Biểu tình trước Tòa án bênh vực chị Cấn Thị Thêu - Ảnh minh họa |
Tôi
dùng từ anh hùng để gọi chị Cấn Thị Thêu mà không phải băn khoăn. Không
có gì quá đang khi gọi chị là anh hùng. Với dân oan, chị là đại diện
cho quyền lợi, ý chí của họ chứ không phải là đảng, nhà nước nào hết.
Ngược lại, đảng, nhà nước chính là kẻ cướp bóc đất đai của họ, đẩy họ
vào cảnh cùng quẫn. Với anh em đấu tranh, hoạt động trong các hội nhóm
xã hội dân sự độc lập, chị là tấm gương của lòng hy sinh, quả cảm, có uy
tín và biết tổ chức quần chúng.
Không có chuyện gây rồi trật tự công cộng, chỉ là muốn thì bỏ tù
Nhà
cầm quyền biết rõ vai trò, uy tín của Cấn Thị Thê lắm. Chẳng có chuyện
gây rối trật tự gì ở đây hết. Chỉ đơn giản là nhà cầm quyền bỏ tù chị để
dễ bề cướp đất đai của nông dân mà thôi.
Một
phiên tòa có tới 4 luật sư bào chữa cho bị cáo. Luật sư đã chứng minh
chị vô tội. Nhưng những bài bào chữa chắc chắn và mạnh mẽ tuy dồn được
quan tòa vào thế bí nhưng việc tuyên như thế nào thì họ cứ tuyên. Bài
của họ là lờ đi, "không thèm" tranh luận. Những người quan tâm theo dõi
vụ án đều nhận thức vẫn là án bỏ túi mà thôi. Không riêng gì những vụ án
mang tính chính trị, ở đất nước này, nhiều vụ án khác cũng được chuẩn
bị sẵn lời tuyên án do cấp trên, do đồng tiền hoặc những thế lực khác
thao túng.
Hy
vọng chị Thêu được thả tại tòa, hy vọng một án treo hay một án biết
điều nào đó đều là mong muốn của mọi người dù đó là hy vọng mong manh.
Và chỉ đợi thông tin về kết quả phiên tòa, mọi người xô cả đến con đường
vào tòa, nơi đoàn xe được huy động đến tòa sẽ đi ra, phẫn nộ hô khẩu
hiệu, la hét và cả những tiếng chửi bới. Những người ngồi trên xe đều
hiểu, thông điệp của đám đông lúc ấy là gì, họ đang té vào mặt các quan
tòa, vào mặt ngành công an, tư pháp, tòa án những gì.
Bên ngoài tòa
Hàng
trăm dân oan và những người hoạt động xã hội dân sự độc lập đã đến vì
chị Cấn Thị Thêu. Bà con Dương Nội đi từ 5 giờ sáng. Đến nơi còn rất
sớm. Nhưng có khoảng 50 người bị bắt ngay từ đầu đường Chùa Láng, phía
nối vào đường Nguyễn Chí Thanh, khi còn lâu phiên tòa mới khai mạc. Có
một điều oái oăm là, cả hai con trai của chị Thêu là Trịnh Bá Phương và
Trịnh Bá Tư cũng bị bắt đi , trong người Phương còn mang theo 3 giấy
mời. Nghĩa là mời người ta đến dự tòa nhưng là để bắt.
Vợ
chồng tôi đi từ nhà từ sớm nhưng đường kẹt xe, mãi 8 giờ mới đến được
157B phố Chùa Láng. Thấy biển chỉ vào tòa án, tôi rẽ tiếp 100 mét nữa
thì gặp một hàng rào chắn, dày đặc công an và dân phòng. Khoảng hơn chục
bà con dân oan và anh em khác đang bị chặn trước barie. Một cô phóng
viên hãng AFP định vào tham dự phiên tòa cũng bị chặn lại, đang ngơ ngẩn
trước chốt canh.
Tôi
thản nhiên đi vào nhưng bị hỏi giấy mời. Tất nhiên là không có nên phải
quay ra. Tôi đứng giữa đường, hướng thẳng vào đám công an và dân phòng
quay video. Được vài phút, một cậu thanh niên đi ngang qua nói nhỏ :
"Chú đừng quay, họ cướp máy đấy". Tôi nghĩ đó là người của công an nhưng
kệ, tiếp tục quay thêm 1 lúc nữa.
Biểu tình bênh vực Cấn Thị Thêu trước trạm gác của tòa án.
Số
đứng ở lối rẽ vào tòa, ngoài phố Chùa Láng thì đông hơn. Tôi chợt nghĩ,
mọi người tập trung ở đây sẽ tốt hơn vì rất tiện truyền tải thông điệp
cho người đi đường. Tôi gọi điện vào bảo mọi người ra hết phía ngoài.
Lại nhớ đến phiên xử phúc thẩm Lê Quốc Quân. Khi nghe tin anh bị ngất
tại tòa, mọi người phẫn nộ ào vào phá vỡ hàng rào chắn, công an phải
chống lại rất vất vả. Cuối cùng, hàng rào công an được củng cố, họ còn
điều thêm nhiều xe tải dài chắn mặt đường Nguyễn Chí Thanh thành ra
chúng tôi bị cô lập ở giữa. Người đi đường không còn nhìn thấy chúng tôi
cũng như không biết chúng tôi hô gì, hát gì, bên trong có chuyện gì ?
Vậy
là khoảng 100 con người tập trung ở ngoài phố Chùa Láng. Bây giờ tôi
mới nhận ra nhiều gương mặt mới. Người ở các tỉnh thành khác có mặt rất
nhiều. Một số anh em ở Sài Gòn ra. Một số bà con ở các tỉnh phía Nam
cũng như phía Bắc cũng có mặt như Đồng Nai, Long An, Tuyên Quang, Hải
Phòng, Thanh Hóa. Ngoài bà con Dương Nội, có dân oan ba miền đang tá túc
xung quanh trụ sở tiếp dân trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm nhiều chục năm
nay để khiếu kiện.
Quả
là ở ngoài phố, hiệu quả truyền tải thông tin rất thuận lợi. Người đi
đường qua, đều cho xe chạy chậm lại, thậm chí dừng hẳn tìm hiểu xem có
chuyện gì. Mỗi người lại là một tuyên truyền viên giải thích cho họ.
Những tiếng hô vang dội cả một đoạn phố. Hô to và khỏe nhất là Trần
Phương Yến. Có người đi đường biết chuyện liền chạy đi mua tặng chúng
tôi 2 hộp nước uống.
Biểu tình đòi người trước số 6 Quang Trung Hà Đông
Sau
khi phiên tòa kết thúc, đón xe xử án để đả đảo, chúng tôi ăn vội chút
buổi trưa rồi cùng bà con dân oan đến đồn công an số 6 Quang Trung để
đòi người. Mặc dù phiên tòa đã kết thúc lúc 12h15 nhưng chúng vẫn nhốt
bà con trong đồn không chịu thả.
Màn
đánh người ít khi thiếu trong mỗi cuộc biểu tình hay mỗi phiên tòa mang
màu sắc chính trị. Với công an, có lẽ nếu không được đánh, chúng cảm
thấy bứt rứt chân tay. Hai con của chị Thêu ít khi thoát trong mỗi lần
khủng bố. Lần này thì đến lượt Trịnh Bá Tư. Tư phẫn nộ kể anh bị công an
đấm đá vào bụng, vào bộ hạ, siết cổ, dọa giết. Một dân oan khác bị
ngất. Mai Phương Thảo bị một tên an ninh dồn vào góc tường định cướp
đồ, bắt lột đồ và cướp balô. Chỉ đến khi Thảo tuyên bố sẽ đập đầu vào
tường thì nó mới thôi.
Cuối
buổi chiều, "Sau khi thả hết số bà con bị bắt từ sáng sớm chúng bắt đầu
tính tội những người đi đòi người. lúc này khoảng 4 giờ chiều. Chúng
xông vào đám đông bắt bớ, xô đẩy, giằng co và đánh đập. Chúng nhằm vào
những người mà chúng để ý từ trước và bắt đi 3 người là Trần Phương Yến
(facebooker Nam Phương), Phùng Thế Dũng (nick Dung The Phung) và Đặng
Phương Bích.
Trần Phương Yến can tội hô khẩu hiệu to và khỏe nhất, chúng gọi cô là "quản ca".
Phùng
Thế Dũng anh không hô gì nhưng rất cần mẫn ghi hình. Buổi sáng trại
trạm barie, anh đang ghi hình thì bị chúng đến gây sự cấm quay chụp.
Dũng bị đánh rất đau.
Đăng Phương Bích "can tội" lớn tiếng phản đối bắt bớ đánh người và không chịu đi theo lênh giải tán của chúng.
Trên
mạng, các facebooker đã điểm mặt, đưa hình ảnh kèm theo tên tuổi của ít
nhất 5 tên công an tham gia đánh người ở đồn công an số 6 Quang Trung.
Vài mẩu chuyện vụn :
Chiêu mới của công an
Một
chiếc xe gắn loa được điều đến. Lái xe cho hú còi rền rĩ để át đi tiếng
hô của bà con. Không biết chiêu này, công an Hà Nội đã áp dụng ở đâu
chưa hay là lần đầu tiên họ mang ra thử nghiệm. Có điều là bằng thủ đoạn
này, chính công an mới là kẻ gây rối trật tự công cộng. Xin ghi lại một
đoạn video để bạn đọc dễ hình dung :
Chuyện lạnh người
Hỏi chuyện dân oan Dương Nội, facebooker Lân Tường Thụy nghe được một câu chuyện như sau :
"Trong
lúc ngồi chờ nghe bà con Dương Nội kể chuyện mà mình cảm thấy lạnh toát
cả người. Họ kể rằng sáng hôm cưỡng chế đất Dương nội, có gia đình có
cháu bé mới sinh bị chết, họ mới chôn con trên mảnh đất của gia đình. Bố
của đứa trẻ quỳ xuống xin cho họ đến chiều để bốc mộ con đưa đi chỗ
khác chôn mà chính quyền không nghe vẫn cho máy ủi cày tung mộ và chỉ
còn nhìn thấy cái khăn đậy mặt của cháu bé. Tay lái máy ủi hoảng quá
liền bỏ chạy".
Facebooker này chia sẻ : "Thật
không thể tưởng tượng nổi. Lúc này mình viết mà vẫn cảm thấy rùng mình
kinh sợ. Những kẻ bất chấp lương tâm nhất định sẽ bị quả báo".
Dư luận viên cao tuổi
Dư luận viên cao tuổi
Tại
trạm barie chắn lối vào tòa, thấy xuất hiện một bà chừng ngoài 80 tuổi.
Thoạt đầu tôi tưởng bà ta là dân oan nhưng thấy lúc sau lại được ngồi
ghế cùng với đám dân phòng đang ngồi canh ở đấy. Bà ta luôn giải thích
cho mấy bác dân oan rất hăng hái : phải có tội thì người ta mới đem ra
xử chứ. Đòi dân chủ phải có bằng chứng chứ không được dân chủ là nói
bừa. Mấy bác dân oan nói với nhau không biết bà này có được cái gì không
mà đi tuyên truyền những lời trái với lương tâm và đạo đức của một
người bình thường.
Cũng không rõ bà ta được giao nhiệm vụ hay là "quần chúng tự phát".
"Thấy cảnh bất công này, tôi không chịu được !"
Tôi mà có súng, tôi bắn chết hết mẹ bọn chúng.
Lã
Việt Dũng gọi cho tôi : Ở đấy có một bác đi xe lăn, anh nhìn thấy chưa ?
Thấy rồi. Thương binh thật đấy, không phải mật vụ đâu, anh quan tâm đến
bác ấy cái nhá.
Tôi đến hỏi chuyện anh mấy câu, vì tình hình lúc ấy phải tính nhiều chuyện không nói được nhiều.
Đặng Phương Bích hỏi :
- Bác là dân oan à ?
-
Không, tôi chả có gì oan ức cả, nhưng tôi thấy cảnh bất công này thì
tôi không chịu được. Chúng nó khốn nạn quá. Dân hy sinh tất cả cho chúng
nó giành được quyền lực, để giờ chúng quay ra cướp của dân thế này đây.
Không ! Chúng còn khốn nạn hơn cả bọn cướp. Tôi xem clip chúng đánh
người để cướp đất, khốn nạn quá. Tôi không thể tin rằng đó là sự thật.
Mẹ kiếp, tôi mà có súng, tôi bắn chết hết mẹ bọn chúng.
Không thể dập tắt phong trào đấu tranh bằng tù đày và bạo lực
Sau
khi nhận được thông tin chị Cấn Thị Thêu bị tòa án cộng sản tuyên án 20
tháng tù, nhiều dân oan bật khóc. Những tiếng nấc nghẹn thương chị,
hiểu thấu sự hy sinh của chị. Không còn niềm tin gì ở chế độ này. Tất cả
những người đến ủng hộ chị đều khẳng định chị không có tội, dù tội đối
so với luật pháp cộng sản và so với lương tâm, công lý. Nhưng chị vẫn bị
kết án tù vì hệ thống tư pháp ở Việt Nam đâu có đại diện cho công lý.
Nghe tin chị Thêu bị kết án 20 tháng tù, nhiều người bật khóc
Cấn
Thị Thêu, người con kiên trung của nông dân bị cướp đất Dương Nội. Nhà
cầm quyền biết rõ tầm vóc của chị, biết rõ ảnh hưởng của chị đối với bà
con Dương Nội nói riêng và dân oan ba miền nói chung. Vì vậy, chị vừa
mới ra tù mới hơn một năm, họ đã phải bắt chị nhốt trở lại. Lần trước,
mặc dù cả chị và chồng chị là anh Khiêm đều bị bắt đi tù, sức đấu tranh
của nông dân Dương Nội không phải vì thế mà suy giảm. Nhưng họ chỉ còn
cách đó. Thay vì sửa sai, họ lại cay cú bắt chị vào tù. Lợi ích từ việc
cướp bóc đất đai của nông dân lớn quá nên họ không còn tỉnh táo mà dấn
sâu thêm vào tội ác. Họ đang minh chứng cho những hiện tượng đã từng
diễn ra trong lịch sử mà người ta gọi là ngày tàn của bạo chúa.
(Người viết không có tham vọng đề cập tất cả mọi diễn biến ngoài phiên tòa)
Nguyễn Tường Thụy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét