(Hình minh họa: David McNew/Getty Images) |
Tạp ghi Huy Phương
Nhan
đề “Ngậm Ngùi Tháng Tư” trên bìa cuốn sách của tôi, đã khiến cho một
người bạn, khi cầm cuốn sách này trong tay, đã nói thẳng với tôi: “Tôi
không hiểu vì sao mấy ông cứ tiếc nuối dĩ vãng, mà không đoạn tuyệt nó
đi để sống với hiện tại. Cái này là cái người ta nói là 'hội chứng Việt
Nam' (hay hội chứng chiến tranh Việt Nam).”Tôi
không muốn trả lời câu hỏi của người bạn, vì tôi biết ông bị ám ảnh bởi
câu chuyện “Hội chứng chiến tranh Việt Nam” trên báo chí Mỹ hơn là chính
bản thân ông cũng như tôi, những người Việt Nam đã qua một cuộc chiến
tranh dài trên đất nước, nhưng hiện nay đang có một sống bình thường
trên đất Mỹ.
Sau khi chiến tranh
Việt Nam kết thúc, một số cựu chiến binh Mỹ trở về nhà, vẫn còn mang nỗi
ám ảnh tâm lý được đặt tên là “Hội chứng chiến tranh Việt Nam.” Theo
chính phủ Mỹ, có 15% cựu chiến binh Mỹ từ Việt Nam trở về bị rối loạn
tâm thần vì những ám ảnh trong thời gian họ đã tham chiến, đưa đến việc
có nhiều người tự sát.
Năm 1967, trong thời gian theo một khóa học tại Mỹ, tôi được dịp theo một sĩ quan “sponsor,” gốc Texas, đã có thời gian là cố vấn Thiết Giáp cho VNCH tại Pleiku đến thăm một dân biểu thuộc địa hạt của ông tại văn phòng Hạ Viện Hoa Kỳ tại Washington, DC. Vị dân biểu này đã không kiêng dè, trước sự có mặt của tôi, đã nói với người sĩ quan quen biết của ông: “I don't know why we are there!” (Tôi không hiểu vì sao chúng ta lại có mặt ở đó!) (Việt Nam). Khi một vị dân cử đã “không hiểu” như vậy, làm sao người lính viễn chinh trở về quê hương được đón tiếp như những anh hùng!
Cuộc chiến Việt Nam đã gây chia rẽ trong nhân dân Mỹ, ngay cả Quốc Hội cũng không đồng tình, phong trào phản chiến nổi lên khắp nơi. Những điều đó chưa hề xảy ra sau Thế Chiến 2 và Chiến Tranh Triều Tiên.
Những người lính Mỹ sau khi trở về mang thương tật thể xác và ý chí mệt mỏi, mất lòng tin vào đất nước, sống không có mục đích. Thất nghiệp, ma túy, không gầy dựng được mái ấm gia đình nhiều cựu chiến binh đã trở thành những kẻ không nhà.
Chiến binh Mỹ là những người đang tuổi thanh Xuân, sống trong một đất nước thanh bình, yên ổn, no ấm, chưa hề nghe tiếng bom đạn, chắc chắn phải ngỡ ngàng khi được đưa đến một chiến trường xa xôi vùng nhiệt đới với những trận chiến khốc liệt, ở một hoàn cảnh văn hóa, ngôn ngữ xa lạ, và nhất là thanh niên Mỹ không phải ai cũng biết đến lý tưởng vì sao họ phải đến đây! Một phần cũng chính phong trào phản chiến đã gây cho người cựu chiến binh những mặc cảm về những ngày đi chiến đấu ở ngoài đất nước của mình.
Ðôi khi người ta dùng “hội chứng Việt Nam” như là một cái cớ để bào chữa cho tội ác. Khoảng năm 1982, tại tiểu bang New York, một thiếu nữ Việt Nam, buổi chiều trở về ngôi nhà cũ để lấy thư, đã bị một cựu chiến binh Mỹ tấn công và hiếp dâm. Ra tòa bị cáo được trắng án vì y khai rằng, y bị ám ảnh người thiếu nữ này là nữ một cán binh Việt Cộng.
Nhưng không phải cựu chiến binh Hoa Kỳ nào cũng mang nặng “hội chứng Việt Nam.” Thượng Nghị Sĩ John McCain là một trường hợp điển hình. Máy bay ông bị bắn rơi tại Hà Nội, bị gãy hai tay và một đùi. Trong nhà tù Cộng Sản, ông bị đánh đập, đối xử tàn tệ, trong hơn 5 năm bị giam cầm, ông đã chịu 2 năm biệt giam. Trở về Mỹ năm 1973, ông phải vào bệnh viện và chống nạng trong một thời gian dài, gia đình đổ vỡ... nhưng cuối cùng ông đã trở thành thượng nghị sĩ và đã hai lần tranh cử tổng thống. Cũng trở về từ Việt Nam, Trung Úy John Kerry đã thoát khỏi “hội chứng Việt Nam,” trở thành thượng nghị sĩ, ứng cử viên tổng thống, rồi ngoại trưởng.
Chúng ta không thể đem điều gọi là “hội chứng Việt Nam” để gán ép cho những cựu chiến binh VNCH. Họ lớn lên trong một đất nước chiến tranh, từ thuở nhỏ đã nghe tiếng bom đạn, thấy sự tàn ác của những người Cộng Sản, từ thời Việt Minh “cắt cổ, mổ bụng” đến cuộc đấu tố địa chủ, bước tới cuộc thảm sát Mậu Thân, nào là chuyện giật mìn xe đò, pháo kích vào trường học... nên chuyện cầm súng chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt là một điều tất yếu, không có con đường nào khác. Có thảm trạng đau lòng xót xa nào gây ấn tượng như cuộc lui binh Tháng Ba, 1975, những ngày tháng tù đày chết mòn nơi chốn rừng thiêng nước độc, những thảm cảnh gia đình đổ vỡ tan nát, chia lìa sau khi miền Nam thất thủ, những cuộc vượt biển chết chóc kinh hoàng, nhưng rút cuộc con người Việt Nam vẫn can trường đứng lên, không ai điên loạn, cũng không ai ra nằm đường.
Chúng ta đã có những người bạn chịu cảnh tù đày 13, 18, 23 năm, đói khát, đau ốm, mòn mỏi, đến Mỹ vẫn gia nhập sinh hoạt cộng đồng, làm việc tất bật từ hai ba mươi năm nay, để nuôi con ăn học và gia đình có được cuộc sống ổn định hạnh phúc ngày hôm nay.
Chúng tôi đã tiếp xúc với những vị bác sĩ tâm thần hai vùng Nam Bắc California, là nơi có nhiều thuyền nhân và cựu tù nhân chính trị định cư đông nhất, thì không thấy có triệu chứng tâm thần trong hai giới này. Một số rất ít được hưởng tiền trợ cấp “disability” về bệnh tâm thần trong cộng đồng Việt Nam vẫn có một đời sống bình thường, không có triệu chứng điên loạn làm ảnh hưởng đến xã hội và chương trình y tế.
Cách đây nhiều năm, tại miền Ðông Hoa Kỳ, một lần nữa, “hội chứng Việt Nam” được dùng như một luận cứ bào chữa cho một bị can, cựu quân nhân, tù “cải tạo” VNCH đã dùng dao giết vợ. Ra trước tòa, luật sư của bị cáo, đã khôn khéo dùng “hội chứng chiến tranh Việt Nam,” bào chữa rằng bị cáo luôn luôn bị ám ảnh vì thời gian bị áp bức, đày đọa trong tù, nên khi ông cầm dao giết vợ, ông có sự hoang tưởng đang giết một tên nữ cán bộ trong trại tù vì quá phẫn uất. Kết quả là người cựu quân nhân này được tha bổng. Tôi cho rằng đây là một luật sư giỏi biết lợi dụng cái “hội chứng” của những người cựu quân nhân Mỹ để thuyết phục bồi thẩm đoàn và cũng nhờ án lệ của một vụ tương tự. Trong cộng đồng Việt Nam lâu nay chưa thấy một trường hợp thứ hai liên quan đến “hội chứng Việt Nam” như thế xảy ra như rượu chè, ma túy, đốt nhà, giết người, tự tử hay phải ra nằm đường.
Còn như chuyện một người vượt biển, một người “tù cải tạo,” một người cựu quân nhân, ngày nay được ra nước ngoài vẫn chưa quên được những ngày tháng cũ. Lẽ cố nhiên có mất mát, có cay đắng thì người ta sẽ nhớ lâu hơn. Một người có con mất tích trên biển, một người tù mang những vết thương, bệnh tật chưa lành, một cựu chiến binh trong chiến trận, đã bỏ anh em, bạn bè lại. Nếu vào những dịp đáng nhớ, chúng ta có cử hành những buổi lễ, làm lễ tưởng niệm cho những người đã khuất, hoặc dù có kể lể khóc than đi nữa, thì điều đó có làm gì hại cho ai, và đâu có thể gọi là một hội chứng, là hội chứng Việt Nam, hay hội chứng chiến tranh Việt Nam.
Người ta nói có những điều có thể tha thứ nhưng không thể quên. Chúng ta cũng đừng trách thực tế nhiều người không thể quên và cũng không thể tha thứ!
Bạn khuyên sao không đoạn tuyệt với quá khứ để sống với hiện tại. Chỉ có những người điên loạn và những người lú lẫn mới không có quá khứ, và những người này trong xã hội chúng ta cũng chỉ là thiểu số nhỏ nhoi không đáng kể.
Tôi không nhớ ai đã nói câu: “Ðọc lịch sử như bóc một củ hành, càng đọc càng chảy nước mắt!” Năm nào vào Tháng Tư, ít nhiều tư liệu lịch sử cũng tình cờ hiện ra dưới mắt chúng ta. Dù ít hay nhiều nó cũng gây xúc động trong lòng bạn, là con người có tình cảm, biết yêu thương nhưng cũng có căm ghét, không phải là những con người dửng dưng, vô cảm.
Quên hay chưa quên thì mỗi người trong chúng ta, mỗi năm đến Tháng Tư, cũng phải nhớ rằng: “Tôi là ai và vì sao tôi đến đây?”
Năm 1967, trong thời gian theo một khóa học tại Mỹ, tôi được dịp theo một sĩ quan “sponsor,” gốc Texas, đã có thời gian là cố vấn Thiết Giáp cho VNCH tại Pleiku đến thăm một dân biểu thuộc địa hạt của ông tại văn phòng Hạ Viện Hoa Kỳ tại Washington, DC. Vị dân biểu này đã không kiêng dè, trước sự có mặt của tôi, đã nói với người sĩ quan quen biết của ông: “I don't know why we are there!” (Tôi không hiểu vì sao chúng ta lại có mặt ở đó!) (Việt Nam). Khi một vị dân cử đã “không hiểu” như vậy, làm sao người lính viễn chinh trở về quê hương được đón tiếp như những anh hùng!
Cuộc chiến Việt Nam đã gây chia rẽ trong nhân dân Mỹ, ngay cả Quốc Hội cũng không đồng tình, phong trào phản chiến nổi lên khắp nơi. Những điều đó chưa hề xảy ra sau Thế Chiến 2 và Chiến Tranh Triều Tiên.
Những người lính Mỹ sau khi trở về mang thương tật thể xác và ý chí mệt mỏi, mất lòng tin vào đất nước, sống không có mục đích. Thất nghiệp, ma túy, không gầy dựng được mái ấm gia đình nhiều cựu chiến binh đã trở thành những kẻ không nhà.
Chiến binh Mỹ là những người đang tuổi thanh Xuân, sống trong một đất nước thanh bình, yên ổn, no ấm, chưa hề nghe tiếng bom đạn, chắc chắn phải ngỡ ngàng khi được đưa đến một chiến trường xa xôi vùng nhiệt đới với những trận chiến khốc liệt, ở một hoàn cảnh văn hóa, ngôn ngữ xa lạ, và nhất là thanh niên Mỹ không phải ai cũng biết đến lý tưởng vì sao họ phải đến đây! Một phần cũng chính phong trào phản chiến đã gây cho người cựu chiến binh những mặc cảm về những ngày đi chiến đấu ở ngoài đất nước của mình.
Ðôi khi người ta dùng “hội chứng Việt Nam” như là một cái cớ để bào chữa cho tội ác. Khoảng năm 1982, tại tiểu bang New York, một thiếu nữ Việt Nam, buổi chiều trở về ngôi nhà cũ để lấy thư, đã bị một cựu chiến binh Mỹ tấn công và hiếp dâm. Ra tòa bị cáo được trắng án vì y khai rằng, y bị ám ảnh người thiếu nữ này là nữ một cán binh Việt Cộng.
Nhưng không phải cựu chiến binh Hoa Kỳ nào cũng mang nặng “hội chứng Việt Nam.” Thượng Nghị Sĩ John McCain là một trường hợp điển hình. Máy bay ông bị bắn rơi tại Hà Nội, bị gãy hai tay và một đùi. Trong nhà tù Cộng Sản, ông bị đánh đập, đối xử tàn tệ, trong hơn 5 năm bị giam cầm, ông đã chịu 2 năm biệt giam. Trở về Mỹ năm 1973, ông phải vào bệnh viện và chống nạng trong một thời gian dài, gia đình đổ vỡ... nhưng cuối cùng ông đã trở thành thượng nghị sĩ và đã hai lần tranh cử tổng thống. Cũng trở về từ Việt Nam, Trung Úy John Kerry đã thoát khỏi “hội chứng Việt Nam,” trở thành thượng nghị sĩ, ứng cử viên tổng thống, rồi ngoại trưởng.
Chúng ta không thể đem điều gọi là “hội chứng Việt Nam” để gán ép cho những cựu chiến binh VNCH. Họ lớn lên trong một đất nước chiến tranh, từ thuở nhỏ đã nghe tiếng bom đạn, thấy sự tàn ác của những người Cộng Sản, từ thời Việt Minh “cắt cổ, mổ bụng” đến cuộc đấu tố địa chủ, bước tới cuộc thảm sát Mậu Thân, nào là chuyện giật mìn xe đò, pháo kích vào trường học... nên chuyện cầm súng chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt là một điều tất yếu, không có con đường nào khác. Có thảm trạng đau lòng xót xa nào gây ấn tượng như cuộc lui binh Tháng Ba, 1975, những ngày tháng tù đày chết mòn nơi chốn rừng thiêng nước độc, những thảm cảnh gia đình đổ vỡ tan nát, chia lìa sau khi miền Nam thất thủ, những cuộc vượt biển chết chóc kinh hoàng, nhưng rút cuộc con người Việt Nam vẫn can trường đứng lên, không ai điên loạn, cũng không ai ra nằm đường.
Chúng ta đã có những người bạn chịu cảnh tù đày 13, 18, 23 năm, đói khát, đau ốm, mòn mỏi, đến Mỹ vẫn gia nhập sinh hoạt cộng đồng, làm việc tất bật từ hai ba mươi năm nay, để nuôi con ăn học và gia đình có được cuộc sống ổn định hạnh phúc ngày hôm nay.
Chúng tôi đã tiếp xúc với những vị bác sĩ tâm thần hai vùng Nam Bắc California, là nơi có nhiều thuyền nhân và cựu tù nhân chính trị định cư đông nhất, thì không thấy có triệu chứng tâm thần trong hai giới này. Một số rất ít được hưởng tiền trợ cấp “disability” về bệnh tâm thần trong cộng đồng Việt Nam vẫn có một đời sống bình thường, không có triệu chứng điên loạn làm ảnh hưởng đến xã hội và chương trình y tế.
Cách đây nhiều năm, tại miền Ðông Hoa Kỳ, một lần nữa, “hội chứng Việt Nam” được dùng như một luận cứ bào chữa cho một bị can, cựu quân nhân, tù “cải tạo” VNCH đã dùng dao giết vợ. Ra trước tòa, luật sư của bị cáo, đã khôn khéo dùng “hội chứng chiến tranh Việt Nam,” bào chữa rằng bị cáo luôn luôn bị ám ảnh vì thời gian bị áp bức, đày đọa trong tù, nên khi ông cầm dao giết vợ, ông có sự hoang tưởng đang giết một tên nữ cán bộ trong trại tù vì quá phẫn uất. Kết quả là người cựu quân nhân này được tha bổng. Tôi cho rằng đây là một luật sư giỏi biết lợi dụng cái “hội chứng” của những người cựu quân nhân Mỹ để thuyết phục bồi thẩm đoàn và cũng nhờ án lệ của một vụ tương tự. Trong cộng đồng Việt Nam lâu nay chưa thấy một trường hợp thứ hai liên quan đến “hội chứng Việt Nam” như thế xảy ra như rượu chè, ma túy, đốt nhà, giết người, tự tử hay phải ra nằm đường.
Còn như chuyện một người vượt biển, một người “tù cải tạo,” một người cựu quân nhân, ngày nay được ra nước ngoài vẫn chưa quên được những ngày tháng cũ. Lẽ cố nhiên có mất mát, có cay đắng thì người ta sẽ nhớ lâu hơn. Một người có con mất tích trên biển, một người tù mang những vết thương, bệnh tật chưa lành, một cựu chiến binh trong chiến trận, đã bỏ anh em, bạn bè lại. Nếu vào những dịp đáng nhớ, chúng ta có cử hành những buổi lễ, làm lễ tưởng niệm cho những người đã khuất, hoặc dù có kể lể khóc than đi nữa, thì điều đó có làm gì hại cho ai, và đâu có thể gọi là một hội chứng, là hội chứng Việt Nam, hay hội chứng chiến tranh Việt Nam.
Người ta nói có những điều có thể tha thứ nhưng không thể quên. Chúng ta cũng đừng trách thực tế nhiều người không thể quên và cũng không thể tha thứ!
Bạn khuyên sao không đoạn tuyệt với quá khứ để sống với hiện tại. Chỉ có những người điên loạn và những người lú lẫn mới không có quá khứ, và những người này trong xã hội chúng ta cũng chỉ là thiểu số nhỏ nhoi không đáng kể.
Tôi không nhớ ai đã nói câu: “Ðọc lịch sử như bóc một củ hành, càng đọc càng chảy nước mắt!” Năm nào vào Tháng Tư, ít nhiều tư liệu lịch sử cũng tình cờ hiện ra dưới mắt chúng ta. Dù ít hay nhiều nó cũng gây xúc động trong lòng bạn, là con người có tình cảm, biết yêu thương nhưng cũng có căm ghét, không phải là những con người dửng dưng, vô cảm.
Quên hay chưa quên thì mỗi người trong chúng ta, mỗi năm đến Tháng Tư, cũng phải nhớ rằng: “Tôi là ai và vì sao tôi đến đây?”
Tạp ghi Huy Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét