Một người vợ ở Việt Nam bị chồng bạo hành đang nằm viện. (Hình minh họa: Báo Dân Trí) |
Theo
một nghị định mới được ban hành tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 28
tháng 12, 2013, những ai mắng chửi vợ hoặc chồng của mình sẽ bị phạt 1
triệu đồng, tương đương 50 đôla.
Theo báo Lao Ðộng,
nghị định này mang số 167, còn cho phạt từ 500,000 đến 1 triệu đồng,
tương đương 25 đến 50 đôla, những người có hành vi lăng mạ, thóa mạ, chì
chiết, xúc phạm danh dự, phẩm giá của thành viên trong gia đình.
Điều 50 của nghị định phạt từ 1 triệu rưỡi đống đến 2 triệu đồng đối
với các hành vi như “bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách,
không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên
gia đình là người già yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con
nhỏ”.
Theo điều 51 của nghị định trên, bị “phạt tiền từ 500,000
đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm thành viên gia đình”. Điều 52 phạt cảnh cáo hay phạt tiền
từ 100,000 đồng đến 300,000 đồng nếu “cấm thành viên gia đình (vợ hoặc
chồng, con) ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân,
bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích
cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó”.
Báo Lao Ðộng dẫn nội dung nghị định nói đây là văn bản pháp quy được
ban hành nhằm mục đích ngăn chặn làn sóng bạo lực gia đình đang gia
tăng.
Lần đầu tiên tại Việt Nam, cũng theo nghị định này, người
tiểu tiện ngoài đường phố cũng bị phạt 300,000 đồng, tương đương 15
đôla.
Theo dư luận, nghị định này ra đời đúng vào lúc số phận người phụ nữ ở
Việt Nam bị đặt trong tình cảnh hiểm nghèo chưa từng thấy. Có người cho
rằng, không ngày nào không thấy báo chí đưa tin các cô gái bị bạn trai
hiếp dâm, bị bồ cũ đâm chém, tưới xăng đốt chết... Nhiều vụ vừa xảy ra
hãy còn nóng hổi ở Ðà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội... gây chấn động dư luận.
Mới hồi tháng 10, 2013 qua, một người vợ trẻ tên Lê Thị Lý, 32 tuổi,
cư dân xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm đơn tố cáo với nhiều bằng
chứng cho thấy bị chồng đánh đập dã man. Hình ảnh của bà Lý cung cấp tố
cáo việc bà bị chồng là ông Nguyễn Tiến Thịnh, lớn hơn 1 tuổi, có hai
bằng đại học, đã dùng nhục hình hành hạ bà suốt 8 tiếng đồng hồ. Bà Lý
phải đâm đơn tố cáo chồng sau cảnh bị lột truồng, đánh bầm giập thân thể
trước mặt con gái 4 tuổi.
Dư luận cho rằng chính quyền Việt Nam hầu như bó tay trước những vụ
phạm pháp làm chết người xảy ra sờ sờ ngày càng tăng vọt. Trong những vụ
vợ chồng mắng chửi nhau liên tu bất tận tại Việt Nam, chắc chắn chính
quyền Việt Nam không sao can thiệp nổi.
Từ khi nghị định còn là
dự thảo được đưa ra để “lấy ý kiến” rất nhiều người đã cho những quy
định như vậy không thể áp dụng trong thực tế. Hiểu đúng những hành vi
“phạm luật” đã là khó, chứng minh ai đó “phạm luật” không có nhân chứng,
chứng cứ lại cũng không phải dễ. Định nghĩa thế nào là 'chì chiết”, ở
mức độ nào thì bị phạt? Các cơ quan hành chánh làm luôn nhiệm vụ quan
tòa để xử phạt?
“Bên cạnh những quy định không khả thi (chì
chiết) vẫn được duyệt thì một số quy định “trời ơi” khác đã được bãi bỏ
trong Nghị định này, như “thả rông” (ăn mặc hở hang hay cởi truồng),
“dọa ma trẻ con”, “vợ kiểm soát tiền chồng”…, theo báo Đất Việt ngày
27/12/2013.
Trong năm 2013, chế độ Hà Nội ban hành nhiều chứ
không phải chỉ có một quy định quái đản. Hồi tháng 8, liên bộ Y tế và
Giao Thông Vận Tải lại lôi cái dự thảo nghị định cũ cấm phụ nữ “ngực
lép” lái xe gắn máy từng bị ném đá dữ dội hồi năm 2008 đến phải hủy bỏ,
đề nghị áp dụng. Cuối Tháng Tư , Cục Cảnh sát Giao Thông của Bộ Công an
ra một thông tư “cấm quay phim, chụp ảnh CSGT” bị chỉ trích gay gắt và
bị rút lại.
Ngoài những điều như vậy, người ta còn thấy chế độ Hà
nội đòi “xử phạt đến 5 triệu đồng đối với hành vi nghe điện thoại ở cây
xăng, quy định xử phạt xe không “chính chủ”, quy định bán thịt trong
vòng 8 giờ…” Vậy là CSGT chực sẵn ở cây xăng để phạt?
Chưa hết,
lại còn cả quy định “linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc
tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” tại Nghị định
105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Đại diện Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, tức cơ quan soạn thảo Nghị định vừa kể lập
luận là “để tránh việc nhìn vào thi thể đã để mấy ngày, tránh ảnh hưởng
đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ.”
Ngay lập tức bị dư
luận “ném đá” việc dùng biện pháp hành chính “cấm đoán một hành vi văn
hóa mang tính truyền thống, rất riêng tư của mỗi người” nên văn bản này
cũng bị buộc phải dẹp. (TN-PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét