Kết
qủa một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ
CSVN cho thấy trong số doanh nghiệp được hỏi, có tới 2/3 cho biết họ chủ
động đưa các khoản tiền lót tay, hối lộ cho cán bộ mỗi khi có việc.
Đây không phải là chuyện ‘thích’, hay ‘không thích’ đưa hối lộ.
Chẳng qua là vì nếu đưa hối lộ thì công việc suôn sẻ, bằng không cứ ngồi
chờ mà chẳng biết bao giờ mới được giải quyết, thậm chí hỏng hết việc.
Khi kinh doanh, đầu tư, đồng vốn bỏ ra, chờ ngày nào, mất mát tiền bạc
ngày đó, nên doanh nghiệp dù có nguồn tài lực lớn, dù rất kiên nhẫn,
cũng không bao giờ ngồi chờ đồng tiền ‘đội nón’ ra đi, họ buộc phải hối
lộ. Riết rồi từ một hành vi vi phạm pháp luật, lại trở nên phổ biến như
thế.
Nhưng muốn được
hối lộ, đôi khi cũng không dễ. Doanh nghiệp không biết ‘đường dây’, đưa
tiền cho ai?, như thế nào?, có khi lại lâm vào cảnh ‘tiền mất tật mang’.
Điều này có nghĩa, hối lộ ở VN cũng có hệ thống, có tổ chức. Có điều
đó là những ‘hệ thống ma’, ‘tổ chức ngầm’, hoạt động mập mờ.
Những ai làm ăn đều biết, tất cả mọi chi phí trong quá trình đầu
tư, sản xuất, kể cả chi phí hối lộ, đều phải tính vào giá thành. Người
tiêu dùng thay vì mua món đồ giá 100 đồng, tất nhiên phải trả thành 120
đồng, nếu doanh nghiệp đó phải đưa hối lộ một khoản tiền ‘ngoài sổ sách,
chứng từ’, và cộng thêm 20 đồng vào món đồ ấy.
Hối lộ, hay còn gọi tiền ‘đút lót’, ‘bôi trơn’, chính là một hành vi tham nhũng. Cách đây không lâu, người dân trong nước đã bất bình khi chính quyền Hà Nợi cho xây các nhà vệ sinh công cộng, trị giá mỗi nhà vệ sinh là 1 tỷ đồng ($50,000). Mới đây, báo chí rộ lên khi đưa tin cũng tại thủ đô Hà Nội, năm nay chính quyền sẽ bỏ ra nửa triệu đô la để giăng hoa kết đèn đón Tết.
Hối lộ, hay còn gọi tiền ‘đút lót’, ‘bôi trơn’, chính là một hành vi tham nhũng. Cách đây không lâu, người dân trong nước đã bất bình khi chính quyền Hà Nợi cho xây các nhà vệ sinh công cộng, trị giá mỗi nhà vệ sinh là 1 tỷ đồng ($50,000). Mới đây, báo chí rộ lên khi đưa tin cũng tại thủ đô Hà Nội, năm nay chính quyền sẽ bỏ ra nửa triệu đô la để giăng hoa kết đèn đón Tết.
Hà Nội dự kiến chi gần 11 tỷ đồng trang trí đèn đường chiếu sáng theo chủ đề để đón Tết. Nguồn hình: dantri.com |
Số tiền 15 tỷ đồng xây 15 nhà vệ sinh công cộng, hoặc gần 11 tỷ
đồng ($500,000) để trang trí đường xá cho mấy ngày Tết đều là tiền thuế
của dân. Không phải tự nhiên mà các đơn vị thi thiết kế, thi công được
giao công trình ‘béo bở’ này. Họ cũng tốn ‘đầu này đầu nọ’, ‘chạy chọt’,
để được nhận công trình sử dụng ngân sách, hay được gọi là ‘tiền chùa’,
thường chi rất mạnh tay. Nặng hơn nữa, là việc lấy hàng ngàn tỷ đồng
tiền thuế của người dân đi mua tàu, ụ cũ, hỏng, đem về thành đống sắt
vụn. Cuối cùng thì những người được gọi là ‘cán bộ công chức’ ở các sở,
ngành tự nhiên được ‘ăn hai đầu’: tiền lương hàng tháng, và tiền do các
doanh nghiệp đưa hối lộ, ‘đút lót’.
Dù các tỉnh,
thành phố ở VN đều có Ban cải cách thủ tục hành chính, nhưng hầu như
những ban này không có tiếng nói, thậm chí bị vô hiệu hoá. Thủ tục không
được công khai, rõ ràng, minh bạch, mà ngày càng phức tạp, cộng thêm bộ
máy hành chính rườm rà, thiếu sự phối hợp kiểm tra, khiến cho hối lộ
ngày càng có đất sống, và phổ biến như hiện nay.
Chính vì vậy, các chuyên gia pháp luật nhận định rằng nếu môi
trường pháp luật về kinh doanh thuận lợi, thủ tục công khai, minh bạch,
đơn giản, thì sẽ không có chuyện hối lộ, tham nhũng.
Cái ngày mà mọi thủ tục được rõ ràng, công khai, minh bạch xem ra
còn rất lâu, khi chính phủ CSVN không chịu làm, hoặc chỉ ngồi chỉ đạo
kiểu “cơ quan, đợn vị nào có tham nhũng nặng thì người đứng đầu cơ quan
đơn vị đó sẽ bị cách chức.” Sẽ chằng có ai bị cách chức, vì nếu làm thế,
các cơ quan của nhà nước sẽ không còn cán bộ nào làm việc. Và như thế,
chuyện hối lộ vẫn cứ là ‘chuyện bình thường’ như hiện nay.
Phung Duong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét