Nhiều thiếu niên chỉ mới 16 tuổi nhưng đã được tuyển làm phu đào vàng cách nay hơn một năm. (Hình: Lao Ðộng) |
Chính
quyền huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết đã ra lệnh công an huyện
này điều tra tình trạng cưỡng ép phu đào vàng làm việc đến kiệt sức và
đối xử với họ như nô lệ.
Ðó là kết quả từ những thông tin được đưa trên nhiều tờ báo về thảm
trạng của 75 phu đào vàng làm việc cho công ty Phước Minh. Thảm trạng
này chỉ được chú ý sau khi họ xuất hiện ở thị trấn Khâm Ðức. 75 người
xếp thành một hàng dài, quần áo tả tơi, kiệt sức do đói khát và do phải
cắt rừng, cuốc bộ hàng trăm cây số từ mỏ vàng Khe Tăng, xã Phước Thành
mà công ty Phước Minh đang khai thác ra đường Hồ Chí Minh.
Những phu đào vàng này đã làm việc cho công ty Phước Minh trong một thời gian dài, họ bị đánh đập, buộc làm việc liên tục, không được nghỉ ngơi, kể cả khi đau bệnh. Công ty Phước Minh chỉ hứa trả lương chứ không đưa tiền. Tuyệt vọng vì bị lừa gạt, bị đối xử như nô lệ, họ bàn nhau đào thoát và dự tính sẽ đi bộ, vượt qua quãng đường dài khoảng 600 cây số để về sinh quán là huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên đến thị trấn Khâm Ðức thì tất cả kiệt sức.
Công ty Phước Minh đã tìm cách ngăn chặn scandal này bằng cách đến gặp 75 phu đào vàng đào thoát, hứa sẽ trả đủ lương, dùng xe đưa tất cả về trụ sở công ty, không cho phu đào vàng tiếp xúc với báo giới. Giám đốc công ty Phước Minh phủ nhận tất cả những tố cáo của phu đào vàng, giải thích những tố cáo đó là do sự kích động của các đối thủ cạnh tranh.
Ông Hoàng Hoa, chánh văn phòng huyện Phước Sơn, bảo rằng, chưa thể khẳng định Công ty Phước Minh có đánh đập, bóc lột các phu đào vàng hay không vì phải chờ kết quả “cuộc điều tra toàn diện.”
Chưa rõ kết quả “cuộc điều tra toàn diện” sẽ thế nào nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, chính quyền huyện Phước Sơn nói riêng và chính quyền tỉnh Quảng Nam nói chung dung dưỡng cho việc bóc lột, ngược đãi phu đào vàng, đối xử với họ như nô lệ.
Ngoài vô số bãi vàng khai thác không có giấy phép, ở Phước Sơn nói riêng và Quảng Nam nói chung còn nhiều bãi vàng, mỏ vàng vẫn đang được khai thác dù giấy phép khai thác đã hết hạn. Ông Bùi Văn Ba, Trưởng Phòng Khoáng sản của Sở Tài Nguyên-Môi Trường Quảng Nam, cho biết có sáu công ty vẫn khai thác vàng dù giấy phép đã hết hạn.
Theo ông Ba, công ty Phước Minh - nơi sử dụng 75 phu đào vàng vừa đào thoát - có hai giấy phép khai thác đang còn hiệu lực nhưng không nộp báo cáo định kỳ về hoạt động thành ra ông ta không biết gì về hoạt động của công ty này. Ông Ba thú nhận, tuy công ty Phước Minh có cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng không thực hiện và vì thế, người ta không hiểu tại sao công ty này vẫn được cấp thêm giấy phép khai thác thứ hai (?).
Một viên chức phụ trách bảo hiểm xã hội của huyện Phước Sơn cho biết, công ty Phước Minh chỉ nộp bảo hiểm xã hội cho 14 người nhưng thực tế cho thấy, công ty này dùng tới hàng trăm công nhân và cũng chẳng có viên chức nào thắc mắc.
Không chỉ có 75 phu đào vàng của công ty Phước Minh đào thoát khỏi các bãi vàng, mỏ vàng tại Quảng Nam. Tuần trước, ông Nguyễn Thế Anh, phó giám đốc Trung Tâm Công Tác Xã Hội Quảng Nam, mới đề nghị chính quyền tỉnh này tổ chức kiểm tra các điểm khai thác vàng, giải cứu những phu đào vàng đang bị cầm giữ và bị buộc lao động như nô lệ.
Ðề nghị vừa kể được đưa ra sau khi nơi này tiếp nhận Phạm Văn Hảo, 17 tuổi và Phạm Văn Cường, 19 tuổi, cùng là người Mường, cư trú tại Thanh Hóa. Hảo và Cường cùng 38 thanh niên khác cùng quê được đưa vào xã Phước Thành, huyện Phước Sơn đào vàng. Sau một tháng làm việc quần quật nhưng không có lương, cả hai và tám người khác bỏ trốn.
Vì không có tiền về quê, họ xin vào làm việc cho chủ một bãi vàng khác ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Ông chủ mới cũng bắt mười thanh niên này làm việc 12 tiếng mỗi ngày và làm việc suốt 7 ngày một tuần. Cả nhóm không có ai được nghỉ ngơi, kể cả khi đau bệnh. Do kiệt sức cả 10 thanh niên bỏ trốn thêm một lần nữa song lần này bị lộ. Chủ bãi vàng cho người truy đuổi.
Chưa rõ số phận tám thanh niên kia thế nào, riêng Hảo và Cường được dân chúng địa phương cứu thoát, đưa đến trụ sở công an. Trung Tâm Công Tác Xã Hội Quảng Nam cho biết, họ đang vận động mọi người góp tiền để giúp đỡ Hảo và Cường trước khi cử người đưa cả hai về quê.
Theo kết quả một cuộc khảo sát - phân tích, xếp hạng của một tổ chức quốc tế có tên là Walk Free - chuyên tranh đấu cho nhân quyền - về “Chỉ số tình trạng nô lệ 2013” thì Việt Nam xếp thứ 64/162 trên bình diện toàn cầu. Còn xét riêng khu vực Châu Á, Việt Nam xếp thứ 9. Nếu xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.
Con số nô lệ tại Việt Nam được Walk Free ước đoán nằm trong khoảng từ 240 ngàn đến 260 ngàn. Walk Free nhận định, tình trạng người Việt bị cưỡng ép lao động phổ biến cả ở bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam.
Trước đây, chuyện lừa gạt, cưỡng ép làm việc và dùng nhiều biện pháp khác nhau để cầm giữ người lao động, cột chặt họ với giới chủ chỉ xảy ra với những người Việt đi làm thuê ở nước ngoài và những người Việt là nạn nhân của nạn buôn người. Nay, điều đó đang xảy ra trên khắp Việt Nam.
Hồi tháng 11 năm ngoái, nhiều tờ báo ở Việt Nam đưa tin, hàng trăm người thiểu số, cư ngụ tại nhiều khu vực khác nhau ở Tây Nguyên đã bị gạt, bị đưa đến huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Ðồng, buộc làm việc như nô lệ và cuối cùng, thân nhân phải trả tiền chuộc họ về.
Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra với 121 người dân tộc Bh'noong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Năm 2010, 121 người này được “tuyển dụng” làm công nhân trồng rừng cho xí nghiệp nguyên liệu giấy Ðắk Lắk. Tất cả đều không được trả đồng nào sau sáu tháng làm việc quần quật như nô lệ. Chưa kể do ăn ở kham khổ, lao lực, một người đã thiệt mạng. Trước sự phẫn nộ của công chúng, chính quyền mới chịu nhập cuộc. Mãi tới tháng 11 năm 2013, gần ba năm sau khi bị lừa làm việc không lương suốt nửa năm, 120 nạn nhân mới được xí nghiệp nguyên liệu giấy Ðắk Lắk “hứa trả lương.” Gia đình người thiệt mạng thì được hứa sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng. (G.Ð)
Những phu đào vàng này đã làm việc cho công ty Phước Minh trong một thời gian dài, họ bị đánh đập, buộc làm việc liên tục, không được nghỉ ngơi, kể cả khi đau bệnh. Công ty Phước Minh chỉ hứa trả lương chứ không đưa tiền. Tuyệt vọng vì bị lừa gạt, bị đối xử như nô lệ, họ bàn nhau đào thoát và dự tính sẽ đi bộ, vượt qua quãng đường dài khoảng 600 cây số để về sinh quán là huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên đến thị trấn Khâm Ðức thì tất cả kiệt sức.
Công ty Phước Minh đã tìm cách ngăn chặn scandal này bằng cách đến gặp 75 phu đào vàng đào thoát, hứa sẽ trả đủ lương, dùng xe đưa tất cả về trụ sở công ty, không cho phu đào vàng tiếp xúc với báo giới. Giám đốc công ty Phước Minh phủ nhận tất cả những tố cáo của phu đào vàng, giải thích những tố cáo đó là do sự kích động của các đối thủ cạnh tranh.
Ông Hoàng Hoa, chánh văn phòng huyện Phước Sơn, bảo rằng, chưa thể khẳng định Công ty Phước Minh có đánh đập, bóc lột các phu đào vàng hay không vì phải chờ kết quả “cuộc điều tra toàn diện.”
Chưa rõ kết quả “cuộc điều tra toàn diện” sẽ thế nào nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, chính quyền huyện Phước Sơn nói riêng và chính quyền tỉnh Quảng Nam nói chung dung dưỡng cho việc bóc lột, ngược đãi phu đào vàng, đối xử với họ như nô lệ.
Ngoài vô số bãi vàng khai thác không có giấy phép, ở Phước Sơn nói riêng và Quảng Nam nói chung còn nhiều bãi vàng, mỏ vàng vẫn đang được khai thác dù giấy phép khai thác đã hết hạn. Ông Bùi Văn Ba, Trưởng Phòng Khoáng sản của Sở Tài Nguyên-Môi Trường Quảng Nam, cho biết có sáu công ty vẫn khai thác vàng dù giấy phép đã hết hạn.
Theo ông Ba, công ty Phước Minh - nơi sử dụng 75 phu đào vàng vừa đào thoát - có hai giấy phép khai thác đang còn hiệu lực nhưng không nộp báo cáo định kỳ về hoạt động thành ra ông ta không biết gì về hoạt động của công ty này. Ông Ba thú nhận, tuy công ty Phước Minh có cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng không thực hiện và vì thế, người ta không hiểu tại sao công ty này vẫn được cấp thêm giấy phép khai thác thứ hai (?).
Một viên chức phụ trách bảo hiểm xã hội của huyện Phước Sơn cho biết, công ty Phước Minh chỉ nộp bảo hiểm xã hội cho 14 người nhưng thực tế cho thấy, công ty này dùng tới hàng trăm công nhân và cũng chẳng có viên chức nào thắc mắc.
Không chỉ có 75 phu đào vàng của công ty Phước Minh đào thoát khỏi các bãi vàng, mỏ vàng tại Quảng Nam. Tuần trước, ông Nguyễn Thế Anh, phó giám đốc Trung Tâm Công Tác Xã Hội Quảng Nam, mới đề nghị chính quyền tỉnh này tổ chức kiểm tra các điểm khai thác vàng, giải cứu những phu đào vàng đang bị cầm giữ và bị buộc lao động như nô lệ.
Ðề nghị vừa kể được đưa ra sau khi nơi này tiếp nhận Phạm Văn Hảo, 17 tuổi và Phạm Văn Cường, 19 tuổi, cùng là người Mường, cư trú tại Thanh Hóa. Hảo và Cường cùng 38 thanh niên khác cùng quê được đưa vào xã Phước Thành, huyện Phước Sơn đào vàng. Sau một tháng làm việc quần quật nhưng không có lương, cả hai và tám người khác bỏ trốn.
Vì không có tiền về quê, họ xin vào làm việc cho chủ một bãi vàng khác ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Ông chủ mới cũng bắt mười thanh niên này làm việc 12 tiếng mỗi ngày và làm việc suốt 7 ngày một tuần. Cả nhóm không có ai được nghỉ ngơi, kể cả khi đau bệnh. Do kiệt sức cả 10 thanh niên bỏ trốn thêm một lần nữa song lần này bị lộ. Chủ bãi vàng cho người truy đuổi.
Chưa rõ số phận tám thanh niên kia thế nào, riêng Hảo và Cường được dân chúng địa phương cứu thoát, đưa đến trụ sở công an. Trung Tâm Công Tác Xã Hội Quảng Nam cho biết, họ đang vận động mọi người góp tiền để giúp đỡ Hảo và Cường trước khi cử người đưa cả hai về quê.
Theo kết quả một cuộc khảo sát - phân tích, xếp hạng của một tổ chức quốc tế có tên là Walk Free - chuyên tranh đấu cho nhân quyền - về “Chỉ số tình trạng nô lệ 2013” thì Việt Nam xếp thứ 64/162 trên bình diện toàn cầu. Còn xét riêng khu vực Châu Á, Việt Nam xếp thứ 9. Nếu xếp theo tổng số nô lệ, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới.
Con số nô lệ tại Việt Nam được Walk Free ước đoán nằm trong khoảng từ 240 ngàn đến 260 ngàn. Walk Free nhận định, tình trạng người Việt bị cưỡng ép lao động phổ biến cả ở bên ngoài lẫn bên trong Việt Nam.
Trước đây, chuyện lừa gạt, cưỡng ép làm việc và dùng nhiều biện pháp khác nhau để cầm giữ người lao động, cột chặt họ với giới chủ chỉ xảy ra với những người Việt đi làm thuê ở nước ngoài và những người Việt là nạn nhân của nạn buôn người. Nay, điều đó đang xảy ra trên khắp Việt Nam.
Hồi tháng 11 năm ngoái, nhiều tờ báo ở Việt Nam đưa tin, hàng trăm người thiểu số, cư ngụ tại nhiều khu vực khác nhau ở Tây Nguyên đã bị gạt, bị đưa đến huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Ðồng, buộc làm việc như nô lệ và cuối cùng, thân nhân phải trả tiền chuộc họ về.
Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra với 121 người dân tộc Bh'noong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Năm 2010, 121 người này được “tuyển dụng” làm công nhân trồng rừng cho xí nghiệp nguyên liệu giấy Ðắk Lắk. Tất cả đều không được trả đồng nào sau sáu tháng làm việc quần quật như nô lệ. Chưa kể do ăn ở kham khổ, lao lực, một người đã thiệt mạng. Trước sự phẫn nộ của công chúng, chính quyền mới chịu nhập cuộc. Mãi tới tháng 11 năm 2013, gần ba năm sau khi bị lừa làm việc không lương suốt nửa năm, 120 nạn nhân mới được xí nghiệp nguyên liệu giấy Ðắk Lắk “hứa trả lương.” Gia đình người thiệt mạng thì được hứa sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng. (G.Ð)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét