Ads 468x60px

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Tiến Sĩ khoa học - Giảng viên đại học bị kỷ luật vì lên Facebook kêu oan

Thầy giáo Doãn Minh Đăng.
Vina
Mấy ngày qua báo chí trong nước cũng như mạng xã hội Facebook dường như đang nóng lên bởi sự kiện ở trường Đại Học Công Nghệ - Kỹ Thuật Cần Thơ (CNKTCT): tiến sĩ – nhà khoa học – giảng viên của trường bị kỷ luật vì đã lên mạng xã hội Facebook kêu oan.
Anh Doãn Minh Đăng, từng được học bổng làm nghiên cứu tiến sĩ ngành khoa học điện – điện tử ở Hà Lan. Sau thời gian dài học tập và tốt nghiệp tiến sĩ ở Hà Lan, với lòng nhiệt quyết và yêu nước, anh đã quyết định trở về quê nhà Cần Thơ dạy học ở trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ với chức vụ phó trưởng khoa Điện - Điện tử - Viễn thông. Nhưng một sự thật đáng buồn là trong thời gian ngắn làm việc tại trường Đại Học Công Nghệ Kỹ Thuật Cần Thơ với tư cách là một tiến sĩ, một nhà khoa học anh Đăng đã bị chèn ép và đối xử rất bất công vì anh đã từ chối việc nhận chức quyền, từ chối việc làm Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Với những nỗi bức xúc, dằn xé trong thâm tâm sâu kín của một người có tài có tâm đang phải sống và làm việc trong một bộ máy quản lý "không chịu phát triển", trì trệ và tiêu cực, anh Đăng chỉ mong một lần được bày tỏ ý kiến của mình trước dư luận. Anh Doãn Minh Đăng đã đăng tải trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook của mình một file dữ liệu do chính anh viết, trong đó trình bày rõ ràng mạch lạc, các sự kiện, vấn nạn, kèm theo chứng cứ cụ thể đã và đang diễn ra ở trường Đại học CNKTCT. Cá nhân tôi, tối rất ấn tượng với cách viết rõ ràng, liêm chính, trình bày quan điểm cá nhân chú quan của anh Doãn Minh Đăng trong biên bản. Và quả thật, nếu bỏ chút thời gian để ngồi tìm hiểu về thông tin cá nhân của anh Đăng, chắc cũng không khó để biết được rằng thành tích nghiên cứu khoa học của anh ở các hội nghị khoa học tại các nước châu Âu trong những năm vừa qua qua các buổi thuyết trình, những luận án, và những cuộc thi trao đổi tài năng khoa học. Nếu quyết định làm việc và định cư ở nước ngoài thì có lẽ anh ấy sẽ là một ứng viên sáng giá cho những nghiên cứu khoa học hay cùng lắm là một tiến sĩ – giảng viên trong một trường đại học nổi tiếng náo đó chứ không phải dùng đến mạng xã hội Facebook để bày tỏ nỗi bức xúc của mình. 
Ông Dương Thái Công
Tóm tắt về vụ việc mà anh Doãn Minh Đăng đã viết và trình bày là như sau: Giữa tháng 3/2015 anh Đăng được mời đi dự một hội nghị khoa học của Đức diễn ra ở Hà Nội , vì anh không có báo cáo luận án hay trình bày luận văn gì của cá nhân mình trong hội nghị, nên anh cũng không xin hỗ trợ kinh phí từ Trường Đại Học Công nghệ Kỹ Thuật Cần Thơ. Anh Đăng đã tham dự hội nghị trong vòng một tuàn bằng cách tự túc lo kinh phí. Anh Đăng bảo là đã báo cáo với Trưởng khoa Điện - Điện tử - Viễn thông, nơi anh Đăng đang công tác giảng dạy để xin phép nghỉ một tuần chứ không phải tự tiện nghỉ việc đi. Điều này cho thấy anh Đăng là một người có nhiệt huyết và lòng đam mê khoa học. Nhưng đến cuối tháng 3/2015 thì ban giám hiệu nhà trường bắt đầu “kiếm chuyền” và gây khó dễ cho anh Đăng. Ban giám hiệu nhà trường bắt buộc anh phải trình báo chi tiết, ngày giờ cụ thể về buổi hội nghị khoa học mà anh được mời đi tham dự ở Hà Nội. Anh Đăng không đồng ý với yêu cầu đó. Tôi cảm thấy thật nực cười khi ban giám hiệu nhà trường không bỏ một đồng khinh phí nào để anh Đăng có thể đi từ Cần Thơ ra tận Hà Nội tham dự buổi hội nghị nhưng lại bắt buộc anh phải làm báo cáo chi tiết cụ thể như thế. Sau đó ban giám hiệu trường đại học CNKTCT còn đem những chuyện quá khứ ra để phê phán tinh thần kỉ luật của anh Đăng như một cách xúc phạm danh dự và nhân phẩm của anh. Đặc biệt, ông Dương Thái Công – hiệu trưởng trường Đại Học CNKTCT đã chỉ trích anh trước dư luận rằng anh Doãn Minh Đăng là người bất thường, tâm lí bất thường, và thậm chí “có vấn dề về thần kinh" vì ban giám hiệu nhà trường đã đề cử anh Đăng làm phó hiệu trưởng và đề cử làm Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng anh Đăng một mực từ chối chức vụ phó hiệu trưởng cũng như gia nhập Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam vì anh chỉ muốn dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu khoa học để cống hiến sức lực cũng như thành quả của mình cho quê hương đất nước, và cho thế hệ học trò sau này. Tôi chẳng biết đạo đức con người của ông Dương Thái Công một vị hiệu trưởng trường đại học ở Việt Nam đã tha hóa đến tận đáy xã hội hay chưa khi buông những lời mạt sát chỉ trích người khác là “có vấn đề về thần kinh” khi họ từ chối nhận chức quyền, từ chối việc làm Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự việc chưa dừng ở đó, đến đầu tháng 4/2015 thì ban giám hiệu trường Đại Học CNKTCT quyết định tạm ngưng chức phó trưởng khoa Điện - Điện tử - Viễn thông của anh Đăng. Vì không biết bảy tỏ nỗi bức xúc của mình như thế nào trước dư luận, anh Đăng dùng đến mạng xã hội Facebook và Google để liên kết và trình bày nỗi bức xúc của mình . Ấy thế mà ông Dương Thái Công – hiệu trưởng trường Đại học CNKTCT lại cho rằng anh Đăng vi phạm Điều 19 Luật Viên chức vì “Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.” Nếu đọc hết thư trình bày sự việc của anh Đăng, có lẽ mọi người đều nhận ra rằng anh Đăng không dùng một lời lẽ nào xúc phạm đến bất cứ ai, nhưng cuối cùng một người có tâm có tài như anh lại bị chèn ép và bị ông Dương Thái Công, chính người lên tiếng xúc phạm mình lại một lần nữa vu khống, tố cáo mình trước dư luận. Hệ quả sau cùng là anh Đăng bị cách chức chuyên môn, và điều động sang làm nhân viên Phòng đào tạo của trường từ tháng 11/2015. Tất cả mọi người trong trường đều thấy đây là một hình thức hạ nhục giảng viên mà ông hiệu trưởng đang ra sức trả thù anh Đăng.
Trong thư trình bày được chia sẻ qua phần mềm Google trên trang mạng xã hội cá nhân Facebook của mình, anh Đăng đã tóm lược ba vấn nạn của trường Đại Học CNKTCT như sau:
- Tôi bị gây khó dễ trong việc tham gia hoạt động khoa học.
- Tôi phản ứng và đòi hỏi một tinh thần làm việc minh bạch, công bằng đối với người làm khoa học trong trường.
- Lãnh đạo nhà trường không giải quyết trực diện những khúc mắc tôi nêu ra, mà dùng cách bưng bít thông tin để đối phó.
Thiết nghĩ, các trường đại học ở Việt Nam lúc nào cũng leo lẻo nói rằng họ thiếu người tài, luôn chào đón nhân tài trở về quê hương để làm việc, nhưng khi một tiến sĩ khoa học tu nghiệp ở đất nước Hà Lan trở về quê nhà như anh Đăng lại bị đối xử bất công, chèn ép, mang nhiều nỗi bức xúc vì không được tự do tham gia nghiên cứu khoa học đến mức bị cách chức công việc chuyên môn như thế thì liệu những người tài có còn nuôi mơ ước được trở về cống hiến sức lực của mình cho quê hương đất nước hay không? Như trường hợp của anh Đăng bây giờ, dù đang được sống và làm việc ở quê nhà Cần Thơ, nhưng có lẽ trong thời gian tới, anh sẽ không được sống yên thân với niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mình, anh sẽ phải rời bỏ trường Đại Học CNKTCT, từ bỏ ước mơ của bản thân mình bởi những kẻ đang lạm dụng chức quyền. Chẳng hiểu nỗi cái hệ thống nhà nước gì mà thấp kém, ngu xuẩn và hèn hạ đến mức đi hại những người hiền tài như ở Việt Nam hiện nay. Đối với người bị hại (hay nạn nhân) thì họ không có tiếng nói. Báo chí trong nước lại không được phép đăng những bài viết giải trình của họ. Còn ở trường đại học thì theo cái truyền thống "kiểm điểm" trước hội đồng, nên ít ai dám ra mặt ủng hộ hay lên tiếng, nêu ý kiến của cá nhân mình. Vì vậy ở Việt Nam, một khi cái hệ thống cường quyền của những Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam quyết định đày đoạ ai đó, thì khả năng rất cao là nạn nhân chỉ bị đè bẹp và thân bại danh liệt, dù đó là một người hiền tài của đất nước.
Câu chuyện của anh Doãn Minh Đăng, một tiến sĩ khoa học tu nghiệp ở Hà Lan, một giảng viên đại học có tâm có tài, muốn cống hiến sức lực và tài năng của mình cho quê hương đất nước nhưng lại mang trong lòng nỗi bực tức chắc chắn không mới và cũng chưa phải là chuyện sau cùng về những người có tài ở xã hội Việt Nam. Những người có tài sau khi học tập và tu nghiệp ở nước ngoài, sau khi về Việt Nam thì bị loại ra khỏi hệ thống chính quyền, không được phép làm việc với sự sáng tạo và phát triển tài năng của mình, bị đối xử một cách bất công, chèn ép bởi những kẻ có chức có quyền, tự mang danh là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thiết nghĩ những người hiền tài, có tâm huyết cống hiến sức lực và đóng góp tài năng cho quê hương đất nước, nếu đã có điều kiện học tập và tu nghiệp ở nước ngoài, hãy suy nghĩ kỹ về tương lai mình trước khi quay trở lại quê hương Việt Nam để làm việc. Không nhất thiết phải quay trở về quê nhà mới thật sự là cống hiến cho quê hương đất nước khi đất nước và xã hội Việt Nam đang tồn tại dưới một sự cai trị độc quyền bất công như thế.
Vina

0 nhận xét:

Đăng nhận xét