Ads 468x60px

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Cây sanh 200 tuổi thành di sản văn hóa

Cây sanh gốc rễ sum suê trở thành di sản văn hóa.
(Hình: VNExpress)
Một cây sanh được trồng sau bức trấn trước cửa đền Lưu Xá thuộc tỉnh Thái Bình trên 200 năm nay, vừa được coi là di sản văn hóa của nước Việt Nam.
Ðây là một trong số 500 cây cổ thụ được công nhận di sản văn hóa tại Việt Nam hôm 17 tháng 11, 2013.
Theo báo mạng VNExpress, cây sanh 200 tuổi nói trên có 13 cành chính, tán xòe ra chung quanh rộng gần 300 thước vuông. Chiều cao cả thân cây lên đến 2.85m. Trước đó có người đã trả giá cây sanh này đến chục tỉ đồng.
Cây sanh nói trên đã được trồng trước đền Lưu Xá thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Người dân trong vùng cho rằng cây sanh có hình giống một chiếc lọng, che chở đền Lưu Xá, vừa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Ngôi đền đã được xây dựng hàng trăm năm nay để thờ một vị quan phò tá một vua nhà Lý lên ngôi. Vị quan đại thần này đã qua đời gần 1,000 năm nay.
Theo ông chủ tịch Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam, cây sanh đền Lưu Xá là một trong những cây sanh có thế đẹp “độc nhất vô nhị” tại tỉnh Thái Bình. Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trường Việt Nam còn cho rằng, trên 500 cây cổ thụ khác cũng được công nhận là di sản Việt Nam.
Trong số này, có một số cây cổ ở Hà Nội, gồm cây sanh ở đình Nhật Tân, cây si ở phủ Tây Hồ cùng với cây cổ thụ ở xã Yên Bái và cây lộc vừng ở xã Châu Sơn, huyện Ba Vì... Ðặc biệt là cây lộc vừng này có đến hai thân quý hiếm tại Việt Nam.
Trong số các cây cảnh được công nhận di sản văn hóa Việt Nam còn có 5 cây thị trị giá bạc tỉ. Cả năm cây thị này của ông Lê Minh Thưởng trồng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đã được tặng danh hiệu “Cây di sản Việt Nam” từ tháng 8 năm 2011. (P.L.)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét