Lý
Thái Hùng
Ngày 17/4 vừa qua, người dân tại hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng.
Ngày 17/4 vừa qua, người dân tại hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận đã đồng ý không còn chiếm Quốc Lộ 1 A sau khi ban giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân II cam kết là sẽ không xả bụi tro than, gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng lên đời sống của người dân trong vùng.
Đây chỉ là tình trạng hoãn binh tạm thời,
vì ngày nào mà nhà máy còn xử dụng phương pháp “nhiệt điện đốt than” của Trung
Quốc – đã từng gây ô nhiễm cho bầu trời Hoa Lục - cuộc đấu
tranh sẽ tiếp tục
bùng nổ.
Những
Diễn Biến
Sự phản đối của người dân thuộc hai Huyện nói
trên đã nhen nhúm từ rất lâu vì họ đã phải hứng chịu những trận bão “bụi tro
than” khủng khiếp từ bãi tro rộng hơn 64 hécta, hàng ngày nhận 3 ngàn đến 4 ngàn
tấn tro than từ hai tổ máy của nhà máy nhiệt điện thải ra.
Những bụi tro than không chỉ làm cho cây cối,
hoa màu bị hư hại mà còn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và quan trọng hơn là phát
sinh ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp.
Người dân của hai huyện, đặc biệt là nông dân
thôn Vĩnh Phúc nằm sát bãi chứa bụi tro than – nơi hứng chịu 100% các cơn bão
tro than - đã nhiều lần yêu cầu chính quyền can thiệp nhưng không có kết quả.
Ban giám đốc nhà máy nhiệt điện vẫn không
chịu giải quyết những bụi tro than từ bãi chứa khiến cho người dân phải sống
trong ác mộng, như mô tả của ông Nguyễn Duy đã nói với báo Pháp Luật: “Những
khi có bão bụi tro, người dân không ăn uống gì được, đồ ăn dọn ra là đóng bụi
xám đen, rồi thì không tắm được, không buôn bán hay làm bất cứ gì được”.
Cuối cùng, khoảng vài trăm nông dân tại thôn
Vĩnh Phúc đã phải đứng dậy bằng cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra vào lúc 4 giờ chiều
ngày 14 tháng 4 để phản đối ban quản lý nhà máy.
Cuộc biểu tình của nông dân thôn Vĩnh Phúc
tuy chỉ kéo dài vài giờ nhưng đã lan rộng khắp nơi trong tỉnh Bình Thuận vì những
nạn nhân của nhà máy nhiệt điện không thể tiếp tục im lặng. Khoảng 9 giờ sáng
ngày 15/4 đã có hàng ngàn nông dân thuộc hai huyện Tuy Phong và Thuận Nam - không hẹn
mà gặp - giúp nhau mang bàn ghế, cây, đá.. chắn ngang quốc lộ 1A không cho các
xe đi qua đoạn đường băng qua hai huyện.
Cuộc phản kháng của nông dân đã làm tắc nghẽn
lưu thông trên một đoạn đường dài 50 cây số khiến cho hàng trăm chiếc xe bị kẹt
không thể di chuyển hay quay đầu trở lại. Đã có một số cuộc xô xát bạo động xảy
ra giữa nông dân với lực lượng cảnh sát cơ động khi nhà nước muốn dùng vũ lực để
giải tỏa một số đoạn đường. Nhưng do nông dân dùng gạch đá, bom xăng tấn công
khiến cho lực lượng cảnh sát cơ động phải rút lui.
Sau 30 tiếng đồng hồ chiếm đóng làm tê liệt
giao thông trên quốc lộ 1 A, nông dân hai Huyện đã ngừng cuộc phản kháng sau
khi ông Đinh Văn Thanh - Giám đốc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - cam kết với
người dân sẽ không vận chuyển tro than ra bãi trong vòng 10 ngày. Đồng thời tiến
hành việc tưới nước, che bạt bãi tro để không phát tán bụi.
Tính
Phản Kháng
Những cam kết của ông Đinh Văn Thanh không
khác gì những yêu cầu mà nông dân hai Huyện Tuy Phong và Thuận Nam đưa ra từ
những tháng trước đó. Họ chỉ yêu cầu nhà máy phải giải quyết bãi chứa tro than
rộng đến 64 hécta để tránh những trận bão tro khủng khiếp làm xám xịt bầu trời
Bình Thuận.
Điều này cho thấy là chỉ khi nào người dân
có những hành động phản kháng tập thể mới khiến cho các cơ quan nhà nước lùi bước.
Sự kiện nói trên không chỉ mới xảy ra ở Bình
Thuận mà chỉ là những tiếp nối từ các vụ xảy ra gần đây như chống việc chặt hàng
ngàn xây xanh trên 18 tuyến đường thành phố Hà Nội; hay hàng chục ngàn công nhân
tại khu công nghiệp Tân Tạo thành phố Sài Gòn đình công chống điều 60 Luật Bảo
Hiểm Xã Hội; và vụ lấn, lấp sông Đồng Nai còn đang âm ỉ. Những hiện tượng này đã
biểu hiện một số điểm:
Thứ
nhất, CSVN không còn có thể tùy tiện tiến hành những
dự án hay những điều luật theo lối áp đặt của chế độ như trước đây. Người dân
ngày nay đã không còn thụ động chấp nhận những hứa hẹn suông từ phía nhà nước mà
đã biết đòi hỏi và gây những áp lực cần thiết. Kết quả này có được chính là sự đấu
tranh bền bỉ và kiên trì của nhiều cá nhân, nhiều tập hợp trong những năm vừa
qua để dần dần tạo thành một phong trào phản kháng tự phát khi đối diện với bất
công.
Thứ
hai, những phản kháng của quần chúng gần đây không
còn giới hạn trong các quyền lợi thiết thân của chính họ hay gia đình mà đã lan
sang những lãnh vực liên quan đến chính sách, đường lối như chống dự luật Bảo
Hiểm Xã Hội, về môi trường vân vân… Đây là sự tiến bộ đáng kể của một phong trào
phản kháng khi chuyển từ những đấu tranh cục bộ để mở rộng thành những cuộc đấu
tranh mang tầm vóc cộng đồng.
Thứ
ba, mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong
việc tác động và chuyển sự phản kháng lan rộng đến khắp nơi, đặt chế độ ở vào tình
thế tiến thoái lưỡng nan trong cách đối phó. Trong những tình huống này, bộ máy
trung ương hay cấp cao đổ trách nhiệm cho cấp địa phương, cấp thừa hành và xử lý
bằng cách ngưng chức, ngưng tiến hành kế hoạch để mua thời gian. Đây là lối giải
quyết phủi trách nhiệm - tuy làm lắng đọng làn sóng phản kháng trong ngắn hạn,
nhưng sẽ tạo ra sức bộc phá to lớn khi mà thành phần thừa hành trong chề độ bất
mãn, quay sang đứng cùng với dân chống lại những kẻ đã “cạn tàu ráo máng” với họ.
*
Trong vòng non một tháng vừa qua, bốn đợt
phản kháng xảy ra tiếp nối nhau tại Hà Nội (chặt, đốn cây xanh), Đồng Nai (lấn,
lấp sông Đồng Nai), Sài Gòn (điều 60 Luật Bảo Hiểm Xã Hội), Bình Thuận (bụi tro
than của nhà máy nhiệt điện) đã và đang đưa ra một thông điệp: “dân không tin và
chỉ có con đường phản kháng”.
Điều này cho thấy là tình hình Việt Nam đang trong
giai đoạn âm ỉ của một cuộc biến động xã hội tất yếu như đã từng mục kích tại các
quốc gia Đông Âu trước đây.
Lý
Thái Hùng
17/4/2015
0 nhận xét:
Đăng nhận xét