Nguyễn Vũ Bình
Trong
thời gian gần đây, vấn đề tham nhũng, hối lộ lại được hâm nóng trở lại bởi một
phát biểu của ông bộ trưởng bộ Công an Việt Nam. Trong phiên chất vấn của Đại
biểu Quốc Hội ngày 14/3/2015, bộ trưởng công an đã khẳng định: “Trong môi
trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông giữ
được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không
tiêu cực.”
Không
những vậy, trong các lập luận của những người yêu chế độ, muốn giảm thiểu mức
độ trầm trọng của tình trạng tham nhũng ở Việt Nam thường cho rằng, nước nào
cũng có tham nhũng, Việt Nam cũng tham nhũng như mọi nước khác trên thế giới mà
thôi. Vậy thực hư của chuyện này là thế nào? có đúng là Việt Nam cũng như
tất cả các nước đều có tham nhũng và tham nhũng đều giống nhau hay không?
Nhìn
nhận một cách khách quan, ít nhất vế đầu của lập luận, nước nào cũng có tham
nhũng và
việt Nam
cũng có tham nhũng là đúng! Sự khác nhau chỉ xuất hiện khi đi vào phân biệt sự
khác nhau về tham nhũng ở các nước khác và sự tham nhũng ở Việt Nam. Có thể
dùng hình ảnh về bệnh tật của con người để mô tả sự khác nhau về tham nhũng ở
các nước và ở Việt nam. Ở các nước (những người nói Việt Nam giống các nước về
tham nhũng rất hay so sánh với các nước như Mỹ, Đức, Nhật và châu Âu) thì tham
nhũng của họ được ví như bệnh ghẻ lở, hắc lào tức là bệnh ngoài da. Còn tham
nhũng ở Việt Nam,
nhẹ thì so sánh với ung thư xương, ung thư máu còn chính xác thì so với Si đa
giai đoạn cuối. Sự khác biệt là như vậy.
Ở
các nước tư bản phát triển, nơi có sự công khai, minh bạch và thông tin trung
thực, cùng với hệ thống tam quyền phân lập, đối trọng quyền lực và các định chế
ngăn ngừa và phòng chống tham nhũng, thì việc tham nhũng là có, nhưng chỉ là số
ít, các vụ việc đơn lẻ và mức độ không quá nghiêm trọng. Sự việc tham nhũng ở
các nước này, nếu bị phát hiện thì tuyệt đại bộ phận đều bị truy tố, dù cấp bậc
và chức vụ của người tham nhũng ở vị trí nào đi chăng nữa. Động cơ tham nhũng ở
đây, thường là kẻ tham nhũng gặp khó khăn bất ngờ về tài chính, hoặc những phút
bốc đồng nổi máu tham không kiềm chế được. Phần lớn công chức, quan chức trong
hệ thống công quyền đều nhận thức được cái giá phải trả vô cùng nặng nề so với
công sức họ bỏ ra để học hành, thi cử và làm việc để có được vị trí họ đang nắm
giữ. Chính vì vậy, trong suy nghĩ và hình thành động cơ đã có sự khác biệt rất
lớn với Việt Nam
trong vấn đề tham nhũng. Tóm lại, với các định chế hiện hành cùng với mức lương
đủ sống, tham nhũng ở các nước này là những hiện tượng cá biệt, trong các điều
kiện và hoàn cảnh cụ thể, không phải phổ biến và không thành hệ thống.
Tham
nhũng ở Việt Nam
là câu chuyện khác hẳn. Đầu tiên, mức lương của tất cả các chức danh, của quan
chức hoàn toàn không đủ sống theo nhu cầu bình thường của họ. Do hệ thống chính
trị độc tài, toàn trị ở Việt Nam
đã duy trì hai hệ thống tổ chức song song, đó là hệ thống đảng và hệ thống
chính quyền. Đồng thời, Việt Nam còn có các tổ chức ngoại vi là các hội, đoàn
thể cùng với hệ thống an ninh, mật vụ, đặc tình để giám sát và kiểm soát dân
chúng. Chính vì vậy, số lượng người thông thường hưởng lương ngân sách của một
quốc gia tương ứng với 90 triệu dân là khoảng 3-4 triệu người thì ở Việt nam,
con số này khoảng 20-25 triệu người. Nếu tính cả số người nhận phụ cấp hàng
tháng và khối doanh nghiệp nhà nước trong ngân sách chi quốc gia, thì số người
hưởng phụ cấp từ 200.000 VNĐ trở lên, tới lương Tổng bí thư số lượng khoảng từ
30-40 triệu người. Một con số khủng khiếp. Với một số lượng lớn chi thường
xuyên của ngân sách như vậy, thì mức lương của công chức và quan chức hoàn toàn
không thể đủ sống. Chính vì vậy mà nguyên nhân đầu tiên dẫn tới động cơ tham
nhũng ở Việt nam chính là do cơ chế, do mức lương không đủ sống mà tất cả mọi
người bắt buộc phải tham nhũng, kiếm chác để duy trì cuộc sống.
Lý
do thứ hai, quan trọng không kém là tình trạng mua quan, bán tước đút lót, hối
lộ để vào làm công chức, viên chức, vào biên chế nở rộ hiện nay. Tất cả những
ai, có lương tâm và hiểu biết ở Việt Nam đều phải thừa nhận, gần như tuyệt đối,
các suất biên chế, các chức danh ở Việt nam đều phải có một cái giá nhất định
nào đó. Trường hợp các suất biên chế, các chức danh không mất một đồng nào chỉ
có con cháu của cán bộ cao cấp gửi gắm ở cấp dưới mà thôi. Với việc mua các
suất biên chế, mua các chức danh như vậy, các công chức, quan chức bắt buộc
phải tham nhũng để bù vào số tiền, số vốn đã bỏ ra để mua các chức danh đó.
Có
một điều cần nhấn mạnh, về các văn bản, thủ tục và quy trình thực hiện việc
tham nhũng ở Việt Nam
cũng không hề dễ dàng. Tức là nếu ai muốn tham nhũng được, ví dụ ở một công
trình xây dựng, thì phải có sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống, những đầu mối để
hoàn thành các thủ tục giải ngân. Chính vì vậy mà tham nhũng ở Việt nam là sự
tham nhũng có hệ thống, chứ không hề đơn lẻ và cá biệt. Điều này giải thích các
vụ việc tham nhũng rất khó bị phanh phui, như mấy vụ tham nhũng tiền ODA của
Nhật bản trong giao thông, đều do phía Nhật Bản phát hiện (vụ đại lộ Đông –
Tây; vụ đường sắt trên cao). Và mức độ tham nhũng ở Việt Nam, theo luật
ngầm tự hiểu trong hệ thống, đối với các công trình xây dựng, giao thông là
75%. Tức là số tiền thực được đưa vào các công trình là 25%, còn lại 75% là số
tiền thất thoát, tham nhũng. Đây gọi là tỷ lệ vàng ở Việt Nam.
Như
vậy, sự khác biệt về tham nhũng ở Việt Nam so với các nước khác, đó là
tham nhũng do cơ chế. Người ta cần tham nhũng để có tiền để sống, để có tiền
mua các chức danh, chức vụ và cùng với nó là cuộc sống sung sướng, hưởng thụ.
Ngay từ năm 2000, đã có người tổng kết rằng: tham
nhũng ở Việt Nam
là phương
thức tự tồn tại của
tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình
trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay. Như vậy, chúng ta đã có câu trả
lời về tham nhũng và cách thức xóa bỏ tham nhũng ở Việt Nam./
Hà Nội, ngày 18/4/2015
Nguyễn Vũ Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét