Nhà báo Phạm Chí Dũng |
Hôm 25/12, nhà báo Phạm Chí Dũng trở thành đối tượng của một buổi làm
việc mà ông mô tả là “một cuộc đấu tố khá căng thẳng”, sau khi được mời
đến cơ quan Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân Chính Đảng để nghe
đọc quyết định khai trừ ông. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt
ngữ-VOA, Tiến sĩ Dũng cho biết cảm nghĩ của ông sau khi bị khai trừ:
“Cảm nghĩ của tôi là nhẹ nhàng, nhẹ nhõm và thanh thản. Tôi đã giải
quyết được một vấn đề cũ để chuyển sang một giai đoạn mới tại vì tôi đã
phải thao thức với vấn đề này trong suốt 10 năm vừa rồi. Ðây là tâm
trạng chung của rất nhiều đảng viên, có thông tin cho thấy có tới một
nửa trong tổng số đáng viên hưu trí đã thoái Ðảng, không còn sinh hoạt
Ðảng.”
Ông Phạm chí Dũng bị chính thức khai trừ sau khi đã nộp đơn xin ra khỏi
Ðảng, sau 10 năm thao thức và trăn trở với quyết định của ông. Ông cho
biết nỗi lo âu lớn nhất của ông là sự chống đối của cha, một đảng viên
đã 65 tuổi Đảng:
“Trước đây tôi rất lo là Ba tôi không đồng ý để tôi ra khỏi Ðảng, nhưng
tôi thường nói với Ba tôi là Ðảng bây giờ quá khác Ðảng ngày xưa, một sự
khác biệt đến không thể chấp nhận được nếu còn tâm huyết, cho nên cuối
cùng Ba tôi đã đồng ý chấp nhận cho tôi ra mà không quá bị coi là một sự
ô nhục đối với gia đình. Còn những vấn đề khác thì tôi đã chuẩn bị tinh
thần đầy đủ cả trước khi tôi làm Tâm Thư Từ Bỏ Ðảng, bởi vì đây không
phải là một hành động bột phát của tôi, nhưng mà tất nhiên không phải là
tất cả mọi chuẩn bị đều đầy đủ. Làm một cái gì đó người ta luôn luôn
phải gánh chịu một sự rủi ro nào đó, nhưng mà nếu cứ nghĩ mọi sự sẽ chu
toàn và trọn vẹn hết, thì sẽ khó có thể làm được việc gì, chị ạ.”
Ông Phạm chí Dũng nhận định rằng những sự bức xúc về các bất công xã hội, về sự hoành hành của các nhóm lợi ích đưa đến xung khắc với lợi ích của dân chúng đã lên tới đỉnh điểm. Ông cho rằng sự đối đầu đó giữa khối dân chúng với nhà nước hiện nay là không còn có thể cứu vãn được nữa, ông giải thích:
“Thời gian vừa rồi thì những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất tại Việt Nam là những người dân bị mất đất gọi là dân oan đất đai, hoặc là những nạn nhân về môi trường, đó là những người bị tổn thương nhiều nhất, đó chính là những tiền thân của một giai tầng dân oan dân khiếu kiện ở Việt Nam hiện nay. Còn đa số tầng lớp trung lưu ở thành thị gần như không bị ảnh hưởng gì, hoặc chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tăng giá của các tập đoàn độc quyền, chẳng hạn giá xăng, giá điện, giá nước, nhưng mà đó chỉ là ảnh hưởng gián tiếp, chưa phải là đụng chạm quyền lợi trực tiếp, chưa làm thương tổn một cách đau đớn đối với họ và gia đình họ. Nhưng nếu như các nhóm lợi ích vẫn tiếp tục tung hoành và điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra trong những năm tới- thì lúc đó các nhóm lợi ích sẽ phải đối đầu với lợi ích còn lại của dân chúng, đó chính là sự đối đầu đối kháng quyết liệt giữa dân chúng với các tập đoàn nhà nước, mà đứng sau tập đoàn nhà nước lại chính là nhà nước, là chính phủ, thành thử tôi nghĩ đó không những là những quan hệ mâu thuẫn mà còn là xung đột về lợi ích sống còn giữa dân chúng và các tập đoàn lợi ích và do đó sẽ không thể cứu vãn được.”
Ông Phạm chí Dũng nhận định rằng những sự bức xúc về các bất công xã hội, về sự hoành hành của các nhóm lợi ích đưa đến xung khắc với lợi ích của dân chúng đã lên tới đỉnh điểm. Ông cho rằng sự đối đầu đó giữa khối dân chúng với nhà nước hiện nay là không còn có thể cứu vãn được nữa, ông giải thích:
“Thời gian vừa rồi thì những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất tại Việt Nam là những người dân bị mất đất gọi là dân oan đất đai, hoặc là những nạn nhân về môi trường, đó là những người bị tổn thương nhiều nhất, đó chính là những tiền thân của một giai tầng dân oan dân khiếu kiện ở Việt Nam hiện nay. Còn đa số tầng lớp trung lưu ở thành thị gần như không bị ảnh hưởng gì, hoặc chỉ bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tăng giá của các tập đoàn độc quyền, chẳng hạn giá xăng, giá điện, giá nước, nhưng mà đó chỉ là ảnh hưởng gián tiếp, chưa phải là đụng chạm quyền lợi trực tiếp, chưa làm thương tổn một cách đau đớn đối với họ và gia đình họ. Nhưng nếu như các nhóm lợi ích vẫn tiếp tục tung hoành và điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra trong những năm tới- thì lúc đó các nhóm lợi ích sẽ phải đối đầu với lợi ích còn lại của dân chúng, đó chính là sự đối đầu đối kháng quyết liệt giữa dân chúng với các tập đoàn nhà nước, mà đứng sau tập đoàn nhà nước lại chính là nhà nước, là chính phủ, thành thử tôi nghĩ đó không những là những quan hệ mâu thuẫn mà còn là xung đột về lợi ích sống còn giữa dân chúng và các tập đoàn lợi ích và do đó sẽ không thể cứu vãn được.”
Thế điều gì sẽ diễn ra, và nhân tố nào có thể kích thích sự bùng phát về
tâm lý đưa đến thay đổi lớn? Nhà báo, cũng là một tiến sĩ kinh tế, tin
rằng điều sẽ xảy ra là một cuộc khủng hoảng kinh tế, kéo theo nhiều hệ
quả khác:
“Theo hệ quả của suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua, cuối cùng phải là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước tháng 10 năm 2007, ít người có thể dự báo về cuộc suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ, tại lúc đó không khí thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ là sôi sục, chỉ số Dow Jones, chỉ số Nasdaq, chỉ số S&P 500 lên cao chưa từng thấy, lập đỉnh cao của mọi thời đại, nhưng đến tháng 10 thì đột ngột Lehman Brothers, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Mỹ sụp đổ, 3 tháng sau thì gần như toàn bộ các ngân hàng và một công ty sản xuất ô tô lớn của Mỹ, là General Motors đã sụp đổ. Ðiều đó có thể xảy ra ở Việt Nam, huống gì Việt nam đã có suy thoái kinh tế từ 6 năm. Thường thì sau suy thoái kinh tế là một cuộc khủng hoảng kinh tế, dẫn tới không phải là một thập kỷ mất mát mà có thể là một vài thập kỷ mất mát, tương tự như trường hợp ở Nhật năm 1980.”
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đại đa số các đảng viên, tới 80% đã nghĩ tới hoặc bàn tới giải pháp bỏ đảng, hoặc đã âm thầm bỏ Ðảng, tuy chưa có nhiều người chính thức và công khai từ bỏ đảng vì những lý do nhất định.
“Theo những nguồn tin mà tôi nắm được thì có tới 80% đảng viên hiện nay không phải là những người dính dáng tới đặc quyền đặc lợi và không có những chức vụ cao, kể cả các chức vụ trung cấp, họ mang quan điểm chung là trung dung, trong đó có khoảng 30% là muốn cải cách, muốn thay đổi thực sự. Nhưng chỉ có điều là họ im lặng, và điều chứng minh rõ nhất cho sự im lặng đó là phản ứng khi Hiến Pháp mới được thông qua tại kỳ họp lần 6 vừa rồi. Thói quen im lặng của họ dẫn tới một không khí như thế này, là khi được hỏi lựa chọn ứng cử viên ra giải trình trước Quốc hội thì có tới 40% đại biểu quốc hội đã giữ im lặng, không phát biểu ý kiến gì cả.”
Trả lời câu hỏi thế thì giải pháp nào là giải pháp tối ưu để giải quyết ôn hòa những xung khắc lợi ích mà ông nói không còn cứu vãn được, nhà báo Phạm chí Dũng đề nghị:
“Giải pháp thứ nhất là chấp nhận đa nguyên chính trị, giải pháp thứ hai là chấp nhận nhà nước pháp quyền và cơ chế tam quyền phân lập. Giải pháp quan trọng không kém tồn tại trong mọi thời đại mọi chế độ, là con đường xã hội dân sự cho Việt Nam. Xã hội dân sự là cái mà Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn quy định, đó là dân chủ cơ sở, tức là dân biết dân làm dân bàn dân kiểm tra, nhưng trước đây họ chỉ nói mà không làm. Xây dựng xã hội dân sự chính là xây dựng nội lực thực thi pháp luật, thực thi việc kiểm tra giám sát pháp luật từ phía người dân. Nếu thực thi đầy đủ cả 3 giải pháp đó thì tôi tin là có lẽ trong nửa thế kỷ tới, Việt Nam sẽ có thể sánh ngang bằng xã hội an sinh của các nước Bắc Âu bây giờ.”
Ông tiên đoán rằng trong vài năm tới Việt Nam sẽ trải qua những thay đổi lớn và ông bày tỏ hy vọng, mong ước rằng mọi sự sẽ diễn ra trong ôn hòa, ông nói trong thâm tâm, ông vẫn hy vọng là tại Việt Nam trong những năm tới sẽ xuất hiện những nhân tố ngay từ bên trong Ðảng, muốn chứng kiến một sự chuyển đổi êm dịu, ôn hòa, tránh đổ máu, để hạn chế đà xuống đốc của đất nước.
Ông Phạm Chí Dũng phổ biến Tâm thư từ bỏ Ðảng hôm 5 tháng 12. Ông là một Tiến sĩ Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TPHCM. Cha ông là ông Phạm văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành Ủy TPHCM.
Hoài Hương
“Theo hệ quả của suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua, cuối cùng phải là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Trước tháng 10 năm 2007, ít người có thể dự báo về cuộc suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ, tại lúc đó không khí thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ là sôi sục, chỉ số Dow Jones, chỉ số Nasdaq, chỉ số S&P 500 lên cao chưa từng thấy, lập đỉnh cao của mọi thời đại, nhưng đến tháng 10 thì đột ngột Lehman Brothers, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Mỹ sụp đổ, 3 tháng sau thì gần như toàn bộ các ngân hàng và một công ty sản xuất ô tô lớn của Mỹ, là General Motors đã sụp đổ. Ðiều đó có thể xảy ra ở Việt Nam, huống gì Việt nam đã có suy thoái kinh tế từ 6 năm. Thường thì sau suy thoái kinh tế là một cuộc khủng hoảng kinh tế, dẫn tới không phải là một thập kỷ mất mát mà có thể là một vài thập kỷ mất mát, tương tự như trường hợp ở Nhật năm 1980.”
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, đại đa số các đảng viên, tới 80% đã nghĩ tới hoặc bàn tới giải pháp bỏ đảng, hoặc đã âm thầm bỏ Ðảng, tuy chưa có nhiều người chính thức và công khai từ bỏ đảng vì những lý do nhất định.
“Theo những nguồn tin mà tôi nắm được thì có tới 80% đảng viên hiện nay không phải là những người dính dáng tới đặc quyền đặc lợi và không có những chức vụ cao, kể cả các chức vụ trung cấp, họ mang quan điểm chung là trung dung, trong đó có khoảng 30% là muốn cải cách, muốn thay đổi thực sự. Nhưng chỉ có điều là họ im lặng, và điều chứng minh rõ nhất cho sự im lặng đó là phản ứng khi Hiến Pháp mới được thông qua tại kỳ họp lần 6 vừa rồi. Thói quen im lặng của họ dẫn tới một không khí như thế này, là khi được hỏi lựa chọn ứng cử viên ra giải trình trước Quốc hội thì có tới 40% đại biểu quốc hội đã giữ im lặng, không phát biểu ý kiến gì cả.”
Trả lời câu hỏi thế thì giải pháp nào là giải pháp tối ưu để giải quyết ôn hòa những xung khắc lợi ích mà ông nói không còn cứu vãn được, nhà báo Phạm chí Dũng đề nghị:
“Giải pháp thứ nhất là chấp nhận đa nguyên chính trị, giải pháp thứ hai là chấp nhận nhà nước pháp quyền và cơ chế tam quyền phân lập. Giải pháp quan trọng không kém tồn tại trong mọi thời đại mọi chế độ, là con đường xã hội dân sự cho Việt Nam. Xã hội dân sự là cái mà Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn quy định, đó là dân chủ cơ sở, tức là dân biết dân làm dân bàn dân kiểm tra, nhưng trước đây họ chỉ nói mà không làm. Xây dựng xã hội dân sự chính là xây dựng nội lực thực thi pháp luật, thực thi việc kiểm tra giám sát pháp luật từ phía người dân. Nếu thực thi đầy đủ cả 3 giải pháp đó thì tôi tin là có lẽ trong nửa thế kỷ tới, Việt Nam sẽ có thể sánh ngang bằng xã hội an sinh của các nước Bắc Âu bây giờ.”
Ông tiên đoán rằng trong vài năm tới Việt Nam sẽ trải qua những thay đổi lớn và ông bày tỏ hy vọng, mong ước rằng mọi sự sẽ diễn ra trong ôn hòa, ông nói trong thâm tâm, ông vẫn hy vọng là tại Việt Nam trong những năm tới sẽ xuất hiện những nhân tố ngay từ bên trong Ðảng, muốn chứng kiến một sự chuyển đổi êm dịu, ôn hòa, tránh đổ máu, để hạn chế đà xuống đốc của đất nước.
Ông Phạm Chí Dũng phổ biến Tâm thư từ bỏ Ðảng hôm 5 tháng 12. Ông là một Tiến sĩ Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TPHCM. Cha ông là ông Phạm văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành Ủy TPHCM.
Hoài Hương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét