiều lần mặc cả) nên vẫn thu hút được khá nhiều người mua chấp nhận bị ăn chửi. Để chửi khách hàng, người bán hàng còn dùng đủ thứ bậy bạ trên đời.
Chị Quỳnh Nga, chủ một cửa hàng lý giải về việc chửi khách mua hàng rằng: “Cả ngày đi chợ tôi cũng rất mệt mỏi. Gặp mấy con khách mua hàng õng ẹo, mặc cả xong rồi bỏ đi khiến nhiều lúc tôi bị ức chế, phải chửi để bọn nó còn biết lần sau cạch đến già. Với cả đi chợ nhiều năm nó cũng thành thói quen rồi, gặp mấy khách hàng không mua nhưng vẫn cứ trả giá, nhất là vào buổi sáng thì tôi điên tiết lắm”.
Không chỉ chửi khách hàng, nhiều người bán còn xông ra đánh khách mua hàng một cách dã man vì trót trả giá xong không mua.
Với tình trạng trên, nhiều người dân Hà Nội định hình tâm lý sợ và kiêng đi chợ đầu giờ sáng và đầu giờ chiều, thời điểm những người bán mở hàng (bán cho người đầu tiên) để tránh bị ăn chửi.
Nguyên Lê
0 nhận xét:
Đăng nhận xét