Hàng hoa ở Hà Nội. (Hình: aFamily.vn) |
Giá
thuê cửa hàng mắc mỏ ở Hà Nội đã đẩy một số người ra phố bán hàng...
chạy. Hầu hết các ngã tư khu vực trung tâm thành phố Hà Nội vì vậy bắt
đầu xuất hiện các “gánh hàng di động.”
Báo mạng VietNamNet dẫn câu chuyện kể của một người bán hoa lưu động
tên Thoa tại Hà Nội cho biết, gánh hàng rong của bà dời đổi lung tung,
từ “phố đèn đỏ” Lê Văn Lương, Bà Triệu, cho đến Huỳnh Thúc Kháng, Giải
Phóng... Có ngày, bà Thoa phải “dời đô” vài lần, nhưng vẫn chỉ quanh đi
quẩn lại những địa điểm quen thuộc, có khách hàng “ruột.”
Bà Thoa cho biết, giữa ngã tư là vị trí thuận lợi nhất của các gánh hàng rong. Bà Thoa kể rằng, trước đây bà đạp xe chở thúng hoa bán dạo khắp nơi. Sau này, nghe lời người quen mách bảo, bà bắt đầu chọn điểm dừng, đặt thúng hoa trên chiếc xe đạp sát lề đường, rồi ôm hoa ra giữa ngã tư mời mọc các bác tài qua lại. Người lái xe kẹt dài trước đèn đỏ ngẫu nhiên thành khách hàng “triển vọng” của bà.Bà Thoa còn nói: “Thời gian dừng trước đèn đỏ không lâu, nên khách hàng cũng không kén chọn, chỉ liếc sơ rồi... móc tiền ra trả cho bó hoa trong ngày.” Nhờ vậy, bà Thoa kiếm được thu nhập kha khá, lại khỏi phải tốn tiền thuê cửa hàng, cũng không mất một đồng tiền thuế...
Một phụ nữ khác tên Trâm thì không cần ra đứng giữa ngã tư, mà ngồi tại vỉa hè ở góc đường. Ai qua lại đều nhìn thấy người đàn bà với thúng đựng đầy đồ chơi trẻ con. Vậy mà bà Trâm cũng kiếm được mỗi ngày vài trăm đồng tiền lãi, tương đương 10-15 đô, đủ cho bữa ăn đạm bạc của gia đình. Bà Trâm cho biết, điều thuận tiện của bà là không tốn bất kỳ chi phí nào cho chỗ bán hàng di động như thế.
Giới bán hàng di động lâu ngày có thêm kinh nghiệm quý báu. Bà Thoa nói rằng phải chọn sẵn những bó hoa đẹp “hoàn chỉnh,” rao sát giá để người mua có thể chấp nhận được dễ dàng. Hơn thế nữa, thu tiền cũng phải nhanh, gấp, nếu không thì người ta có thể vọt chạy mất.
Tuy nhiên, người bán hàng di động ở các ngã tư cũng gặp nhiều rủi ro, tai họa. Bà Trâm kể, đã bị đuổi liên tiếp nhiều ngày, cứ phải chạy từ đầu này đến đầu nọ để tránh các đội dân phòng, trật tự. Còn bà Thoa thì gặp cả các tay anh chị đòi nộp tiền “bảo kê,” để bỏ qua. Trong những tình huống này, bà đành phóng lên xe đạp chạy một mạch đến chỗ khác, chờ “thời cơ.”
Theo dư luận, không phải ai cũng xúc động trước nỗi khó nhọc của các “gánh hàng chạy.” Có người cho rằng, khi còn mua tức là họ vẫn còn bán, vô tình gây cản trở giao thông, đôi khi những người này lôi kéo, năn nỉ khách hàng khiến họ bực dọc không ít. (PL)
Bà Thoa cho biết, giữa ngã tư là vị trí thuận lợi nhất của các gánh hàng rong. Bà Thoa kể rằng, trước đây bà đạp xe chở thúng hoa bán dạo khắp nơi. Sau này, nghe lời người quen mách bảo, bà bắt đầu chọn điểm dừng, đặt thúng hoa trên chiếc xe đạp sát lề đường, rồi ôm hoa ra giữa ngã tư mời mọc các bác tài qua lại. Người lái xe kẹt dài trước đèn đỏ ngẫu nhiên thành khách hàng “triển vọng” của bà.Bà Thoa còn nói: “Thời gian dừng trước đèn đỏ không lâu, nên khách hàng cũng không kén chọn, chỉ liếc sơ rồi... móc tiền ra trả cho bó hoa trong ngày.” Nhờ vậy, bà Thoa kiếm được thu nhập kha khá, lại khỏi phải tốn tiền thuê cửa hàng, cũng không mất một đồng tiền thuế...
Một phụ nữ khác tên Trâm thì không cần ra đứng giữa ngã tư, mà ngồi tại vỉa hè ở góc đường. Ai qua lại đều nhìn thấy người đàn bà với thúng đựng đầy đồ chơi trẻ con. Vậy mà bà Trâm cũng kiếm được mỗi ngày vài trăm đồng tiền lãi, tương đương 10-15 đô, đủ cho bữa ăn đạm bạc của gia đình. Bà Trâm cho biết, điều thuận tiện của bà là không tốn bất kỳ chi phí nào cho chỗ bán hàng di động như thế.
Giới bán hàng di động lâu ngày có thêm kinh nghiệm quý báu. Bà Thoa nói rằng phải chọn sẵn những bó hoa đẹp “hoàn chỉnh,” rao sát giá để người mua có thể chấp nhận được dễ dàng. Hơn thế nữa, thu tiền cũng phải nhanh, gấp, nếu không thì người ta có thể vọt chạy mất.
Tuy nhiên, người bán hàng di động ở các ngã tư cũng gặp nhiều rủi ro, tai họa. Bà Trâm kể, đã bị đuổi liên tiếp nhiều ngày, cứ phải chạy từ đầu này đến đầu nọ để tránh các đội dân phòng, trật tự. Còn bà Thoa thì gặp cả các tay anh chị đòi nộp tiền “bảo kê,” để bỏ qua. Trong những tình huống này, bà đành phóng lên xe đạp chạy một mạch đến chỗ khác, chờ “thời cơ.”
Theo dư luận, không phải ai cũng xúc động trước nỗi khó nhọc của các “gánh hàng chạy.” Có người cho rằng, khi còn mua tức là họ vẫn còn bán, vô tình gây cản trở giao thông, đôi khi những người này lôi kéo, năn nỉ khách hàng khiến họ bực dọc không ít. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét