Một bảng quảng cáo dịch vụ điện thoại của MobiFone trên phố Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Văn Lang
Ra
đời từ năm 1993, với nhà cung cấp mạng điện thoại di động đầu tiên mang
tên MobiFone, hơn 22 năm sau, trải bao cuộc “tàn sát” trên thương
trường, chỉ còn có ba cái tên tồn tại, đó là MobiFone, VinaPhone (thuộc
VNPT); và Viettel - thuộc tập đoàn viễn thông quân đội. Ba nhà mạng này
chiếm trên 95% thị trường. Còn vài nhà mạng nhỏ, như: Vietnamobile;
Gmobile...
Năm 2003 ra đời mạng S-Fonne, là sự liên doanh với nhà mạng của Nam Hàn. S-Fone sử dụng công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access). Nhưng chỉ vài năm sau, S-Fone với đầu số 095... đã lặng lẽ rời thị trường Việt Nam không kèn, không trống. Và cho đến nay S-Fone cũng chưa tuyên bố phá sản, dù đã ngưng hoạt động hơn 5 năm. Nhiều khách hàng của S-Fone vẫn giữ 'sim' của S-Fone để làm... kỷ niệm.
Lý do S-Fone bị sập tiệm, theo một nhà quản lý của S-Fone “đổ thừa” là do làm gì cũng phải xin phép nhà cầm quyền, do vậy họ bị chậm trễ không bắt nhịp kịp với diễn biến nhanh của thị trường.
Lý do S-Fone bị sập tiệm, theo một nhà quản lý của S-Fone “đổ thừa” là do làm gì cũng phải xin phép nhà cầm quyền, do vậy họ bị chậm trễ không bắt nhịp kịp với diễn biến nhanh của thị trường.
Theo giới bình luận ở Sài Gòn, thì S-Fone chết, vì vào thời điểm có thể thâu tóm thị trường, lúc các nhà mạng Việt Nam còn yếu, S-Fone để “vuột” mất cơ hội. Đó là, với công nghệ CDMA, dùng mạng Internet, bên Nhật hay Nam Hàn nhà mạng thường tặng không điện thoại (loại thường) cho người tiêu dùng. Nhưng ở Việt Nam lúc đó phải mua, giá cũng khá cao, trong khi dân lúc đó còn nghèo.
Quan trọng hơn cả, là sóng của S-Fone yếu. Trong khi MobiFone và VinaPhone thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông, tận dụng thế mạnh của mình phủ sóng toàn quốc. Nhất là sau khi hai nhà mạng này được giao quyền điều hành và khai thác hai vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2.
Cũng xin nói thêm, MobiFone, VinaPhone và sau này là Viettel sử dụng công nghệ GSM (Globe System for Mobile Communications).
Đến khoảng 2010, xuất hiện nhà mạng Beeline, một liên doanh với đối tác Nga.
Beeline rải tiếp thị khắp các ngả đường Sài Gòn, với “chiêu” bán một sim điện thoại Beeline (đầu số 099), với giá 20 ngàn đồng, khách hàng có tài khoản lên tới...1 tỷ đồng (nghe gọi nội mạng). Chiêu này quả nhiên hút khách, vì lúc đó dù gì giá cước vẫn là một vấn đề lớn với khách hàng. Họ chỉ việc rút sim của các nhà mạng khác ra và gắn sim của Beeline vô và thoải mái gọi cho nhau. Giống như vòng xoáy của đa cấp, nhân lên mãi, có lợi cho khách hàng và Beeline có thể thâu tóm thị trường.
Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam ra quy định, không khuyến mãi quá 50% giá tiền thực của giao dịch mạng dịch vụ di động.
Cuối 2012, liên doanh Beeline tan hàng, phía Nga sau khi đầu tư 500 triệu Mỹ kim vào liên doanh đã bán lại cổ phần của mình cho Việt Nam với giá 45 triệu Mỹ kim. Beeline được giao cho Bộ Công An Chủ Quản và đổi tên thành Gmobile.
Dư luận tưởng rằng Gmobile về tay công an thì sẽ lên như diều gặp gió. Sự thực, trái lại Gmobile ngày càng hiu hắt trên thị trường, và không ít người cho rằng Gmobile sẽ sớm được “chôn” cùng hố với... S-Fone.
Một liên doanh khác là nhà mạng Vietnamobile (đầu số 092). Là sự hợp tác giữa Hanoi Telecom với tập đoàn Hutchison (Hongkong). Lúc đầu sử dụng công nghệ CDMA, nhưng sau ký hợp đồng với hãng Ericsson và Huawei (Tàu) thiết lập mạng di động mới sử dụng công nghệ GSM.
Điều đáng nói là, Huawei của Tàu được giới công nghệ thông tin đặt cho biệt danh là “chó sói mạng.” Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc... tẩy chay Huawei, vì theo giới tình báo của nhiều nước thì Huawei chính là gián điệp công nghệ mạng của Bắc Kinh.
Việc các thiết bị mạng viễn thông của Việt Nam có tới trên 90% là thiết bị do Huawei cung cấp và lắp đặt. Hậu quả sau này chắc chắn sẽ rất khôn lường.
Quan trọng hơn cả, là sóng của S-Fone yếu. Trong khi MobiFone và VinaPhone thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông, tận dụng thế mạnh của mình phủ sóng toàn quốc. Nhất là sau khi hai nhà mạng này được giao quyền điều hành và khai thác hai vệ tinh Vinasat-1 và Vinasat-2.
Cũng xin nói thêm, MobiFone, VinaPhone và sau này là Viettel sử dụng công nghệ GSM (Globe System for Mobile Communications).
Đến khoảng 2010, xuất hiện nhà mạng Beeline, một liên doanh với đối tác Nga.
Beeline rải tiếp thị khắp các ngả đường Sài Gòn, với “chiêu” bán một sim điện thoại Beeline (đầu số 099), với giá 20 ngàn đồng, khách hàng có tài khoản lên tới...1 tỷ đồng (nghe gọi nội mạng). Chiêu này quả nhiên hút khách, vì lúc đó dù gì giá cước vẫn là một vấn đề lớn với khách hàng. Họ chỉ việc rút sim của các nhà mạng khác ra và gắn sim của Beeline vô và thoải mái gọi cho nhau. Giống như vòng xoáy của đa cấp, nhân lên mãi, có lợi cho khách hàng và Beeline có thể thâu tóm thị trường.
Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Nam ra quy định, không khuyến mãi quá 50% giá tiền thực của giao dịch mạng dịch vụ di động.
Cuối 2012, liên doanh Beeline tan hàng, phía Nga sau khi đầu tư 500 triệu Mỹ kim vào liên doanh đã bán lại cổ phần của mình cho Việt Nam với giá 45 triệu Mỹ kim. Beeline được giao cho Bộ Công An Chủ Quản và đổi tên thành Gmobile.
Dư luận tưởng rằng Gmobile về tay công an thì sẽ lên như diều gặp gió. Sự thực, trái lại Gmobile ngày càng hiu hắt trên thị trường, và không ít người cho rằng Gmobile sẽ sớm được “chôn” cùng hố với... S-Fone.
Một liên doanh khác là nhà mạng Vietnamobile (đầu số 092). Là sự hợp tác giữa Hanoi Telecom với tập đoàn Hutchison (Hongkong). Lúc đầu sử dụng công nghệ CDMA, nhưng sau ký hợp đồng với hãng Ericsson và Huawei (Tàu) thiết lập mạng di động mới sử dụng công nghệ GSM.
Điều đáng nói là, Huawei của Tàu được giới công nghệ thông tin đặt cho biệt danh là “chó sói mạng.” Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc... tẩy chay Huawei, vì theo giới tình báo của nhiều nước thì Huawei chính là gián điệp công nghệ mạng của Bắc Kinh.
Việc các thiết bị mạng viễn thông của Việt Nam có tới trên 90% là thiết bị do Huawei cung cấp và lắp đặt. Hậu quả sau này chắc chắn sẽ rất khôn lường.
Mạng di động ở Việt Nam hiện nay chỉ còn 3 “ông lớn” thống lĩnh thị trường. (Hình: Văn Lang/Người Việt) |
Bá chủ thiên hạ
Ba ông lớn thống lĩnh thị trường mạng di động, và gần như đã áp giá cho cuộc chơi.
Giá cước của MobiFone và VinaPhone hiện nay là: 1,180 đồng/1 phút (gọi nội mạng); 1,380 đồng/1 phút (gọi liên mạng). Tin nhắn SMS, nội mạng là 290 đồng/ 1 tin nhắn và liên mạng là 350 đồng/ 1 tin nhắn. Giá của Viettel đắt hơn hai nhà mạng trên là 10 đồng.Điều đáng nói của các ông lớn nhà mạng trên là việc quản lý đầu số giá trị gia tăng, cách tính cước 3G và những dịch vụ “trời ơi đất hỡi”... bỗng nhiên rơi xuống đầu khách hàng.
Ba nhà mạng trên cho thuê nhiều đầu số dịch vụ, theo ước tính khoảng 400 đầu số.
Nếu như trước kia, lâu lâu có khách hàng nhận được tin nhắn trên điện thoại di động của mình,dòng tin: “Chúc mừng bạn, bạn đã được tặng số tiền... vào tài khoản. Xin gởi tin nhắn về số 1900xxx, để được nhận tiền.” Khổ chủ làm theo, và kết quả là chả hề được đồng xu nào vô tài khoản mà bị trừ ngay tiền cước 15 ngàn đồng. Nhiều người bị lừa, phản ánh lên nhà mạng thì được hứa sẽ xem xét và hứa... rằng... thì... là, sẽ có biện pháp.
Có kiểu tinh vi hơn, như tin nhắn: “Có người tên T, thầm để ý bạn đã lâu, nay gởi tặng bạn một bài hát cùng với lời tâm sự. Bạn gọi số 1900xxx, để nhận quà tặng, cùng lời nhắn.” Nếu ai tưởng thật, gọi đi sẽ bị trừ tiền bởi đầu số trên là đầu số kinh doanh dịch vụ.
Đểu hơn, có tin nhắn: “Hãy xem lại hạnh phúc gia đình mình đi. Muốn biết chân tướng của sự thật, hãy hỏi cô vợ trẻ đẹp của mình về nhà nghỉ X...” Nổi máu Trương Phi, anh chồng bấm gọi ngay cho số vừa nhắn tin. Càng gào lâu thì đầu số dịch vụ càng thu được nhiều tiền. Có lẽ bọn kinh doanh dịch vụ “đểu” này có nghiên cứu binh pháp của Tôn Tử rất kỹ.
Tệ hơn, thời của Smartphone, dịch vụ 3G thu vô tội vạ, vì chưa “chuẩn” được hệ đo lường. Kể cả khách hàng đã quá sợ tốn cước đã tắt luôn 3G vẫn bị thu như không có gì xảy ra.
Một ông giám đốc công ty luật kêu oai oái,vì bị thu tiền phí một loại dịch vụ mà ông không hề đăng ký. Nhân viên nhà mạng giải thích là vì ông giám đốc luật đã “vô tình” kích hoạt đăng ký dịch vụ tự động và tổng đài (cũng tự động) đã “ok” vậy là ông giám đốc phải trả tiền.
Bạn bị mất tiền oan, có quyền gọi về tổng đài của nhà mạng để “đòi công lý.” Bạn sẽ được nghe tiếng nói rất ư là ngọt ngào từ tổng đài: “Để em giải thích...” Nghe một hồi bạn sẽ càng thêm... điên máu. Đến khi xem lại tiền trong tài khoản, thì mới thấy để đòi “công lý” cho 50 ngàn đồng, bạn đã “toi” thêm mất 200 ngàn đồng nữa. Là vì, mỗi lần “để em giải thích” tổng đài lại nhẹ nhàng móc túi lấy thêm tiền cước của bạn.
Khi ba nhà mạng tương tác trong thế độc quyền, thì họ nói theo kiểu gì mà chả ra... tiền!
Ba ông lớn thống lĩnh thị trường mạng di động, và gần như đã áp giá cho cuộc chơi.
Giá cước của MobiFone và VinaPhone hiện nay là: 1,180 đồng/1 phút (gọi nội mạng); 1,380 đồng/1 phút (gọi liên mạng). Tin nhắn SMS, nội mạng là 290 đồng/ 1 tin nhắn và liên mạng là 350 đồng/ 1 tin nhắn. Giá của Viettel đắt hơn hai nhà mạng trên là 10 đồng.Điều đáng nói của các ông lớn nhà mạng trên là việc quản lý đầu số giá trị gia tăng, cách tính cước 3G và những dịch vụ “trời ơi đất hỡi”... bỗng nhiên rơi xuống đầu khách hàng.
Ba nhà mạng trên cho thuê nhiều đầu số dịch vụ, theo ước tính khoảng 400 đầu số.
Nếu như trước kia, lâu lâu có khách hàng nhận được tin nhắn trên điện thoại di động của mình,dòng tin: “Chúc mừng bạn, bạn đã được tặng số tiền... vào tài khoản. Xin gởi tin nhắn về số 1900xxx, để được nhận tiền.” Khổ chủ làm theo, và kết quả là chả hề được đồng xu nào vô tài khoản mà bị trừ ngay tiền cước 15 ngàn đồng. Nhiều người bị lừa, phản ánh lên nhà mạng thì được hứa sẽ xem xét và hứa... rằng... thì... là, sẽ có biện pháp.
Có kiểu tinh vi hơn, như tin nhắn: “Có người tên T, thầm để ý bạn đã lâu, nay gởi tặng bạn một bài hát cùng với lời tâm sự. Bạn gọi số 1900xxx, để nhận quà tặng, cùng lời nhắn.” Nếu ai tưởng thật, gọi đi sẽ bị trừ tiền bởi đầu số trên là đầu số kinh doanh dịch vụ.
Đểu hơn, có tin nhắn: “Hãy xem lại hạnh phúc gia đình mình đi. Muốn biết chân tướng của sự thật, hãy hỏi cô vợ trẻ đẹp của mình về nhà nghỉ X...” Nổi máu Trương Phi, anh chồng bấm gọi ngay cho số vừa nhắn tin. Càng gào lâu thì đầu số dịch vụ càng thu được nhiều tiền. Có lẽ bọn kinh doanh dịch vụ “đểu” này có nghiên cứu binh pháp của Tôn Tử rất kỹ.
Tệ hơn, thời của Smartphone, dịch vụ 3G thu vô tội vạ, vì chưa “chuẩn” được hệ đo lường. Kể cả khách hàng đã quá sợ tốn cước đã tắt luôn 3G vẫn bị thu như không có gì xảy ra.
Một ông giám đốc công ty luật kêu oai oái,vì bị thu tiền phí một loại dịch vụ mà ông không hề đăng ký. Nhân viên nhà mạng giải thích là vì ông giám đốc luật đã “vô tình” kích hoạt đăng ký dịch vụ tự động và tổng đài (cũng tự động) đã “ok” vậy là ông giám đốc phải trả tiền.
Bạn bị mất tiền oan, có quyền gọi về tổng đài của nhà mạng để “đòi công lý.” Bạn sẽ được nghe tiếng nói rất ư là ngọt ngào từ tổng đài: “Để em giải thích...” Nghe một hồi bạn sẽ càng thêm... điên máu. Đến khi xem lại tiền trong tài khoản, thì mới thấy để đòi “công lý” cho 50 ngàn đồng, bạn đã “toi” thêm mất 200 ngàn đồng nữa. Là vì, mỗi lần “để em giải thích” tổng đài lại nhẹ nhàng móc túi lấy thêm tiền cước của bạn.
Khi ba nhà mạng tương tác trong thế độc quyền, thì họ nói theo kiểu gì mà chả ra... tiền!
Văn Lang/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét